Quận, huyện nào của Hà Nội sẽ thiếu nước sạch trong mùa hè?
Mùa nắng nóng sắp tới, hàng loạt khu vực đô thị Hà Nội được dự báo sẽ khó khăn về nước sạch, buộc phải cấp nước theo giờ, có điểm phải cấp bằng xe stec.
Nước thiếu còn lo vỡ ống
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, mặc dù mùa hè năm 2018 hệ thống cấp nước đô thị đã được bổ sung thêm khoảng 100.000m3/ngày đêm vào hệ thống nhưng do tốc độ phát triển đô thị (số khách hàng đấu nối tăng thêm trên 6%) nên dự báo việc cung cấp nước sạch tại một số khu vực cuối nguồn có cốt địa hình cao sẽ còn khó khăn vào thời gian cao điểm mùa hè.
Dự kiến, thời điểm cao điểm mùa hè sẽ thiếu khoảng 20.000-24.000m3/ngay đêm. Do đó, ông Dục nhấn mạnh: Se co nơi phai câp nươc theo giơ, co điêm phai câp nươc băng xe stec”.
Một số khu vực đô thị tại Hà Nội sẽ khó khăn như: Đại Kim, Định Công (quận Hoàng Mai); Khương Trung, Khương Đình, Khương Mai, Phương Liệt, Thịnh Liệt (quận Thanh Xuân); khu đô thị Đại Thanh (huyện Thanh Tri),v.v…
Các hộ dân ở KĐT Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) nhiều năm nay luôn gặp phải tình trạng thiếu nước trong mùa hè. Ảnh: Thành An
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội trăn trở: Tuyến cấp nước từ Nhà máy nước sông Đà cấp về Hà Nội hiện tại cung câp khoảng 219.295m3/ngay đêm, chiếm khoảng 23,27% tổng sản lượng nước cấp cho Hà Nội nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao xảy ra sự cố vỡ ống gây ảnh hưởng đến cấp nước cho nhân dân, đặc biệt khu vực phía Tây Nam thành phố.
Ngoai ra, tuyến ống truyền tải nươc từ Nhà máy nước mặt sông Đà hiện đang được vận hành với áp lực thấp hơn so với thời gian trước đây nên càng hạn chế khả năng cung cấp nước.
Chú trọng chất lượng nước
Video đang HOT
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, để đảm bảo công tác cung cấp nước sạch mùa hè 2018, Sơ Xây dưng yêu cầu các Công ty nước sạch phải rà soát kỹ và xây dựng các giải pháp, biện pháp cụ thể, chi tiết nhằm khắc phục tình trạng khó khăn về nước sạch mùa hè 2018, đặc biệt đối với tình huống sự cố vỡ tuyến ống số 1 sông Đà.
Cung vơi viêc yêu câu cac đơn vi đam bao kê hoach san xuât, đây nhanh tiên đô cac dư an đang triên khai, Ha Nôi cung yêu câu các công ty cấp nước thực hiện một số giải pháp đồng bộ như vận hành van, điều tiết cấp nước, lắp đặt bơm tăng áp di động, vận hành mang lưới cấp nước phân khu theo giờ, huy động các xe stec hỗ trợ cấp nước những đối tượng ưu tiên như bệnh viện, trường học…
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng ty lê thât thoat nươc con cao, do đó Sở Xây dựng Hà Nội cân co giải pháp chống thất thoát nước. Ảnh: Thành An
Đăc biêt, thời gian sửa chữa, khắc phục không kéo dài quá 10 giờ/1 điếm vỡ; tập trung thi công hoàn thành tuyến truyền dẫn cấp nước số 2 sông Đà, trạm bơm tăng áp Tây Mỗ và đoạn tuyến từ trạm tăng áp đến vành đai 3 như cam kết…
“Mục tiêu của Sở là bảo đảm chất lượng nước, bảo đảm sản xuất và cung cấp với tổng công suất khoảng 1.046.479 m3/ngày đêm” – Giám đốc sở Xây dựng Hà Nội nêu.
Liên quan đến vấn đề này, tại phiên hop tâp thê UBND TP thang 4 đê thao luân môt sô nôi dung thuôc thâm quyên UBND TP do ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chủ trì ngày 19.4, Trưởng ban Đô thị Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho rằng, Sở Xây dựng cần bổ sung thêm phụ lục nêu rõ nhu cầu nước và dự báo nhu cầu tăng thêm, trên cơ sở đó khẳng định khả năng đáp ứng cho từng khu vực; đồng thời chủ động các phương án cấp nước. Về giải pháp, cần đưa ra cụ thể về điều tiết cung cấp nguồn nước khi xảy ra sự cố mất nước; giải pháp giảm thiểu thất thoát nước.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh: “Chất lượng nước sạch cần chú trọng hơn. Những nhà máy cung cấp nước sạch mà nước không đảm bảo chất lượng phải đóng cửa và có phương án cung cấp nước sạch cho dân cư khu vực đó”.
