Quản lý tài chính: Không cần học theo sách vở, bạn vẫn dễ dàng thực hiện thông qua 4 phương pháp chất lượng!
“Đừng đầu tư hết trứng trong rổ”, nếu ai đó nói với bạn lợi nhuận tài chính của anh ta cao như thế nào, mà không nói thật về rủi ro phải trả, vậy đừng hợp tác với họ. Không có sản phẩm tài chính nào mà lợi nhuận đặc biệt cao nhưng rủi ro lại vô cùng thấp.
Đại dịch toàn cầu khiến cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra với quy mô lớn. Trong những ngày này, người ta lại càng hiểu được sâu sắc hơn về tầm quan trọng của quản lý tài chính.
Thực tế, có khả năng kiếm tiền không đồng nghĩa với việc bạn có thể nắm giữ được tài sản của mình và khiến cho tài sản tăng lên nhanh chóng.
Nếu bạn không biết cách quản lý tiền bạc, thì dù bạn kiếm được nhiều tiền đến đâu, có ngày cũng sẽ bị đánh bại!
Vậy làm thế nào để quản lý tốt tiền bạc?
1. Hiểu rõ tài sản và nợ
Khi tiền lương của bạn còn nằm trong thẻ ngân hàng, việc lựa chọn chi tiêu hay quản lý tiền trước sẽ quyết định tình hình tài chính của một người trong tương lai.
Những người thích tiêu dùng trước thường sẽ than nghèo vào cuối tháng. Bởi vì họ làm việc nhiều năm nhưng lại không biết cách tích lũy.
Ngược lại, những người biết cách kiềm chế ham muốn, trì hoãn sự thỏa mãn, dùng số tiền đó đầu tư, sau đó mới dùng thu nhập do tài sản cũ tạo ra để tiêu dùng. Chính là những người giỏi về quản lý tài chính.
Người ta hay bảo, trước khi đầu tư vào quản lý tài chính, tốt nhất bạn nên hiểu về tài sản và nợ.
Tài sản: Những thứ có thể đem đến tiền bạc cho bản thân ở hiện tại, và mang lại lợi nhuận tích cực cho chúng ta trong tương lai. Chẳng hạn: Tiền tiết kiệm, bất động sản đã đầu tư, cổ phiếu, quỹ,…
Nợ phải trả: Đây là những thứ khiến bạn “ra tiền”, chẳng hạn những thứ tiêu dùng, tiền vay mua xe, thế chấp,…
Hãy học cách phân biệt các nhu cầu hợp lý và không cần thiết của bản thân, từ đó chi tiêu một cách khoa học.
2. Nếu có ít vốn, trước hãy đầu tư chuyên môn
Thực tế, rất nhiều người dù đang quản lý tài chính, nhưng cách làm của họ lại rất “bế tắc”.
Tôi có một người bạn sinh năm 1990, tên Huy. Sau khi tốt nghiệp, cậu ấy xin làm việc trong một công ty nước ngoài, thu nhập hằng năm gần 150 triệu. Làm việc chăm chỉ được 3 năm, cậu ấy bắt đầu nghe theo đồng nghiệp, tham gia chơi cổ phiếu.
Kể từ khi trở thành một nhà đầu tư chứng khoán, cậu ấy không còn tập trung cho công việc ở công ty nữa, mà suốt ngày theo dõi thị trường. Thậm chí, vì sợ bị lãnh đạo phát hiện, cậu ấy trốn vào nhà vệ sinh để xem điện thoại.
Video đang HOT
Chủ đề nói chuyện lúc nào cũng xoay quanh vấn đề cổ phiếu.
Sau đó, tôi nói với cậu ấy hiện tại tham gia thị trường chứng khoán khá rủi ro. Tiền tiết kiệm của cậu ấy không nhiều, nếu dành quá nhiều thời gian và sức lực để chơi cổ phiếu, sẽ rất ảnh hưởng cho công việc hiện tại…
Nhưng cậu ấy chỉ nghĩ tôi nhát gan, rồi tập trung làm theo ý mình. Hậu quả, số tiền vốn đổ vào mất trắng, sau này bị lãnh đạo phát hiện rồi đuổi khỏi đơn vị công tác, phải làm việc bán thời gian để kiếm sống.
Nhiều người thường học hỏi các phương pháp đầu tư của Buffett, nhưng ít ai biết được quan điểm đầu tư quan trọng nhất của ông.
Khi được hỏi về điểm đầu tư quan trọng nhất, câu trả lời của Buffett là: “Chính tôi!”
Khi khoản đầu tư của bạn không nhiều, thay vì chạy theo phần đông người trong thị trường, chi bằng hãy kiên nhẫn bỏ thời gian để nâng cao trình độ của bản thân.
Nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy, hầu hết mọi người ở nơi làm việc, đặc biệt là những người có ít vốn, đầu tư vào bản thân sẽ là cách tiếp cận hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
3. Đừng đầu tư hết trứng trong rổ
Những người dám chấp nhân rủi ro và không ngần ngại đối mặt với chúng, thường sẽ trở thành những nhà đầu tư giỏi. Đơn giản vì họ có khả năng chịu đựng cao.
Không có sản phẩm tài chính nào mà lợi nhuận đặc biệt cao nhưng rủi ro lại vô cùng thấp. Đây là một quy luật thường thức.
Nếu ai đó nói với bạn lợi nhuận tài chính của anh ta cao như thế nào, mà không nói thật về rủi ro phải trả, vậy đừng hợp tác với họ.
Hãy học cách bước chậm mà chắc, phân chia số tiền vốn thành nhiều phần nhỏ, học cách “bỏ trứng gà vào nhiều rổ”.
Như vậy, khi bạn gặp rủi ro, khả năng “vượt khó” vẫn sẽ cao hơn người thường.
4. Sử dụng tư duy đòn bẩy đầu tư cho bản thân
Ở nơi làm việc có hai loại người chính:
Loại thứ nhất sở hữu bao nhiêu năng lực và tài nguyên, sẽ làm bấy nhiêu việc. Loại thứ hai muốn làm bao nhiêu việc, sẽ nghĩ cách tìm tài nguyên và tích hợp nguồn lực để hoàn thành. Đây chính là tư duy đòn bẩy.
Tư duy đòn bẩy nghĩa là: Bạn chỉ có 10 đô la, và bạn dùng nó để kiếm được 1000 đô la. Tất nhiên, nếu không hoàn thành tốt mọi thứ, hậu quả mà bạn phải đối mặt cũng rất lớn.
Ví dụ: Lâm và Minh là bạn đồng nghiệp làm cùng công ty. Hai người họ đều có cơ hội đến một tổ chức nổi tiếng tham gia khóa đào tạo kĩ năng mới. Nhưng muốn tham gia thì mỗi người cần tự chịu một phần chi phí.
Lâm cảm thấy số tiền này quá cao, bản thân chỉ có thể bỏ ra một nửa, nên không cần suy nghĩ thêm đã từ bỏ.
Minh không có tiền, điều kiện gia đình còn kém hơn cả nhà Lâm, không có nhiều tiền để đóng phí. Nhưng Minh rất quan tâm đến giá trị của khóa đào tạo này mang lại.
Anh ấy nghĩ đủ cách, tìm bạn học, đồng nghiệp, thậm chí mượn cả hàng xóm. Cuối cùng cũng gom đủ tiền đi tham gia huấn luyện.
Hai năm sau, thu nhập giữa Lâm và Minh đã không ở cùng định mức nữa.
Đây là cách sử dụng điển hình của tư duy đòn bẩy.
Ai cũng hiểu rằng làm việc chăm chỉ chưa chắc sẽ thành công, nhưng nếu bạn không thử thì chỉ có thất bại.
Tư duy đòn bẩy đem lại ảnh hưởng lớn, dù bị tổn thất cũng không đáng kể…
4 thói quen chi tiêu khôn ngoan giúp cặp vợ chồng làm công ăn lương nghỉ hưu sớm ở tuổi 35 với tư cách triệu phú
Cặp vợ chồng này tin rằng chi tiêu khôn ngoan là một phần quan trọng để đạt được độc lập về tài chính.
