Quản lý, khai thác hầm đường bộ: Việt Nam chỉ mới chập chững!
Đó là phát biểu của Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Việt Nam Ngô Thịnh Đức (nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT) với PV Infonet tại hội thảo quốc tế về “Khai thác hầm đường bộ bền vững” khai mạc ở Đà Nẵng sáng 24/10.
Cuộc hội thảo do Hiệp hội Đường bộ thế giới (PIARC) phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức trong hai ngày 24 – 25/10, thu hút sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, các kỹ sư ngành đường bộ, các viện nghiên cứu, trường đại học… của Việt Nam cùng 40 đại biểu quốc tế đến từ các quốc gia thành viên của PIARC.
Hội thảo quốc tế về “Khai thác hầm đường bộ bền vững” khai mạc tại Đà Nẵng sáng 24/10 (Ảnh: HC)
Phát biểu tại hội thảo, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (nguyên Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng) nhấn mạnh, hiện trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, giải pháp xây dựng hầm đường bộ để vượt qua các rào cản tự nhiên đã và đang được áp dụng ngày càng nhiều bởi tính ưu việt của nó.
Nhằm đảm bảo sự phát triển KT-XH của đất nước, đảm bảo an toàn giao thông và rút ngắn thời gian hành trình, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương cho phép tiếp tục triển khai xây dựng một số hầm giao thông đường bộ lớn trên các trục quốc lộ như dự án xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng và Phú Gia (Thừa Thiên – Huế); hầm đường bộ đèo Ngang (Quảng Bình – Hà Tĩnh); hầm đường bộ đèo Cả (Phú Yên – Khánh Hoà)…
Các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo(Ảnh: HC)
Video đang HOT
Theo ông Văn Hữu Chiến, hầm đường bộ Hải Vân nối Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế là ví dụ hết sức thuyết phục về tính đúng đắn của việc Chính phủ Việt Nam đầu tư xây dựng hầm đường bộ. Nhờ đó đã rút ngắn chiều dài hành trình qua 21km đường đèo nguy hiểm bằng 12km đường hầm an toàn; giảm tiêu hao nhiên liệu, thời gian qua đèo (từ trung bình 80 phút xuống còn 20 phút); tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội của cả nước và là đầu mối giao thông quan trọng của tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây.
“Tuy nhiên trong quá trình vận hành, khai thác hầm đường bộ Hải Vân từ năm 2005 đến nay cũng đã xảy ra nhiều vi phạm an toàn giao thông và TNGT. Với tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe qua hầm khá cao hiện nay, các vấn đề liên quan đến thiết kế, khai thác và quản lý hầm đường bộ đảm bảo an toàn, bền vững đang trở nên ngày càng quan trọng. Sự cố và tai nạn trong hầm đường bộ có thể không thường xuyên so với đường bộ thông thường nhưng hậu quả của nó nghiêm trọng hơn rất nhiều, do vậy công tác quản lý, khai thác hầm đường bộ cần được nâng cao hơn nữa!” – ông Văn Hữu Chiến nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến: “Sự cố và tai nạn trong hầm đường bộ có thể không thường xuyên so với đường bộ thông thường nhưng hậu quả của nó nghiêm trọng hơn rất nhiều, do vậy công tác quản lý, khai thác hầm đường bộ cần được nâng cao hơn nữa!” (Ảnh: HC)
Tại hội thảo, trả lời phỏng vấn Infonet về vấn đề mà ông Văn Hữu Chiến nêu, ông Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Việt Nam nói: “Chúng ta còn đang rất non kém trong quản lý, khai thác hầm đường bộ do đây là lĩnh vực rất mới. Việt Nam mới có hầm đường bộ đầu tiên vào năm 2005 là hầm đường bộ qua đèo Hải Vân và vẫn đang hoàn thiện việc khai thác công trình này. Do vậy, chúng ta cần phải nghe, cần phải học ở các đồng nghiệp làm công tác xây dựng, quản lý, khai thác hầm đường bộ trên thế giới”.
Cuộc hội thảo lần này đóng vai trò như thế nào trong việc “chúng ta cần phải nghe, cần phải học” đó, thưa ông?
Ông Ngô Thịnh Đức: Cuộc hội thảo này là cơ hội cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các kỹ sư của ngành đường bộ, các Viện nghiên cứu, các trường đại học… của Việt Nam tiếp cận các vấn đề mà PIARC đang triển khai, giúp tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại mà chúng ta còn đang non kém trong lĩnh vực này. Tóm lại, đây là dịp để chúng ta học hỏi các kỹ sư đến từ các Hiệp hội Đường bộ ở các nước trên thế giới.
Ông Ngô Thịnh Đức: Ồ nhiều lắm! Bởi chúng ta mới có 8 năm chuyển giao công nghệ từ phía Nhật. Chúng ta đang đi học, mới là cậu bé chập chững. Bây giờ tất cả các thứ đều mới, đều là nổi lên hết. Như xử lý cháy nổ, xử lý an toàn, xử lý điện, xử lý gió…, rồi thiết kế, tổ chức thi công. Và không chỉ có hầm đường bộ qua núi mà tại hội thảo này chúng tôi cũng sẽ trao đổi về hệ thống hầm xuyên qua sông, qua biển, qua eo… Thật sự đối với chúng ta là rất mới!
Diễn tập xử lý sự cố cháy nổ trong hầm đường bộ Hải Vân (Ảnh: HC)
Qua chuyến thăm đó, các chuyên gia nước ngoài đánh giá như thế nào về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tại các hầm đường bộ ở Việt Nam hiện nay?
Ông Ngô Thịnh Đức: Họ rất khen, rất cảm phục chúng ta. Họ cho rằng, với tay nghề của chúng ta non như thế, mới chuyển giao công nghệ của Nhật được mấy năm mà xử lý mười mấy vụ cháy trong hầm không gây ra chết người là điều rất tuyệt vời. Họ đánh giá rất cao mô hình của chúng ta tổ chức đội cứu hoả tại chỗ chứ không phải đợi Cảnh sát PCCC.
Xin cám ơn ông!
Ông Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Việt Nam
Khó khăn, vướng mắc nổi cộm nhất trong công tác quản lý, khai thác hầm đường bộ ở Việt Nam hiện nay mà qua hội thảo lần này cần phải tiếp thu để khắc phục là gì?
HẢI CHÂU
Theo infonet
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến doanh nghiệp về đổi mới giáo dục
Ngày 21-10, Bộ GD-ĐT cho biết, trong tháng 11 tới, sẽ lần đầu tiên tổ chức tọa đàm về doanh nghiệp, doanh nhân với sự nghiệp đổi mới giáo dục nước nhà với sự tham gia đông đảo của những tên tuổi hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Bộ GD-ĐT hiện đang thu thập các hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp với các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu... Các doanh nhân, doanh nghiệp được cho là đóng góp không ít trong hợp tác giáo dục như cấp học bổng, nhận sinh viên thực tập, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất... Đây là một trong những định hướng đổi mới giáo dục, tiếp cận thực tế và tăng cường xã hội hóa.
Bảo Anh
Theo ANTD
Việt Nam trân trọng và sử dụng hiệu quả vốn ODA Lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ diễn ra sáng 17-10. Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và bày tỏ cảm ơn chân thành, sâu sắc đối với Chính phủ các nước tài trợ, các định chế tài chính quốc tế,...