Quản lý người cách ly tại nhà bằng nhận diện khuôn mặt
Người được cách ly tại nhà sẽ phải khai báo số điện thoại, kích hoạt nhận diện khuôn mặt, vị trí thông qua ứng dụng cài trên smartphone.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), hệ thống nền tảng quản lý cách ly y tế dự kiến được triển khai từ 17/7 tại địa bàn này. Ứng dụng được phát triển và vận hành bởi Sở Thông tin – Truyền thông, Sở Y tế TP HCM và Viettel. Hệ thống nền tảng quản lý cách ly y tế được phát triển dựa trên nền tảng hạ tầng của trang web tokhaiyte.vn và ứng dụng di động Vietnam Health Decleration (VHD).
Dự kiến người cách ly tại nhà sẽ đăng ký dữ liệu luôn mặt, định vị thông qua smartphone để khai báo y tế ba lẫn mỗi ngày.
Những trường hợp đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ tải ứng dụng về smartphone. Người dùng sẽ khai báo số điện thoại, đăng ký nhận diện khuôn mặt và kích hoạt vị trí bằng smartphone. Hàng ngày, người cách ly tại nhà được yêu cầu khai báo y tế. Để tránh gian lận, ứng dụng yêu cầu truy cập bằng nhận diện khuôn mặt. Hệ thống định vị trên ứng dụng sẽ kích hoạt vị trí dựa trên GPS để đảm bảo người dùng không ra khỏi nhà.
Video đang HOT
Dự kiến người cách ly sẽ khai báo y tế 3 lần mỗi ngày và khai báo ngay nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, ho, khó thở… Thông qua phần mềm, nhân viên y tế trực tiếp theo dõi những trường hợp cách ly tại nhà cập nhật được tình hình sức khoẻ từng người và theo dõi việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số lượng người tiếp xúc gần lớn, gây quá tải các cơ sở y tế tập trung, một số khu vực tại TP HCM đã triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà. Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP HCM đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát cách ly F1 tại nhà. Các giải pháp công nghệ đang được đề xuất là dùng ứng dụng di động hoặc vòng tay thông minh.
Mặc dù được đánh giá là giải pháp ưu việt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc cách ly và theo dõi tại nhà bằng công nghệ vẫn được các địa phương triển khai một cách thận trọng. Rủi ro trong việc quản lý người tự cách ly tại nhà bằng công nghệ là người dùng có thể không tự giác chấp hành, cố tình gian dối. Nếu người được cách ly tại nhà không tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch sẽ lây nhiễm cho người ở cùng và lan ra cộng đồng.
Một số quốc gia như Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore… đã sớm triển khai việc quản lý người cách ly tại nhà bằng công nghệ. Singapore kết hợp cả hai phương án theo dõi người cách ly bằng ứng dụng trên smartphone và vòng đeo tay thông minh. Người dân sẽ được định danh bằng một mã QR, trên đó có tất cả thông tin về danh tính, lịch trình di chuyển cũng như tình hình sức khoẻ. Việc ứng dụng công nghệ trong việc theo dõi cách ly không chỉ giúp giảm tải cho hệ thống y tế mà còn giúp người dân có thể chung sống an toàn với dịch bệnh.
Thí điểm vòng tay thông minh theo dõi cách ly tại Quảng Ninh
Vòng tay thông minh theo dõi người cách ly cho người nhập cảnh không dùng smartphone sẽ được triển khai thí điểm tại Quảng Ninh từ 1/7.
Cụ thể, người nhập cảnh nếu không sử dụng smartphone, sẽ được nhận và đeo vòng tay thông minh. Trong trường hợp sử dụng smartphone, người dùng nhận sim điện thoại, được yêu cầu cài đặt và sử dụng các ứng dụng VHD (Vietnam Health Declaration) và Bluezone. Việc sử dụng các công cụ này sẽ được triển khai ngay tại cửa khẩu. Người dùng sẽ phải sử dụng trong 28 ngày sau đó.