Năm 2016 anh chàng người Mỹ tên Steve Adcock đã rời bỏ công việc kỹ sư phần mềm với mức lương 6 con số. Anh nghỉ hưu sớm ở tuổi 35 với tư cách một triệu phú tự thân.
Vợ anh - Courtney, cũng nghỉ hưu sau đó một năm. Chẳng bao lâu sau, cặp vợ chồng này rời nhà ở Tuscon, bang Arizona để đi khám phá khắp nơi trên chiếc xe du lịch dài hơn 9 mét.
Steve Adcock hiện tại sở hữu một blog với nhiều bài viết về tiết kiệm và quản lý tiền bạc. Anh cũng thường xuyên viết bài cho các tờ báo như Forbes, MarketWatch và Business Insider.
Vợ chồng Steve Adcock và Courtney.
Là những người không quá giỏi về đầu tư, Steve Adcock tin rằng chi tiêu khôn ngoan là một phần quan trọng để đạt được độc lập về tài chính. "Khi nghĩ về việc xây dựng sự giàu có, tôi coi nó như một phép tính: Sự giàu có = Thu nhập Đầu tư - Phong cách sống", anh nói.
Để tăng thu nhập và học cách đầu tư, bạn sẽ mất khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên để thay đổi lối sống thì dễ dàng thực hiện hơn nhiều. Theo Adcock, độc lập tài chính rất đơn giản, chỉ cần bạn tuân theo những thói quen chi tiêu hữu ích dưới đây.
1. Không bỏ tiền vào những thứ không quan trọng
Adcock nói: " Một trong các cách tốt nhất để xác định thứ quan trọng là rà soát lại tất cả những gì bạn có. Từ những bộ quần áo, đồ lặt vặt trong nhà cho đến máy tính, phụ tùng xe hơi...".
Mục đích của việc làm này không chỉ đơn giản là thống kê và loại bỏ như lời khuyên của Marie Kondo. Nó sẽ khiến bạn chứng kiến tận mắt hậu quả của thói quen chi tiêu bừa bãi trong quá khứ.
Adcock chia sẻ: "Khi dành thời gian để xem xét mọi thứ mà mình sở hữu, chúng tôi bắt đầu hiểu ngay ra điều gì thực sự quan trọng và điều gì là không".
Tuy nhiên ranh giới những món đồ bạn "cần" và "muốn" đôi khi khá mong manh. Chi tiêu nhiều hơn cho quần áo sẽ là chính đáng nếu bạn tin rằng việc mặc quần áo đẹp có ích cho sự thành công của bản thân. Ví dụ một luật sư mặc chiếc áo sơ mi 150 USD có thể gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng nhiều hơn so với khi mặc chiếc áo polo hay sơ mi rẻ tiền 15 USD.
2. Chi tiêu cho những gì làm bạn hạnh phúc
Tiết chế trong chi tiêu không có nghĩa là bạn quá hà khắc và keo kiệt với bản thân. Tiêu tiền cho những thứ mang lại niềm vui là quyết định mua sắm không lỗ, miễn là chúng ta đủ khả năng chi trả.
Sau đây là một số khoản chi tiêu mà Adcock và vợ nghĩ rằng chúng đánh giá để bạn bỏ tiền:
- Khoảng thời gian vui vẻ: "Đây là thời điểm mà vợ chồng tôi gác lại chiếc máy tính hoặc điện thoại di động để uống rượu cùng nhau. Điều đó quan trọng đối với cả hai chúng tôi. Bởi vậy mà khoản chi cho bia, rượu và một số loại đồ uống có cồn khác được coi là hợp lý", Adcock chia sẻ.
- Bữa ăn mua tại nhà hàng: "Chúng tôi thích hỗ trợ cho các nhà hàng địa phương, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid. Mua đồ ăn ở nhà hàng mang về 1 - 2 lần mỗi tuần khiến chúng tôi cảm thấy rất vui vẻ", vị triệu phú tự thân này cho hay.
- Giáo dục: "Chúng tôi luôn nhất trí chi tiền cho sách điện tử, các khóa học và tài liệu đào tạo vì vợ và tôi đều thích học tập".
