“Quan” nhiều hơn dân
Danh sách nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú vừa được công bố và một lần nữa cho thấy các loại danh hiệu vẫn cùng một công thức “quan nhiều hơn dân”.
Trong 610 người được phong tặng, chỉ có 77 giáo viên THPT, THCS, tiểu học và mầm non. Rất nhiều tỉnh tuyệt không có bất cứ giáo viên nào được phong nhà giáo ưu tú, chỉ toàn là lãnh đạo.
Nhìn tên và chức vụ quan chức xuất hiện dày đặc từ trên xuống dưới trong bản danh sách, có thể thấy một điều gì đó không công bằng, còn có điều gì đó thiếu sót và thiếu vắng. Quá ít gương mặt những người thầy trực tiếp dạy học. Giáo sư, tiến sĩ, lãnh đạo các đơn vị cống hiến đời mình vì sự nghiệp giáo dục, họ xứng đáng được phong danh hiệu, nhưng còn rất nhiều thầy cô khác thầm lặng hy sinh, thậm chí trả giá cả cuộc đời vì học trò, vì nghề nghiệp, nhưng họ đã bị quên lãng.
Có biết bao thầy – cô giáo hy sinh tuổi thanh xuân, vác chữ lên non, sống nghèo khổ, túng thiếu để trồng người ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo xa xôi. Họ lặn lội đi đến từng nhà học sinh, thuyết phục, vận động các em đi học. Họ cũng đi đò, bơi qua sông qua suối để đến với bảng đen phấn trắng. Không phải một ngày, hai ngày mà hàng chục năm tận tụy như vậy. Những con người đó không ưu tú ư?
Video đang HOT
Hai giáo viên Trần Hướng (Quảng Trị) và Bùi Thị Nhung (Khánh Hòa) tình nguyện ra sinh sống và dạy học ở Trường Sa. Họ bỏ lại sau lưng quê nhà với những điều kiện sống tốt đẹp ở đất liền để đến với quần đảo xa xôi, gian khổ và hiểm nguy. Các thầy – cô giáo ở trên đảo Trường Sa vừa dạy chữ, vừa là cột mốc sống giữ gìn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, họ không ưu tú thì còn ai ưu tú?
Có thể việc phong nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân phải căn cứ vào các tiêu chí được quy định sẵn, nên chỉ những người đạt tiêu chí mới được xét. Nếu như vậy chứng tỏ tiêu chí được đặt ra chưa đảm bảo khách quan, công bằng; còn thiếu sót, cần phải sửa gấp để phù hợp với thực tế.
Người dân còn chưa quên danh sách dự kiến đề cử chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2012 công bố gần đây, cũng chỉ toàn quan chức, thưa thớt vài gương mặt dân thường. Dân mình kém thế sao!
Không chỉ chuyện chiến sĩ thi đua hay nhà giáo ưu tú, còn không ít danh hiệu, khen thưởng “quan” vẫn nhiều hơn dân.
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động
Phong tặng 610 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú năm 2012
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định số 1848/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Quyết định số 1849/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Theo đó có 610 nhà giáo được phong tặng lần này.
Trong tổng số 610 nhà giáo được phong tặng có 40 Nhà giáo nhân dân (NGND) và 570 Nhà giáo ưu tú (NGƯT). Trong đợt phong tặng lần này, riêng đối với khối cơ quan Bộ GD-ĐT có 9 cá nhân được nhận danh hiệu NGƯT. Đáng chú ý là có sự hiển diện của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.
Về phía khối các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thì TPHCM dẫn đầu với 25 cá nhân được phong tặng. Trong lần phong tặng này, Hà Nội chỉ đóng góp 5 cá nhân.
Theo đánh giá của hội đồng xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT Bộ GD-ĐT, danh hiệu NGND, NGƯT là danh hiệu vinh dự Nhà nước nhằm tôn vinh những nhà giáo, cán bộ quản lý có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu, có tài năng sư phạm, có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được học trò, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng.
Được biết, đối tượng được xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT là những nhà giáo trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cán bộ quản lý giáo dục.
Danh hiệu NGND được xét tặng cho đối tượng đạt các tiêu chuẩn: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được học trò, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Danh hiệu NGƯT được xét tặng cho đối tượng đạt các tiêu chuẩn sau: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục, được học trò, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục thì phải cóthời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
S.H
Theo dân trí
Gần 1.000 bài viết về "tôn sư trọng đạo" Sáng 14-11, Bộ GD-ĐT tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Ngày nhà giáo Việt Nam. Tại đây, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đánh giá cao những đóng góp của các nhà giáo trên cả nước đã vượt lên khó khăn để dạy học, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Nhân dịp này, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã...