Quan niệm sai lầm khi ăn trứng
Trứng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Để phát huy hiệu quả của trứng hãy tránh những quan niệm sai lầm sau:
Trứng gây hại gan
Nhiều người vẫn cho rằng trứng gà khó tiêu và gây gánh nặng lên gan. Tuy nhiên theo các bác sỹ thì hàm lượng các chất phospholipid cao trong trứng giúp gan đào thải các độc tố tốt hơn.
Với những người bị bệnh gan, bác sỹ khuyến cáo không nên ăn trứng có maionese hoặc trứng ốpla rán bằng dầu bơ.
Chất cholesterol trong trứng có gây hại
Thực tế thì chất cholesterol trong trứng khác với cholesterol có trong một số loại thực phẩm khác.
Cholesterol được hình thành do lượng chất béo dồi dào mà thành phần này trong trứng lại không nhiều (trong trứng, cứ 5g chất béo thì chỉ hình thành 1,5g chất cholesterol). Mức độ có hại do các chất béo này được bù đắp bởi các chất dinh dưỡng có ích, trong đó có cả các chất phospholipid có chức năng làm giảm lượng cholesterol.
Như vậy, mỗi ngày ăn 1-2 quả trứng không những đảm bảo an toàn, mà còn có lợi cho sức khỏe.
Lòng đỏ trứng có màu đỏ tươi bổ hơn màu vàng
Video đang HOT
Thực tế thì màu sắc của lòng đỏ trứng do thức ăn của gia cầm quyết định chứ không có ý nghĩ về mặt giá trị dinh dưỡng.
Ở các vùng nông thôn, người ta cho gia cầm ăn loại cây tầm ma băm nhỏ, còn trong các trang trại gia cầm, người ta cho ăn các loại phụ gia thực phẩm.
Trứng tăng cường sinh lực nam giới
Dù nhiều người cho rằng trứng có khả năng tăng cường sinh lực nam giới thì các chuyên gia sức khỏe lại cho rằng chưa phát hiện ra bất cứ chất gì trong trứng có tác dụng đối với sinh lực nam giới.
Vỏ trứng màu nâu ngon hơn
Có ý kiến lầm tưởng rằng, trứng có vỏ màu nâu đà sẽ ngon hơn màu trắng. Tuy nhiên, màu sắc của trứng do giống gà quyết định. Trứng màu sạm đen có giống gà mẹ từ châu Á, còn màu sáng thì có giống gà từ châu Âu.
Trứng gây ra bệnh khuẩn Salmonella
Không phải trong trường hợp nào ăn trứng cũng bị lây bệnh khuẩn Salmonella. Bởi trong nhiệt độ cao vi khuẩn của bệnh này sẽ bị trừ khử. Tốt nhất hãy rửa trứng trước khi chế biến bằng xà phòng và đun nấu trứng kỹ trước khi ăn.
Lưu ý bạn khi rán trứng cần phải rán kỹ , còn trứng luộc thì phải luộc sôi ít nhất 8 phút. Khi đó, để vỏ trứng không bị nứt, trước khi luộc có thể hòa vào nước một ít dấm hoặc muối. Việc ăn trứng lòng đào không bổ dưỡng như mọi người vẫn nghĩ mà ngược lại, bạn có thể mắc bệnh khuẩn Salmonella.
Theo Phununews
Trẻ ăn trứng như thế nào là đúng cách?
Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng).
Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm...
Giá trị dinh dưỡng của trứng
Ths.Bs Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt: 70g (cả vỏ). Nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, virtamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.
Ăn trứng rất bổ dưỡng nhưng phải ăn đúng, ăn đủ. Ảnh minh họa.
Lượng trứng nên cho trẻ ăn
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau:
- Trẻ 6 - 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2 - 3 lần/tuần
- Trẻ 8 - 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 - 4 bữa trong 1 tuần.
- Trẻ 1 - 2 tuổi: nên ăn 3 - 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Cách chế biến trứng tốt nhất
Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, ăn nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn... Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%.
Cách luộc trứng đúng: cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần, khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ trứng không bị vỡ. Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.
Cách chế biến trứng cho trẻ tùy theo tháng tuổi:
Trẻ 6 - 12 tháng: nên cho ăn bột trứng, cách nấu bột trứng: nấu chín bột mới cho trứng vào, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.
Trẻ 1 - 2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.
Theo Vnmedia
9 quan niệm sai lầm khi ăn trứng Trứng là một món ngon, bổ dưỡng và rất dễ ăn, dễ chế biến. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách sẽ gây hiệu quả trái ngược, thậm chí có hại cho sức khỏe. Dưới đây là 9 quan niệm sai lầm khi chế biến món ăn từ trứng mà bạn nên tránh. 1.Cho đường vào trứng Cách làm này khiến protein...