- Thể dục: "Chúng tôi có một phòng tập thể dục tại nhà và thẻ thành viên của phòng tập thể dục bên ngoài để giữ gìn sức khỏe và vóc dáng".
Một điểm quan trọng cần lưu ý khi chi tiền cho những thứ mang lại niềm vui, đó là chúng phải thực sự hữu ích và khoản chi ấy nằm trong phạm vi ngân sách. Mua một chiếc máy chạy bộ luôn là quyết định chi tiêu không được nhiều người khuyến khích. Tuy nhiên nếu bạn tập luyện thường xuyên, gần như sử dụng nó mỗi ngày để cải thiện tâm trạng và sức khỏe, vậy thì nó hoàn toàn xứng đáng để bạn bỏ tiền.
3. Bỏ qua khá nhiều lời khuyên về tiền bạc tưởng chừng là khôn ngoan
"Có rất nhiều lời khuyên về tài chính mà tôi tin rằng nó không chính xác, thậm chí là sai lầm" , Adcock chia sẻ. Một ví dụ điển hình đó là thẻ tín dụng rất xấu. Điều gì cũng có hai mặt. Nếu được quản lý đúng cách thì thẻ tín dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, bao gồm đặc quyền trong du lịch, hoàn tiền, bảo hành và cả chống gian lận...
Một quan niệm khác được khá nhiều người tán đồng đó là bạn không thể trở nên giàu có với một công việc văn phòng "9 giờ vào làm 5 giờ tan sở". " Điều đó thật vô lý", Adcock khẳng định - "Đúng là bạn có thể không xây dựng được một khoản tiết kiệm 8 con số (USD)với công việc như vậy. Nhưng không có nghĩa là bạn chẳng thể xây dựng đủ tài sản để nghỉ hưu ở mức hài lòng".
Bản thân vợ chồng Adcock chính là một minh chứng rõ nét nhất cho nhận định đó. Vợ chồng anh đã nghỉ hưu sớm với công việc hành chính làm công ăn lương, mà không phải làm giàu từ đầu tư.
Adcock cũng khuyên bạn nên bỏ qua suy nghĩ "theo đuổi đam mê của mình, rồi tiền sẽ đuổi theo bạn". Anh tin vào sức mạnh, tiềm lực của mỗi người chứ không phải đam mê của họ. Dựa vào đam mê để kiếm sống sẽ là sai lầm, bởi rất có thể trong tương lai nó không còn là đam mê của bạn nữa.
4. Không bao giờ "đua đòi"
Nhiều người tiêu tiền chỉ để bản thân không cảm thấy kém cỏi hơn so với các đồng nghiệp, bạn bè.
Adcock nói: "Hàng xóm của bạn sẽ không thanh toán các hóa đơn ô tô hàng tháng cho bạn đâu. Người phải làm chính là bạn. Điểm tín dụng của người hàng xóm ấy cũng chẳng hề bị ảnh hưởng nếu bạn trả chậm khoản thanh toán. Bạn mới là người bị ảnh hưởng".
Giảm chi tiêu đồng nghĩa với việc chúng ta phải trau dồi kỷ luật, kiểm soát tốt bản thân đồng thời nâng cao các kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch. Tuy vậy thì điều quan trọng nhất là bạn cần thành thật với chính mình. Trong quá trình thực hiện, hãy tiếp tục đánh giá các thói quen chi tiêu. "Bạn chỉ nên làm những việc thực sự mang lại hiệu quả, hãy bỏ qua những thói quen vô tác dụng", Adcock nói.
30 tuổi không mắc phải 4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân, 60 tuổi nhất định không hối hận: Tiết kiệm được bao nhiêu đều do chính bạn! Những sai lầm khi quản lý tài chính lúc còn trẻ có thể khiến bạn phải trả giá cho tới khi về già. Hãy tìm hiểu và quản lý tài chính cá nhân đúng cách càng sớm càng tốt để tránh hối hận về sau. Luôn có những điều đáng tiếc khác nhau trong cuộc sống, rất nhiều người khi sắp đối diện...