Tương tự trên ứng dụng di động, vòng tay thông minh cũng có sẵn mã QR Code. Mã này được dùng để quét mỗi khi người dùng đến cơ sở cách ly, bao gồm cả khi cách ly tập trung hay khi cách ly tại nhà. Do không sử dụng smartphone, người dùng vòng tay sẽ được các cán bộ tại cơ sở cách ly hoặc người được phân công giám sát hỗ trợ cập nhật các thông tin về sức khỏe hàng ngày, chẳng hạn thân nhiệt hoặc các dấu hiệu sức khỏe bất thường.
Một mẫu vòng tay thông minh dùng trong quản người cách ly, được một số nước trên thế giới sử dụng.
Khi cách ly tại nhà, người nhập cảnh vẫn phải tuân theo các quy định về phòng chống dịch. Nếu sử dụng smartphone, cần nhận diện bằng khuôn mặt hoặc giọng nói trên ứng dụng VHD 3 lần mỗi ngày, theo 3 khung giờ (7h - 9h, 13h - 15h, 19h - 21h). Nếu dùng vòng tay thông minh, người dùng sẽ phải đeo liên tục và được giảm sát bởi nhân sự được phân công tiếp nhận.
Có hai loại vòng tay thông minh hỗ trợ quản lý người cách ly tập trung và sau cách ly tập trung: vòng tay Bluezone và vòng tay định vị di động (GPS).
Vòng tay Bluezone sử dụng mã nguồn mở Bluezone và thời lượng pin 30 ngày. Thiết bị này dùng trong các trường hợp người dùng không sử dụng smartphone. Trong khi đó, vòng tay định vị GPS có thêm tính năng định vị và một số cảm biến để xác định vị trí người đeo. Thiết bị có khả năng cảnh báo nếu người đeo ra khỏi khu vực cho phép hoặc tháo vòng. Pin có thời lượng 30 ngày và có thể sạc để tái sử dụng.
Theo Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia, việc kết hợp hai loại vòng tay Bluezone và vòng tay định vị GPS có thể sử dụng cho các khu cách ly, cách ly một nhóm người hay một gia đình. Đại diện Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết đã giao cho một công ty Việt Nam phát triển vòng tay này. Sản phẩm được thử nghiệm từ đầu tháng 6 với một số chuyến bay về Việt Nam.
Trước Việt Nam, nhiều nước đã thử nghiệm vòng đeo tay điện tử theo dõi người cách ly. Tại Hong Kong, từ 19/3, tất cả khách nhập cảnh sẽ được gắn một vòng tay có định vị giúp chính quyền kiểm soát việc tự cách ly tại nhà. Năm ngoái, Hàn Quốc cũng đã áp dụng biện pháp này với những cá nhân vi phạm các quy tắc tự cách ly, như đi ra ngoài mà không báo trước, không trả lời các cuộc gọi điện thoại kiểm tra sức khỏe.
Thời gian qua, nhiều ứng dụng công nghệ đã được triển khai trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, như các ứng dụng khai báo y tế, truy vết. Tại các địa phương có dịch, những giải pháp như bản đồ dịch tễ điện tử, phần mềm đánh giá nguy cơ lây nhiễm, cũng được triển khai. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, "ứng dụng công nghệ là giải pháp buộc phải thực hiện để phòng chống dịch". Công nghệ bắt buộc cũng là một trong ba mũi tấn công dịch được Chính phủ đưa ra, bên cạnh xét nghiệm chủ động và vắc-xin quyết định.
Đề cao vai trò của công nghệ, nhưng các chuyên gia của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh "cần sử dụng công nghệ kết hợp với quy định quản lý, biện pháp hành chính, mới là giải pháp hiệu quả hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19".
Vòng đeo quản lý người cách ly có hai phiên bản G-Track có bản sử dụng GPS, truyền dữ liệu qua kết nối mạng di động và bản sử dụng Bluetooth kết nối với điện thoại. Sản phẩm do G-Innovations phát triển có nền tảng khá giống vòng đeo tay sức khỏe hiện nay. Tuy nhiên, các tính năng, quản lý được tùy chỉnh để phù hợp với nhiệm vụ chính là quản lý...