Quận Hai Bà Trưng: Hàng trăm cán bộ chiến sỹ, đoàn viên thanh nhiên tích cực tham gia “tiếp sức mùa thi”
Để phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay, tại quận Hai Bà Trưng, Đội Cảnh sát giao thông số 4 – Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội đã huy động hơn 50 cán bộ chiến sỹ phối hợp với gần 100 đoàn viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Hai Bà Trưng cùng tham gia các hoạt động “ Tiếp sức mùa thi”.
Thực hiện các hoạt động tình nguyện tiếp sức mùa thi năm 2020, trong 3 ngày 8, 9, 10/8/2020, Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 phối hợp với Quận đoàn Hai Bà Trưng tổ chức tiếp sức mùa thi tại 6 điểm trường trên địa bàn quận diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT, gồm: Trường THPT Thăng Long, Trường THCS Tô Hoàng, Trường THCS Lê Ngọc Hân, Trường THPT Trần Nhân Tông, Trường THCS Hà Huy Tập, Trường THCS Ngô Gia Tự.
Điểm thi Trường THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng) sáng 9/8
Trong đó, ở mỗi điểm thi, Quận đoàn bố trí 10 – 15 đoàn viên và Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 bố trí các đồng chí cán bộ chiến sỹ, cùng tích cực tham gia các hoạt động như: Hướng dẫn làm hồ sơ dự thi; đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trước cổng điểm trường và các tuyến, nút giao thông trọng điểm; cấp phát khẩu trang, nước rửa tay phòng chống dịch Covid-19, cấp phát nước uống tại các điểm trường…
Đoàn viên thanh niên quận Hai Bà Trưng hỗ trợ hướng dẫn thí sinh xếp hàng đảm bảo khoảng cách và được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào phòng thi
Ghi nhận tại điểm thi Trường THCS Tô Hoàng, ngay từ 6h sáng nay (9/8), phục vụ ngày thi đầu tiên, Quận Đoàn Hai Bà Trưng huy động 15 đoàn viên cùng Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 tích cực thực hiện các hoạt động “Tiếp sức mùa thi”, như: Hỗ trợ phát nước miễn phí, đồ ăn nhẹ, quạt giấy, khẩu trang, xịt khuẩn tay; hướng dẫn các thí sinh vào phòng thi… Đội phản ứng nhanh giao thông còn tham gia hướng dẫn giao thông trước cổng trường.
Video đang HOT
Tại điểm thi Trường THCS Tô Hoàng, để phục vụ ngày thi đầu tiên, Quận Đoàn Hai Bà Trưng huy động 15 đoàn viên thanh niên cùng Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 tích cực thực hiện các hoạt động “Tiếp sức mùa thi”
Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, Thượng úy Đào Thế Phương – Đội Cảnh sát giao thông số 4 cho biết: Ở cả 6 điểm thi, Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 đều bố trí 1 đồng chí thực hiện phân luồng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước cổng trường. Cùng đó, riêng tại hai điểm thi là Trường THPT Thăng Long và Trường THCS Tô Hoàng, Đội còn bố trí 3 đồng chí tham gia tiếp sức mùa thi gồm phát nước, phát khẩu trang miễn phí, sát khuẩn tay cho các thí sinh… Các đồng chí có mặt tại mỗi điểm thi ít nhất 45 phút trước giờ thí sinh vào thi, để góp phần đảm bảo cho các em vào phòng thi một cách tốt nhất.
Cán bộ chiến sỹ Đội Cảnh sát giao thông số 4 phát nước miễn phí cho thí sinh trước khi vào phòng thi
“Ngoài các hoạt động này, tổ tuần tra lưu động trên tuyến của Đội luôn sẵn sàng ứng trực để nếu xảy ra vấn đề đột xuất như có thí sinh quên hồ sơ thi, hỏng xe trên đường đến trường thi… thì tổ kịp thời hỗ trợ các em đến điểm thi nhanh nhất. Bên cạnh những cán bộ chiến sỹ tại các điểm thi, Đội còn bố trí hơn 40 cán bộ chiến sỹ trực trên các tuyến phố để tuần tra, kiểm soát lưu thông trên đường, giúp kịp thời giải tỏa nếu xảy ra ùn tắc giao thông” – Thượng úy cho hay.
