Quan hệ Trung Quốc-ASEAN: Mười năm nhìn lại
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác Trung Quốc – ASEAN, giữa lúc hai bên đối mặt với nhiều thách thức để có thể duy trì quan hệ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) hội đàm với Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh (phải).
Trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc chủ trương thực thi chiến lược “quyền lực mềm” trong khu vực. Từ những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu hâm nóng quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á bằng cách thắt chặt các quan hệ kinh tế, hợp tác phát triển và ngoại giao văn hóa.
Trung Quốc-ASEAN xây dựng quan hệ đối tác đối thoại năm 1996. Năm 1997, Hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN đầu tiên ra tuyên bố chung, định hướng quan hệ đối tác trong thế kỷ 21 hướng tới xây dựng tình hữu nghị và lòng tin lẫn nhau. Về vấn đề Biển Đông, hai bên đạt được Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nhất trí thảo luận hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Trung Quốc và ASEAN cũng trở thành đối tác phát triển quan trọng. Về kinh tế, hai bên thành lập Hiệp định thương mại tự do (ACFTA), có hiệu lực từ năm 2010. Năm 2012, giá trị thương mại của Trung Quốc và ASEAN là 400 tỷ USD và giá trị đầu tư song phương đạt 100 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo ông Vannarith Chheang, giám đốc điều hành Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia, Trung Quốc và ASEAN vẫn còn một chặng đường dài để xây dựng quan hệ đối tác thực sự. Trong suốt chặng đường ấy, các bên nhất thiết phải đầu tư mạnh mẽ và thiết thực hơn nữa để xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Video đang HOT
Ông Vannarith cho rằng chính sách “xoay trục” về châu Á của Mỹ và vai trò ngày càng tăng của các thế lực trung gian khác đang đặt ra nhiều thách thức đối với chính sách khu vực của Trung Quốc.
Mỹ đang cân chỉnh chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương và bối cảnh khu vực đang trải qua những thay đổi sâu sắc đòi hỏi Trung Quốc phải nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng lòng tin chiến lược và cải thiện quan hệ với Đông Nam Á. Để làm được điều đó, theo ông Vannarith, Trung Quốc cần xem xét và xác định lại chính sách khu vực của họ, trong đó cần tăng cường và thúc đẩy các tổ chức và cơ chế đối thoại, thảo luận khu vực.
Nếu không xây dựng được quan hệ mạnh mẽ với Đông Nam Á, Trung quốc sẽ đối mặt với nhiều thách thức to lớn trong chiến lược mở rộng quyền lực ra châu Á-Thái Bình Dương cũng như thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế, các kế hoạch tăng cường quyền lực hàng hải cũng như thúc đẩy kinh tế hàng hải của Trung Quốc đang trở thành trở ngại lớn trong nỗ lực thắt chặt quan hệ với ASEAN. Thái độ quyết đoán và sự hiện diện ngày càng tăng của các lực lượng quân sự lẫn dân sự của Trung Quốc ở Biển Đông thậm chí khiến các quốc gia Đông Nam Á không chỉ quan ngại mà còn bức xúc.
Những yếu tố trên làm gia tăng một số nhận thức rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với khu vực cũng như khiến quan hệ giữa “con rồng châu Á” (Trung Quốc) và các láng giềng Đông Nam Á sứt mẻ rạn nứt, thậm chí chuyển từ đối tác sang đối thủ (như trường hợp của Philippines).
Nếu không tìm ra biện pháp hiệu quả để giải quyết các thách thức trên, Trung Quốc sẽ để tuột mất một số lợi thế chiến lược so với các cường quốc lớn khác trong cuộc đua thiết lập và mở rộng không gian kinh tế cũng như chiến lược trong khu vực.
Trung Quốc và ASEAN đã cam kết không để cho căng thẳng Biển Đông ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ song phương. Tuy nhiên, hai bên vẫn phải nỗ lực hơn nữa để thích ứng với bối cảnh an ninh mới trong khu vực.