Đồng tình với các ý kiến trên, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị Sở Xây dựng tiếp thu và cần nêu rõ cụ thể những điểm có nguy cơ thiếu nước và giải pháp cung cấp nước cho người dân khu vực đó. Giải pháp chống thất thoát nước cũng cần được nêu rõ trong kế hoạch.
“Ty lê thât thoat nươc con cao, cân co giải pháp chống thất thoát nước. Những địa điểm, địa bàn có nguy cơ thiếu nước phai co kê hoach bô sung cu thê; phân công trach nhiêm, phân viêc cụ thể cua tưng đơn vi đê ứng phó khi xảy ra sự cố cấp nước sạch” – Chủ tịch Hà Nội nói về vấn đề cấp thiết trên.
Bên cạnh đó, chất lượng nước cũng là vấn đề mà Chủ tịch Hà Nội lưu tâm, ông Chung đề nghị Sở Xây dựng phải lắp đặt thêm thiết bị lọc để tiến tới đến năm 2020 nước sạch có thể uống được ngay tại vòi; Sở Y tế cần thương xuyên tăng cường kiểm tra chất lượng nước sạch, công khai đê ngươi dân biêt.
Theo Danviet
Sawaco ra tối hậu thư buộc dân mua nước sạch
Nhiều hộ dân cho rằng việc Sawaco "ép" họ xài nước máy, trong khi nước của Sawaco cung cấp vẫn đục, vẫn rất yếu khiến họ không phục
Thông tin từ Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - Sawaco - cho hay tháng 5-2018, nhiều hộ dân không sử dụng nước sạch ở quận 12 và huyện Hóc Môn, TP HCM sẽ bị thu hồi đồng hồ nước. Để chuẩn bị cho việc này, cuối tháng 3 vừa qua, người dân ở phường Đông Hưng Thuận (quận 12) nhận được "tối hậu thư" sẽ bị cắt đồng hồ nước nếu không sử dụng nước máy.
"Chơi ép"
Theo nội dung "tối hậu thư" do lãnh đạo Công ty CP Cấp nước Trung An (thành viên trực thuộc Sawaco) thì đơn vị này sẽ tháo dỡ đồng hồ nước đối với những khách hàng không sử dụng trong 3 kỳ liên tiếp. Sau khi bị tháo dỡ đồng hồ, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng nước máy trở lại thì phải thanh toán chi phí gắn đồng hồ nước theo biểu giá quy định từ 4 - 7 triệu đồng.
Phản ứng trước thông báo trên, nhiều hộ dân ở phường Đông Hưng Thuận cho rằng Sawaco làm vậy là ép người tiêu dùng. Bởi ai đến khu vực này mới thấy nước do Sawaco cung cấp vẫn đục và rất yếu nên nhiều hộ mới không xài. Bà Trần Thị Hà (ngụ nhà số B393 đường số 27, khu phố 3A, phường Đông Hưng Thuận) cho biết thỉnh thoảng mở vòi thì nước máy có màu đục như màu trà đá. Sau đó, bà phải xả vài thùng thì nước mới trong và có thể dùng để nấu ăn, tắm giặt được. Theo bà Hà, nước đục bất kỳ thời điểm trong ngày và gia đình bà đã phải bỏ đi cả đống quần áo khi dùng nước máy giặt đồ.
Nhiều hộ dân vẫn dùng nước giếng khoan là vì nước máy hay đục và yếu.
Cùng chung cảnh ngộ, gia đình bà Đinh Thị Bảo, ngụ nhà số B390 đường số 27, cũng thấy bất an vì nước sạch mà lại có màu vàng, thậm chí là màu đen. Nhiều lần, bà Bảo phải đổ đi bồn nước cả khối vì lỡ bơm nước máy có màu vàng. "Vì vậy, gia đình tôi hạn chế xài nước máy chứ không phải không muốn xài" - bà Bảo khẳng định.
Một số hộ khác cũng cho biết vào ban đêm nước hay bị đục, khi gọi điện lên thắc mắc với công ty cấp nước thì được trả lời là do súc xả đường ống. Cách đây không lâu, đơn vị cấp nước đã cắt nước một hộ dân vì không dùng nước trong 3 tháng. Nguyên nhân là hộ này rao bán nhà và ở chỗ khác, đến khi chủ mới về thì không biết nhà bị cắt nước nên phải đóng 650.000 để gắn lại đồng hồ nước.
