Quan niệm ‘không học thêm là không thể giỏi được’
TS Trần Nam Dũng chia sẻ, hiện nay nhiều gia đình có điều kiện thường không tiếc tiền đầu tư, tìm cho con mình những thầy cô giáo giỏi nhất để học thêm.
Ngày nay, chuyện học hành của con cái luôn là mốiquan tâm lớn của các bậc phụ huynh học sinh. Những gia đình có điều kiện thường không tiếc tiền để đầu tư cho con cái, tìm cho con mình những thầy cô giáo giỏi nhất để học thêm.
Điều này có những hiệu quả tích cực nhất định. Thầy cô giáo dạy kèm, dạy thêm sẽ có điều kiện để giải thích, rèn kỹ năng kĩ hơn so với các thầy cô ở trên lớp chính khóa, vốn có số tiết dạy khá eo hẹp và phải lo cho cả một lớp 40-50 học sinh. Đâu đó còn xuất hiện quan niệm: “Không học thêm là không thể giỏi được”.
TS Trần Nam Dũng.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp học sinh học thêm rất nhiều nhưng vẫn không giỏi, thậm chí có dấu hiệu dừng lại và đi xuống. Trong khi có học sinh không học thêm hoặc học thêm rất ít lại có những tiến bộ không ngừng. Có điều gì mâu thuẫn ở đây, tại sao học nhiều lại không giỏi bằng học ít?
Điều quan trọng không phải là học bao lâu, mà là học bao sâu.
Câu trả lời là: Kết quả học tập không tỷ lệ thuận với thời lượng học. Nó có phụ thuộc, nhưng không phải học càng nhiều càng giỏi. Học nhiều mà học nhồi nhét, học thụ động không thể bằng tự học dưới sự hướng dẫn, giải thích, gỡ rối của thầy. Descartes – Nhà toán học và vật lý học nổi tiếng người Pháp, ông tổ của tư duy khoa học và phương pháp – từng nói “Để cải thiện trí óc, ta cần học ít, thấu hiểu nhiều”.
Như vậy ở đây cái ta cần là sự thấu hiểu, chứ không phải những kiến thức, quy tắc, công thức máy móc. Học sinh đi học thêm quá nhiều sẽ không còn thời gian tự học, nghiền ngẫm, cho nên dù học nhiều mà toàn là nhớ kiến thức và suy luận của người khác, không có gì là của mình. Với cách học như thế, chẳng may trúng bài quen có thể làm rất nhanh, nhưng chỉ cần ra bài lạ một chút, phát biểu khác đi một chút là không xoay sở được. Đặc biệt với cách học thụ động, khi đi làm cũng sẽ không xử lý được các tính huống phát sinh trong công việc, trong cuộc sống.
Vì thế, các phụ huynh cần hết sức cân nhắc trong việc sắp xếp học thêm cho con. Làm sao để có thời gian cho con tự học, vì tự học vẫn là cách học tốt nhất, hiệu quả nhất và quan trọng nhất. Có thầy để hướng dẫn thêm, giải quyết cho con em mình những khó khăn, khúc mắc là tốt, nhưng đừng để thầy học thay cho con mình. Đặc biệt, đừng “chạy đua vũ trang”, thấy con người khác học thầy B, cô C cũng cố xin học cho bằng được. Vì cuối cùng, nhân vật quan trọng nhất trong chuyện này chính là con em chúng ta, chứ không phải thầy này hay thầy kia.
Video đang HOT
TS Trần Nam Dũng: Một người đam mê bộ môn Toán học và Triết học, có hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy chuyên Toán. Huấn luyện viên trưởng đội tuyển Toán trường Phổ thông Năng khiếu (1997-2003).
Ông đạt giải nhì Toán Quốc tế năm 1983 tại Paris và được nhiều bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, TW Đoàn, Bộ trưởng Bộ GD, Chủ tịch UBND TP HCM, Giám đốc ĐH Quốc gia, Hiệu trưởng ĐH Tổng hợp Quốc gia Matxcova, Hiệu trưởng ĐH Khoa học Tự nhiên.
TS Trần Nam Dũng đang kết hợp cùng Zuni xây dựng chương trình học dành cho HSG bằng phương pháp Hàm Thụ Toán Học 2.0.
Theo Zing
TP HCM: Ngày học ở trường, tối đến nhà giáo viên... học tiếp
Cả ngày học chính khóa ở trường, tối lại đến nhà giáo viên để học thêm đang là thực trạng chung của nhiều học sinh tại TP HCM.
Cô giáo "gợi ý"
Chị Thu, có con học lớp 1 của một trường Tiểu học ở quận Tân Bình, TP HCM cho biết, do con chị học bán trú nên lịch học bắt đầu từ 7h, trưa ăn ngủ tại trường để đến chiều học tiếp.
Buổi học chính khóa của trường kết thúc khoảng 4h chiều. Chưa kết thúc, ngay khi đón con ở lớp, tranh thủ ăn qua loa, sau đó chị Thu chở con đến nhà cô giáo cách đó khoảng hơn 1 km để học thêm.
Sau giờ tan trường, phụ huynh liền cho con ăn vội thứ gì đó rồi tiếp tục chở con đi học thêm. Ảnh: Tiền Phong.
"Cũng không muốn con học thêm nhưng không học thì sợ cháu bị phân biệt vì cả lớp cháu hầu như đều đi học thêm", chị Thu tâm sự.
