Quận nào ở TPHCM có nhiều biệt thự cũ nhất?
TPHCM đã phân loại hơn 300 biệt thự cũ để quản lý, sử dụng và bảo tồn. Biệt thự cũ chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố, trong đó quận 3 có hơn 200 công trình.
UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phân loại biệt thự cũ trên địa bàn thành phố. Đây là đợt phân loại thứ 6, với 58 biệt thự cũ được phân 3 nhóm.
Trong đó, nhóm 1 có một biệt thự cũ tại 399 Hồng Bàng, quận 5. Ở nhóm 2, nhiều nhất là quận 3 với 37 biệt thự cũ, còn lại ở quận 1 và quận 5. Nhóm 3 có 12 biệt thự cũ nằm ở quận 1 và quận 3.
Căn biệt thự hơn 100 tuổi nằm vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường là Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Diệu, Bà Huyện Thanh Quan.
Tính đến nay, TPHCM đã phân loại hơn 300 biệt thự cũ, chủ yếu nằm ở quận 1, quận 3 và rải rác ở quận 5, Phú Nhuận, Bình Thạnh và TP Thủ Đức.
Quận 3 là nơi tập trung nhiều biệt thự cũ nhất, với hơn 200 công trình, trong đó nhóm 1 có hơn 40 biệt thự. Quận 1 xếp thứ 2 với hơn 70 biệt thự cũ, trong đó nhóm 1 là 12.
UBND TPHCM yêu cầu các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu biệt thự cũ tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở.
Video đang HOT
Trong đó, biệt thự cũ thuộc sở hữu Nhà nước phải thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; trường hợp là biệt thự cũ có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý di sản văn hóa.
Đối với biệt thự cũ thuộc nhóm 1 phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao.
Các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu biệt thự cũ thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của biệt thự cũ.
Quận 3 có hơn 200 biệt thự cũ đã được phân loại.
Chủ sở hữu không được phá dỡ biệt thự cũ nếu chưa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của Sở Xây dựng.
Trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại, chủ sở hữu phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của biệt thự cũ. Đồng thời, không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài biệt thự cũ.
UBND TPHCM yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND các quận, TP Thủ Đức phương tăng cường kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đối với các biệt thự cũ, nhất là các biệt thự cũ đã được phân loại vào nhóm 1, nhóm 2 và các biệt thự cũ đang trong quá trình được phân loại.
Đồng thời, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tự ý tháo dỡ, chia cắt biệt thự cũ trái quy định pháp luật.
Giá vật liệu tăng ảnh hướng đến tiến độ các dự án bất động sản
Giá vật liệu xây dựng trong nước hiện đã tăng bình quân tới 25% so với đầu năm, nhất là sắt thép, ảnh hưởng không ngỏ đến tiến độ các công trình xây dựng.
Nếu không kìm hãm đà tăng giá vật tư đầu vào, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, ảnh hưởng đến người mua.
Giá vật liệu xây dựng chưa hạ nhiệt
Theo rà soát của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (Bộ Xây dựng), thép xây dựng hiện chiếm khoảng 28% chi phí xây một căn hộ chung cư và khoảng 35% chi phí xây dựng một căn nhà liền kề. Với giá thép hiện tăng lên tới 40-45% so với những tháng đầu năm, đơn giá bán nhà của các nhà đầu tư sẽ chịu tác động lớn.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng cũng đã điều chỉnh mức giá sản phẩm bán ra, với mức tăng từ 30.000-40.000 đồng/tấn trở lên, cũng làm "đội" chi phí đầu tư xây dựng so với dự kiến ban đầu của các công trình...
Đây là nỗi lo của nhiều nhà thầu xây dựng và các chủ đầu tư, bởi các đơn giá xây lắp đang bị đội cao hơn hẳn so với dự toán từ đầu năm, ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư, trong khi với các sản phẩm BĐS, các chi phí giá vật tư đều được tính vào giá bán và khách mua nhà phải chịu. Nếu không kìm hãm đà tăng của giá các vật tư đầu vào, nhiều khả năng BĐS sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, ảnh hưởng đến người mua và tiến độ của các công trình xây dựng.
Giá vật liệu tăng ảnh hướng đến tiến độ các dự án BĐS.
