Nhật Bản gửi máy lọc nước sạch cho người dân gặp thiên tai
Sáng 8.11, Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là JICA) viện trợ cho người dân 2 tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam 105 máy lọc nước sạch, chuyển trực tiếp từ Nhật Bản sang.
Tại Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng), đại diện JICA trao biểu trưng viện trợ 105 máy lọc nước sạch cho Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Đây là đợt hàng viện trợ thứ 2 hỗ trợ các địa phương gặp thiên tai.
Đại diện JICA cũng gửi lời chia buồn sâu sắc, cùng cảm thông, sẻ chia trước mất mát của người dân Việt Nam khi vừa gánh chịu cơn bão số 12 và mưa lũ kéo dài ở miền Trung, ngay sau khi vừa xảy ra mưa lũ ở phía Bắc, đồng thời gửi gắm hi vọng người dân, chính quyền sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Số hàng viện trợ gồm 105 máy lọc nước sạch này đã được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản bằng máy bay về đến sân bay Đà Nẵng lúc 15 giờ 30 phút chiều 7.11.
Các thiết bị này giúp người dân vùng bão lũ xử lý nước kịp thời, có nước sạch phục vụ sinh hoạt.
Hiện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đang khẩn trương làm việc với các ban ngành liên quan cùng 2 địa phương sớm chuyển hàng đến người dân.
Theo thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, bão số 12 và mưa lũ làm 99 người chết và mất tích, hơn 120.000 nhà sập đổ, tốc mái, ngập gần 8.000 ha lúa, 14.500 ha hoa màu, trôi dạt 25.000 lồng hải sản, chìm, hư hỏng 1.300 tàu cá.
Theo Nguyễn Tú (Thanh Niên)
Video đang HOT
Kinh hoàng hiện trường 8 tàu hàng bị chìm, 11 người chết
Cơn bão số 12 đã nhấn chìm 8 tàu hàng trên vùng biển Quy Nhơn (Bình Định). Tại hiện trường, khung cảnh xơ xác, tan hoang bao trùm.
Theo UBND tỉnh Bình Định, bão số 12 đổ bộ đã nhấn chìm 8 tàu chở hàng neo đậu ở phao số 0, cảng Quy Nhơn. Một tàu mắc cạn với 84 thuyền viên bị nạn.
71 thuyền viên còn sống đã được cứu. 11 thi thể được trục vớt, trong đó, nhận dạng được 5 thi thể là thủy thủ của tàu gặp nạn. Hiện vẫn còn nhiều người mất tích đang được tìm kiếm.
Nguy cơ các tàu hàng bị chìm sẽ gây ra tình trạng tràn dầu, ô nhiễm môi trường trên vùng biển Quy Nhơn là rất lớn.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, đây là vụ chìm tàu chưa từng có với số lượng "kỷ lục" trong lịch sử của địa phương.
"Tỉnh Bình Định đã tập trung mọi lực lượng để cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân trong vụ chìm tàu. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện nỗi lo lớn là nếu xảy ra sự cố tràn dầu ở ngay vịnh Quy Nhơn thì chắc chắn sẽ là thảm họa. Cả môi trường sống, hoạt động đánh bắt hải sản, kinh doanh du lịch đều bị đe dọa. Vì vậy, tỉnh mong Bộ Tài nguyên & Môi trường và cơ quan trung ương hỗ trợ trục vớt tàu lên bờ an toàn", ông Tùng lo lắng.
Đi thực tế hiện trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà yêu cầu, nhanh chóng tìm kiếm cứu người và trục vớt tàu lên bờ.
"Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, an toàn 100% cả con người và môi trường, không được để xảy ra sự cố tràn dầu", ông Hà lưu ý.
Nguy cơ mất an toàn hàng hải tiềm ẩn khi tàu lưu thông.
Khung cảnh tan hoang, xơ xác.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ với mất mát của các chủ tàu. Ông đề nghị tỉnh Bình Định làm việc với doanh nghiệp bảo hiểm liên quan và tác động để các đơn vị hợp đồng trục vớt xem xét "chia sẻ chi phí cần thiết". Với trách nhiệm pháp lý từng bên, điểm nào còn "mập mờ" phải được làm sáng tỏ.
Cơ quan chức năng Trung ương và tỉnh Bình Định đang lên phương án trục vớt 8 tàu hàng bị chìm.
Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Ảnh: D.T
Vì đâu nên nỗi?
Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay: "Tại thời điểm xảy ra bão, có 104 tàu hàng (10 tàu nước ngoài) vào neo đậu trú bão tại cảng Quy Nhơn. Theo quy hoạch được Bộ GTVT phê duyệt thì cảng này tối đa chỉ chứa khoảng 30 tàu hàng. Nếu đậu sát thì gây thiệt hại lớn nên đã ưu tiên sắp xếp vị trí tàu đánh cá trước và 53 tàu hàng, còn lại 51 tàu buộc phải neo ở phao số 0. Mặc dù, 30 tàu đã phát tín hiệu xin vào cảng Quy Nhơn nhưng không còn chỗ nên đành chịu vì cho vào thì thiệt hại vô cùng lớn".Ngay sau khi sự cố xảy ra, tỉnh Bình Định tập trung mọi lực lượng ứng cứu người bị nạn. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đang lo ngại sự cố chìm tàu sẽ gây ách tắc trong việc lưu thông ra vào của tàu thuyền tại cảng Quy Nhơn và khi vớt tàu lên có khả năng xảy ra sự cố tràn dầu. Vì vậy, tỉnh Bình Định đã kiến nghị Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn, hỗ trợ xử lý khi có sự cố tràn dầu.
Theo Danviet
Bình Định báo cáo trực tuyến với Thủ tướng vụ hàng loạt tàu bị chìm Có 8 tàu hàng đã chìm trên vùng biển Quy Nhơn (Bình Định), hiện nay lực lượng chức năng đã tìm thấy 10 người tử vong. Chiều nay (6.11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo thiệt hại và biện pháp khắc phục hậu quả do cơn bão số 12 gây ra. Tại...