Trong đó, điểm quan trọng cốt lõi là hai bên cần phát triển nền tảng chiến lược bao gồm, lòng tin, thái độ tôn trọng lẫn nhau cũng như sự cân bằng trong việc thúc đẩy những lợi ích riêng và đảm bảo các lợi ích chung. Nói cách khác, việc cân bằng các lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực chính là vấn đề then chốt để tăng cường và thắt chặt quan hệ Trung Quốc- ASEAN.
Tóm lại, để đạt được điều này, Trung Quốc và ASEAN phải tập trung cải thiện và phát triển các cơ chế khu vực có trung tâm là ASEAN, tăng cường tính minh bạch chiến lược, duy trì tham vấn và đàm phán chân thành, thẳng thắn ở các cấp độ đa phương và song phương.
Theo vietbao
Quốc hội Australia, Việt Nam ký thỏa thuận lịch sử
Hôm (22/5), tại thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hạ viện Australia Anna Burke và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã ký kết thỏa thuận hợp tác lịch sử giữa quốc hội hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Hạ viện Australia Anna Burke ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước. Ảnh: TTXVN
Thỏa thuận hợp tác trên sẽ phát triển hơn nữa quan hệ giữa quốc hội hai nước thông qua việc tạo dựng khuôn khổ cho việc phát triển các mối liên hệ toàn diện và gắn bó hơn. Đây là một thỏa thuận rất có ý nghĩa trong bối cảnh Australia và Việt Nam đang kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Chủ tịch Hạ viện Australia Anne Burke cho biết, thỏa thuận này sẽ chính thức hóa các hoạt động trao đổi đang diễn ra đồng thời mở rộng quan hệ giữa các thành viên của hai cơ quan lập pháp. Bà Burke phát biểu: "Australia và Việt Nam là những người bạn tuyệt vời với những mối quan hệ càng ngày càng lớn mạnh. Và tất nhiên chúng ta gắn bó với nhau nhờ mối liên hệ giữa nhân dân với nhân dân được tạo ra bởi khoảng 220.000 người Úc gốc Việt - một bộ phận sống động của đất nước Australia".
"Thỏa thuận mà chúng ta vừa ký kết là một phần nữa của mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Australia và Việt Nam", bà Burke phát biểu
Theo Chủ tịch Hạ viện Australia, cho đến nay, hiệp định/chương trình/thỏa thuận quan hệ đối tác giữa hai nước bao gồm các cam kết cấp bộ và chính sách công trên các lĩnh vực: đầu tư, thương mại, giáo dục, khoa học và việc nâng cấp hoạt động đào tạo và hợp tác quốc phòng. Tuy nhiên, cho tới nay, quan hệ giữa hai quốc hội chưa được đề cập một cách đầy đủ trong hiệp định/chương trình/thoả thuận Quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
"Bằng việc ký kết thỏa thuận này, chúng ta đã thay đổi điều đó và đưa quan hệ giữa hai quốc hội lên một cấp độ mới. Vì vậy hôm nay là một ngày đầy hào hứng đối với Quốc hội Australia và việc ký kết thỏa thuận này giữa hai quốc hội là một cách phù hợp để kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam."
Quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai quốc hội sẽ bao gồm: Các chuyến thăm cấp cao, các chuyến đào tạo, các cuộc hội thảo và các hình thức trao đổi khác giữa hai quốc hội trong đó bao gồm cả các cuộc gặp chính thức tại các hội thảo quốc tế. Thỏa thuận cũng hướng tới mục tiêu tăng cường trao đổi các ý tưởng về việc phát triển các hệ thống pháp lý và dân chủ nhằm tằng cường công tác truyền thông, gia tăng hiểu biết lẫn nhau và tranh thủ kinh nghiệm hữu ích của mỗi bên.
Theo vietbao
Hà Nội chi 18.000 tỷ đồng hoàn thành đường vành đai 4 Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa duyệt mức kinh phí hơn 18.000 tỷ đồng để xây dựng tiếp đường vành đai 4 đoạn còn lại trên địa bàn thành phố từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến quốc lộ 32. Hiện công việc nghiên cứu, lập đề xuất dự án đang được giao cho các sở, ngành...