Chưa hết, riêng với doanh nghiệp xây dựng, việc giá vật liệu đầu vào tăng vọt, sẽ làm chi phí xây dựng tăng mạnh theo, giảm lợi nhuận. Thêm vào đó, giá thi công/m2 tăng, cũng khiến nhiều khách hàng có kế hoạch xây nhà hoãn lại hoặc nếu tiếp tục hợp đồng thì phải cắt giảm quy mô xây dựng, giảm bớt nguyên vật liệu ở những hạng mục khác để bù phần phát sinh và chất lượng các công trình xây dựng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hiệp nhận định, các nhà thầu xây dựng hiện nay đều vấp phải khó khăn không có cách tháo gỡ, do các chủ đầu tư không phải vốn Nhà nước đa số đều sử dụng hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký, trừ trường hợp bất khả kháng. Lực lượng nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ "vỡ trận...
Vì vậy, các nhà thầu đang xây dựng hy vọng Bộ Xây dựng sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để tổ chức lập chỉ số giá xây dựng, phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian, làm cơ sở điều chỉnh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian và điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, nhằm bình ổn thị trường vật liệu.
Còn theo Tổng Cục Thống kê, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là khu vực chịu nhiều tác động từ dịch COVID-19 trong hơn 1 năm qua, với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lên tới 86%. Để vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, phần lớn doanh nghiệp đều phải tiết giảm chi phí sản xuất, thi công xây dựng, cân đối nguyên liệu đầu vào.
Sớm bình ổn giá vật liệu xây dựng
Báo cáo của Bộ Xây dựng trong quý III/2021, ngay cả trong lúc dịch bệnh, giá nhà đất tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vẫn tăng và khó tìm căn hộ giá rẻ trên thị trường. Thực trạng khan hiếm nguồn cung các dự án vốn đã "nhỏ giọt" từ năm 2019, chịu thêm tác động bởi 2 năm dịch COVID-19 càng trở nên khan hiếm.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, nhu cầu về an cư và đầu tư BĐS của người dân vẫn còn lớn, trong khi nguồn cung eo hẹp. Ngoài nguyên nhân từ vấn đề pháp lý, dịch bệnh, khiến tiến độ hoàn thành dự án của nhiều chủ đầu tư bị ảnh hưởng, sự lệch pha cung - cầu là một trong những nguyên nhân chính khiến giá BĐS tiếp diễn xu hướng tăng.
Còn GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, những bất cập, chồng chéo giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai, cũng như với các luật liên quan là nguyên nhân làm thị trường thiếu hụt các dự án mới. Không gỡ các vấn đề về pháp lý cho các dự án BĐS sẽ tác động đến thị trường trong trung hạn. Những năm tới thị trường BĐS sẽ thiếu cung, giá sẽ tiếp tục tăng theo quy luật của thị trường...
Bàn về thị trường BĐS giai đoạn cuối năm 2021, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Kênh dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam batdongsan.com.vn mới đây đưa ra kết quả khảo sát, trong đó có thay đổi hành vi của người tìm kiếm BĐS sau mỗi lần dịch bùng phát. Cụ thể, đợt bùng dịch lần đầu diễn ra đầu năm 2020, mức độ tìm kiếm BĐS giảm mạnh. Nhưng ngay sau đó, khi dịch được kiểm soát thì có sự phục hồi mạnh, tăng tới 306%. Lần bùng dịch thứ 3, mức độ đạt đỉnh với lượt quan tâm tăng 378% trong tháng 3/2021. Đến lần thứ 4, lượng quan tâm vẫn cao hơn đa phần các giai đoạn năm 2020. Thực tế sự quan tâm tới BĐS luôn tồn tại, chỉ bị ảnh hưởng do dịch, nhưng trong thời gian ngắn.
Trước thực tế trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá vừa yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công Thương chủ động nghiên cứu một số giải pháp nhằm giám sát, bình ổn giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép, cát, xi măng... Ngoài ra, theo dõi sát diễn biến của thị trường BĐS, tránh khả năng tăng nóng cục bộ giá BĐS trong các tháng còn lại của năm và thực hiện có hiệu quả các giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao về thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.
'Thổi còi' việc chào bán, phân phối trái phiếu doanh nghiệp chưa phù hợp Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang xuất hiện một số hiện tượng chào bán, phân phối, chuyển quyền sở hữu chưa phù hợp với quy định pháp luật. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu các công ty chứng khoán tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Sẽ...