Tình trạng nước đục, yếu cũng diễn ra ở khu dân cư chùa Tế Độ phường 11, quận Gò Vấp. Theo tìm hiểu, khu vực này mới gắn đồng hồ nước được hơn 2 năm qua. Một hộ dân trong hẻm 15 đường số 8 cho biết mỗi tuần phải cọ rửa bồn chứa nước một lần vì mảng bám màu vàng quanh thành bồn. Ngoài ra, khi về chiều hoặc vào 2 ngày cuối tuần thì nước bị yếu trầm trọng nên nhiều người xài nước giếng.
Tương tự, anh T.M.T (ngụ đường số 8, khu phố 1, phường Linh Đông, quận Thủ Đức) cũng khá bất ngờ khi mở vòi nước buổi sáng thì thấy màu vàng khè. Nhiều lần như vậy, anh T. mới "ngộ" ra là nước sạch không hề sạch như khẳng định của đơn vị cấp nước. "Sáng ra đánh răng mà thấy nước vàng khè thì thôi đành xài nước giếng khoan cho lành" - anh T. nói và cho rằng chất lượng nước như vậy mà Sawaco lại dùng chiêu cắt đồng hồ nước để buộc dân phải xài là không công bằng.
Vẫn quyết xử
Ông Võ Khánh Toàn, Phó Giám đốc Công ty CP Cấp nước Trung An, cho biết lý do tháo dỡ đồng hồ đối với các hộ dân không sử dụng nước là vì trong năm 2017, đơn vị đã giảm 50% giá nước ở định mức 1 trong 3 tháng liên tiếp đối với các khách hàng không sử dụng nước trong 3 kỳ hóa đơn. Mặc dù vậy, chỉ có 9.244/21.881 khách hàng tham gia chương trình này. Do đó, Công ty Cấp nước Trung An thông báo lần cuối đến khách hàng không sử dụng nước về việc tháo dỡ đồng hồ. Nếu các hộ dân vẫn không có nhu cầu sử dụng nước do đơn vị này cung cấp thì sẽ thu hồi đồng hồ bắt đầu từ tháng 5.Theo ông Toàn, các khách hàng không sử dụng nước sạch dù đã gắn đồng hồ đa phần dùng nước giếng để tiết kiệm vì chỉ cần dùng máy bơm và cắm điện mà không phải đóng phí môi trường. Theo đó, đối với những đồng hồ nằm ngoài bất động sản thì sẽ thu hồi đồng hồ về, còn đồng hồ nằm trong nhà thì chỉ cắt nước bởi họ không có ở nhà. Lý do thu hồi đồng hồ là theo hợp đồng khi gắn đồng hồ cho khách hàng thì đồng hồ được gắn miễn phí, là tài sản của công ty nên khách hàng không có nhu cầu sử dụng nữa thì công ty lấy lại.
Lãnh đạo Công ty CP Cấp nước Trung An cũng thông tin thêm TP đã có chỉ đạo các quận - huyện vận động người dân sử dụng nước sạch nhưng tỉ lệ hộ dân không sử dụng vẫn ở mức cao. Nguyên nhân một phần là chưa có chế tài đối với các hộ dân sử dụng nước giếng khoan hoặc thu phí bảo vệ môi trường đối với các hộ này.
Trong khi đó, một lãnh đạo Công ty CP Cấp nước Thủ Đức cho rằng nước đục là do trong quá trình súc xả đường ống thì có các mảng bám thành ống bung ra và hòa vào mạng lưới cấp nước. Tuy nhiên, tình trạng nước đục không diễn ra thường xuyên mà chỉ xảy ra cục bộ ở một vài tuyến chính khi thực hiện súc xả. Một lý do khác khiến nước đục là trong quá trình thi công các công trình hạ tầng ngầm làm bể đường ống dẫn đến đất đá bị trôi vào trong đường ống.
Hàng chục ngàn đồng hồ nước bỏ khôngÔng Võ Khánh Toàn thông tin số lượng khách hàng không sử dụng đồng hồ nước nhiều nhất là huyện Hóc Môn rồi đến 2 quận 12 và Gò Vấp.Điều đáng nói là những địa phương này được Công ty CP Cấp nước Trung An phát triển mạng lưới và gắn rất nhiều đồng hồ trong 3 năm từ 2015-2017 theo Nghị quyết 35 của HĐND TP. Tổng cộng, 3 địa phương này có 46.000 đồng hồ không sử dụng, còn số đồng hồ sử dụng thấp (từ 1-4 m3/tháng) là 68.000 đồng hồ trên tổng số 310.000 đồng hồ.
Theo Sỹ Đông (Người lao động)
TPHCM: Hơn trăm nghìn hộ dân "chê" nước sạch TPHCM đặt chỉ tiêu 100% hộ dân được sử dụng nước sạch và chủ trương hạn chế khai thác nước ngầm. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là hơn 100.000 hộ dân được cấp nước sạch tại nhà nhưng không sử dụng (đồng hồ nước có chỉ số 0m3), ngoài ra còn có hơn 44.000 hộ dân sử dụng nước sạch...