Quan hệ Nga Trung trong khủng hoảng Ukraine: Đối tác thời vụ hay bạn lâu dài?
Không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu. Trong khi Trung Quốc không tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine thì có lẽ không có quốc gia nào bị chú ý nhiều như Trung Quốc trong quan hệ với Nga hiện nay.
Ngày 4/2, chỉ 3 tuần trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và tái khẳng định sự hợp tác giữa hai quốc gia nhằm chống lại phương Tây.
Một tuyên bố dài 5.000 chữ được đưa ra sau đó nói rằng, quan hệ đối tác Nga – Trung Quốc là mối quan hệ hợp tác “không giới hạn” và “không có vùng cấm”. Vào thời điểm Nga tăng cường lực lượng ở biên giới với Ukraine, mối quan hệ này đã làm dấy lên nhiều lo ngại ở các nước châu Âu và rung lên hồi chuông cảnh báo sau khi chiến dịch quân sự của Nga bắt đầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Getty
Tình thế của Trung Quốc trong cuộc chiến Nga – Ukraine
Phương Tây mất kiên nhẫn trước điều mà họ cho là sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc dành cho Nga khi Bắc Kinh từ chối chỉ trích Moscow sau 4 tháng chiến tranh xảy ra. Phương Tây cũng cáo buộc Bắc Kinh đang lặp lại lập trường của điện Kremlin với NATO, phản đối sự hỗ trợ quân sự cho Kiev và lệnh trừng phạt chống Nga, mặc dù các nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố họ ủng hộ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Sau khi phương Tây thực hiện hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào nền kinh tế Nga, các quan chức Mỹ, trong đó có Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl cho rằng Moscow hầu như có rất ít sự lựa chọn ngoại trừ việc hợp tác với Bắc Kinh.
Chắc chắn, Trung Quốc cũng coi mối quan hệ với Nga – cường quốc duy nhất có đủ tầm ảnh hưởng để ủng hộ Bắc Kinh một cách thực chất, có vai trò vô cùng quan trọng về địa chiến lược. Cả hai quốc gia này đều có mục tiêu chung là đối phó với Mỹ và thay đổi trật tự thế giới mà phương Tây thiết lập.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự liên kết này, điều mà Bắc Kinh khẳng định là dựa trên nguyên tắc “không liên minh, không đối đầu và không nhắm vào các bên thứ ba”, có thể khiến Trung Quốc phải “trả giá” bằng mối quan hệ thương mại quan trọng với Bắc Mỹ và châu Âu – hiện chiếm hơn một nửa GDP thế giới.
Trong khi đó, Nga đang được hưởng lợi từ mối quan hệ ngày càng phát triển với Trung Quốc – thị trường nhộn nhịp nhất thế giới. Từ khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga đã tăng sự phụ thuộc tài chính vào Trung Quốc. Nếu không có Nga, Trung Quốc sẽ bị Mỹ cô lập trên một loạt lĩnh vực từ thương mại đến công nghệ, ngoại giao và quân sự.
Nga cho biết mối quan hệ với Trung Quốc là một ưu tiên về chính sách đối ngoại. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhận định đây thực sự là mối quan hệ song phương có “tiềm năng vô tận”.
Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Putin cũng gọi đây là mối quan hệ đang ở mức cao nhất từ trước đến nay và liên tục được cải thiện. Hai quốc gia cùng tìm kiếm những cơ hội hợp tác sâu hơn về quan hệ quốc phòng mà nhà lãnh đạo Nga cho rằng có thể “thay đổi cấu trúc an ninh khu vực Đông Bắc Á”.
Trung Quốc tuyên bố nước này hợp tác với Nga để “bảo vệ trật tự quốc tế với Liên Hợp Quốc làm trung tâm”.
Bạn lâu dài?
Một cuộc khảo sát công bố ngày 20/6 của Foreign Affair đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia quan hệ quốc tế về triển vọng mối quan hệ Nga – Trung Quốc về dài hạn.
Ông Svetlana Krivokhizh, giáo sư tại Khoa Nghiên cứu châu Á và châu Phi tại Đại học HSE ở Moscow cho rằng: “Việc duy trì mối quan hệ song phương tốt đẹp là một lựa chọn thực tế cho cả Nga và Trung Quốc bởi họ có cùng quan điểm về quản trị toàn cầu và nền kinh tế của họ bổ trợ cho nhau”.
“Tuy nhiên, liệu hai quốc gia có thể giải quyết những khác biệt trong mối quan hệ này những năm tới hay không vẫn là điều không chắc chắn”, chuyên gia này bình luận.
Trong khi đó Bonny Lin, giám đốc Dự án nghiên cứu Quyền lực Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cũng nhất trí rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục kéo dài.
“Khi cạnh tranh Mỹ – Trung gia tăng, Trung Quốc sẽ nhận thấy việc làm sâu sắc quan hệ với Nga có nhiều giá trị hơn, với tư cách là một đối tác chiến lược thân thiết. Thậm chí, nếu Nga suy giảm sức mạnh do cuộc chiến ở Ukraine thì Trung Quốc vẫn tin rằng Moscow có thể giành lại quyền lực trong những thập kỷ tới”.