Theo chị Thu, học phí mỗi tháng khoảng 700.000 đồng là không cao tuy nhiên mất thời gian đưa đón, rồi còn phải tốn tiền cho cháu lót dạ trước khi vào học bởi giờ học khá lỡ cỡ.
Chị Nguyễn Thị Thu Trân, quận 4, TP HCM cũng than trời bởi lịch học của 2 con. Cháu lớn học thêm 3 môn gồm Văn, Toán và Vật lý nên các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 cháu phải học từ 13h chiều đến 21h mới xong, riêng thứ 4 và thứ 6, cháu còn phải học các môn nâng cao chính khóa tại trường.
Còn bé lớp 9, ngoài học hai buổi/ngày, mỗi buổi chiều chị còn chở bé đi học thêm ở trung tâm văn hóa ngoài giờ. Bên cạnh đó, riêng ngày thứ 7 và Chủ nhật, chị cho con học thêm môn Anh văn ở nhà cô giáo chủ nhiệm từ 14h-15h30.
"Thấy con học cả ngày, vợ chồng tôi cũng xót lắm. Nhiều tối cháu về nhà mà mặt mày phờ phạc, không thèm ăn cơm nên phải mất công dỗ cháu nữa", chị Trân nói.
Không ít lần chị Trần Thị Thanh Phương, ngụ quận Gò Vấp có con đang học lớp 3 tại quận này bị cô giáo "gợi ý" cho con đi học thêm.
Theo chị Phương, trong lần họp phụ huynh cách đây ít tuần, chị được cô giáo nhắc nhở là con chị học tương đối yếu, trình bày bài vở xấu nên cháu cần phải đi học thêm để theo kịp bạn bè.
"Vài ngày sau con về nhà nói với tôi: Cô giáo nói cô có dạy thêm ở nhà đường Phan Văn Trị, mỗi tháng 500.000 đồng, mẹ rảnh thì chở con đến đó học với các bạn luôn", chị Phương kể.
Học thêm nhiều phản tác dụng...
Nói về chuyện học thêm, dạy thêm, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP HCM cho rằng, đây là nhu cầu tất yếu của phụ huynh học sinh lẫn của giáo viên bởi một bên muốn cho con theo kịp bạn bè, một bên muốn nâng cao thu nhập.
"Nguyên do là chương trình học hiện nay quá nặng, với thời lượng trên lớp thì rất khó có thể để giáo viên truyền tải hết kiến thức cho các em học sinh", ông Hoàng nói.
Theo ông Hoàng tất cả giáo viên dù dạy thêm một học sinh vẫn phải có giấy phép do Phòng giáo dục cấp (đối với dạy thêm cấp 1 và 2) và giấy phép do Sở giáo dục cấp (đối với cấp 3).
Giáo viên dạy thêm không được dạy cho chính học trò của mình đang dạy, trường hợp có, phụ huynh phải làm đơn đề nghị gởi hiệu trưởng mới được phép.
"Tuy nhiên, tình trạng giáo viên không dạy hết năng lực, kiến thức trên lớp để buộc học sinh phải về nhà học thêm hoặc dạy thêm cho chính học sinh của mình đã dạy trên lớp vẫn xuất hiện, mặc dù không nhiều", ông Hoàng nói.
Trao đổi với PV, chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính TP HCM phản đối việc học thêm đối với học sinh và cho rằng, học thêm chỉ xuất hiện trong trường hợp học sinh bị kém môn nào đó mới phải kèm cặp để không tụt hậu so với bạn bè.
"Học thêm nhiều sẽ rất có hại cho trẻ bởi trẻ đã học cả ngày ở trường rồi, nếu học thêm nữa trẻ sẽ học trong trạng thái mệt mỏi, không tiếp thu được bài vở. Hơn nữa, trí não của trẻ nếu coi như cái bình nước, khi rót quá đầy thì nó chỉ tràn ra ngoài mà thôi. Vì thế, học thêm là cách nhanh nhất làm thiểu năng trí tuệ của trẻ, thậm chí còn thui chột tư duy, sáng tạo của trẻ", bà Thúy nói.
Theo bà Thúy, học thêm không có tác dụng bao nhiêu ngoài việc giải một số bài toán trên lớp trong khi ở lứa tuổi tiểu học, trẻ cần chơi đùa để lớn lên có được mắt tinh nhanh, người có cơ bắp nhưng nếu bắt trẻ ngồi học thêm suốt ngày sẽ khiến trẻ mắt cận, ngực lép, thiếu cân hoặc béo phì".
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, theo báo cáo của Phòng GD quận Tân Bình, đơn vị này vừa đình chỉ công tác giảng dạy đối với cô V.B.L giáo viên lớp 1/3 trường Tiểu học Bành Văn Trân do dạy thêm sai quy định. Cụ thể, cô này đã dạy thêm khi chưa có giấy phép của Phòng GD trong khi 9 học sinh của lớp học thêm này là học trò do chính cô chủ nhiệm ở giờ học chính khóa.
Theo Nguyễn Dũng/Tiền Phong
Học sinh lớp 1 'bầm dập' vì học thêm Những cô cậu vừa thôi lớp lá bắt đầu một ngày mới từ 5h45 sáng để đến trường và bơ phờ về nhà lúc 21h, sau khi rời lớp học thêm... "Nhập học lớp 1 được hai tuần đầu, con tôi đã bị cô giáo đánh vào đầu, đánh đau chứ không phải đánh dọa. Sau đó, dò ý cô, tôi cho con...