Đồng quan điểm với chuyên gia Bonny Lin, bà Bonnie Glaser, giám đốc Chương trình châu Á thuộc Quỹ Marshall Đức tại Mỹ nhận định: “Mặc dù không phải tất cả lợi ích của Nga và Trung Quốc đều trùng khớp với nhau nhưng cả Bắc Kinh và Moscow đều muốn làm suy yếu ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ, cũng như điều chỉnh hệ thống quốc tế để có lợi hơn cho những lợi ích chung của họ”. Bà Bonnie Glaser cũng cho rằng mối quan hệ này “sẽ không thay đổi trong tương lai gần”.
Jude Blanchette, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cũng cho rằng quan hệ Nga – Trung sẽ kéo dài.
“Không có cường quốc nào khác có cùng quan điểm về thế giới với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Bắc Kinh như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Moscow. Điều đó sẽ không thay đổi và đó là lý do tại sao Bắc Kinh từ chối chỉ trích Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine”.
Hay đối tác thời vụ?
Tuy nhiên, quan điểm của các chuyên gia vẫn rất chia rẽ về bản chất cũng như xu hướng của mối quan hệ Nga – Trung. Chuyên gia Wang Jisi, Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Peking ở Bắc Kinh cho rằng, mối quan hệ hợp tác Nga – Trung sẽ không kéo dài lâu.
“Mối liên kết hay quan hệ hữu nghị chỉ kéo dài khi hai bên không chỉ thể hiện sự đoàn kết mà còn nỗ lực để thảo luận về những bất đồng một cách thẳng thắn và cởi mở. Liên minh Liên Xô – Trung Quốc vào những năm 1950 được khẳng định là mối quan hệ không thể phá vỡ nhưng những khác biệt vẫn xuất hiện và sự hữu nghị sớm biến thành thù địch”.
Alina Polyakova, Chủ tịch Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu cũng cho rằng quan hệ Nga – Trung sẽ không kéo dài.
“Quan hệ Nga – Trung như là một liên minh sẽ không kéo dài bởi đây là quan hệ đối tác không thực chất. Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đẩy Bắc Kinh vào vị thế khó xử khi Trung Quốc có lợi ích kinh tế với phương Tây”.
“Khoảng cách quyền lực quốc gia toàn diện giữa Nga và Trung Quốc ngày càng nới rộng”, Giáo sư Feng Yujun thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Fudan Thượng Hải cho hay.
“Sự phát triển của Trung Quốc đạt được là nhờ trật tự quốc tế hiện nay trong khi Nga muốn thay đổi nó một cách mạnh mẽ”./.
Áp lực của phương Tây đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau
Nga đang tích cực hợp tác với Trung Quốc thông qua thực hiện các dự án chung trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có vấn đề khí đốt
Hãng thông tấn TASS ngày 30/1 dẫn lời Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin cho biết, các bước đi không thân thiện của phương Tây chống lại Nga và Trung Quốc đang thúc đẩy Moskva và Bắc Kinh tiến tới hợp tác song phương chặt chẽ hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Putin trong mộc cuộc gặp song phương. Ảnh: eastasiaforum.org
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Sunday Times, ông Kelin nêu rõ: "Chúng tôi hiện có mối quan hệ tốt nhất với Trung Quốc. Có thể đây là thời kỳ tốt đẹp nhất trong quan hệ của chúng tôi, điều chưa từng có trước đây. Trung Quốc cũng đang trải qua những áp lực tương tự như Nga từ các đồng minh NATO, đặc biệt là từ Mỹ. Tôi chắc chắn rằng họ đang thúc đẩy chúng tôi xích lại gần nhau hơn".
Theo nhà ngoại giao Nga, Moskva đang tích cực hợp tác với Trung Quốc thông qua thực hiện các dự án chung trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có vấn đề khí đốt. "Tôi có thể nói rằng, về mặt cung cấp khí đốt và dầu mỏ cho Trung Quốc, Trung Quốc là một đối tác rất tiềm năng, bởi vì nước này có một thị trường rộng lớn và cần khá nhiều [nguồn lực]. Chúng ta có thể xây dựng nhiều hơn nữa đường ống dẫn đến Trung Quốc hơn là đến châu Âu và nó sẽ có lợi hơn nhiều", ông Kelin nói và lưu ý thêm rằng Trung Quốc là một "đối tác rất triển vọng".
EU tung "vũ khí" làm khó Nga xuất khẩu dầu ra thế giới Ngoài bổ sung lệnh cấm vận với dầu nhập khẩu từ Nga, Liên minh châu Âu (EU) cũng có bước đi khác nhằm khiến Moscow gặp khó khăn trong việc đưa dầu đi ra thị trường toàn cầu. Một cơ sở lọc dầu của Nga (Ảnh: Reuters). Trong gói trừng phạt thứ 6 chống lại Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine,...