Ở cả 6 điểm thi tại quận Hai Bà Trưng, Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 đều bố trí 1 đồng chí thực hiện phân luồng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước cổng trường (Ảnh: Phụ huynh đứng đợi con vào phòng thi tại vỉa hè trước cổng Trường THCS Tô Hoàng
Ngóng theo con đang vào phòng thi tại điểm thi Trường THCS Tô Hoàng, ông Lê Tuấn Hải (trú tại quần Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đứng đợi ở đây đến khi con vào phòng thi thì mới yên tâm ra về.
Từ chiều qua đến nay, tôi nhận thấy những hoạt động “tiếp sức mùa thi” do các chiến sỹ cảnh sát giao thông và đoàn viên thanh niên quận Hai Bà Trưng thực hiện rất tốt, chu đáo, nhiệt tình; đảm bảo giao thông trước cổng trường luôn thông thoáng, không xảy ra tình trạng ùn tắc. Những việc làm này có ý nghĩa càng góp phần giúp chúng tôi và con em an tâm hơn trong Kỳ thi. Tôi hy vọng con sẽ có tinh thần làm bài thi một cách tốt nhất”.
Nhiều ngã rẽ khi trượt lớp 10 công lập
Câu hỏi học sinh sẽ về đâu nếu trượt lớp 10 công lập vẫn luôn được bậc phụ huynh, học sinh đặc biệt quan tâm, lo lắng. Càng đến gần kỳ thi, mối lo này càng trĩu nặng. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, vào lớp 10 công lập không phải là con đường duy nhất.
Thí sinh làm bài thi môn Văn tại Hội đồng thi Phan Đình Phùng. Ảnh: Hải Linh
"Thừa" hơn 24.000 học sinh
Theo chỉ tiêu mới được Sở GD&ĐT TP Hà Nội công bố, sẽ có hơn 24.000 học sinh không được tham gia học tập tại các lớp 10 của 223 trường công lập. Cụ thể, năm học này, Hà Nội tuyển sinh vào lớp 10 THPT dự kiến sẽ có 90.730 học sinh dự thi (tăng 5.776 học sinh so với năm học 2019 - 2020). Trong khi đó, các trường công lập năm nay chỉ tuyển 66.776 học sinh. Trong số này, trường công lập tự chủ tuyển 2.788 học sinh, trường ngoài công lập tuyển 21.450 học sinh. Các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) tuyển hơn 8.000 học viên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tuyển 8.472 học sinh.
Điều đáng nói, hầu hết các trường thuộc top đầu năm nay đều giảm chỉ tiêu tuyển sinh so với năm ngoái, trong khi, lượng học sinh dôi dư tăng vọt. Đơn cử, trường THPT Thăng Long, quận Hai Bà Trưng năm ngoái tuyển 675 học sinh nhưng năm nay chỉ nhận đào tạo 600 học sinh lớp 10. Cùng là "nốt trầm" trong tuyển sinh, trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình sẽ giảm 120 học sinh so với năm học trước (600 năm nay và 720 năm ngoái).
Sở GD&ĐT TP cho biết, thời gian tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 được ấn định vào ngày 17 và 18/7 tới, với 3 môn thi Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh (giảm 1 môn so với năm ngoái). Thí sinh tuyển vào lớp 10 THPT công lập sẽ được tính điểm xét tuyển theo nguyên tắc điểm môn Toán Ngữ văn (hệ số 2) và điểm môn Ngoại ngữ (hệ số 1) điểm ưu tiên (nếu có). Với các trung tâm GDTX, GDNN và trường THPT ngoài công lập có thể xét tuyển bằng điểm học bạ.
Giải mã cơn khát 2 chữ "công lập"
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, thầy Hà Xuân Nhâm - Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú, quận Đống Đa cho rằng: "Không nên nặng nề việc phải vào trường công hay trường thuộc top đầu nào đó. Bởi lẽ, trường tốt nhất là trường phù hợp với học sinh nhất". Thầy Nhâm phân tích, thật ra tư tưởng "sính" trường công xưa nay vẫn còn tồn tại, liên quan đến nhiều lý do, trong đó có yếu tố lịch sử. Trước đây, hệ thống giáo dục vẫn chủ đạo là các trường công, do đó, trong phần lớn tư tưởng người dân vẫn quen với mô hình đào tạo này. "Một số người dân vẫn nghĩ trường công là mô hình có bao cấp hoặc con em phải vào trường công mới danh giá, đúng hướng. Tuy vậy, suy nghĩ này đã dần thay đổi và cần được thay đổi mạnh mẽ. Các bậc phụ huynh nên dành thời gian tìm hiểu thêm về các nhà trường dân lập như các vấn đề về văn hóa, học phí, chương trình đào tạo để xem có phù hợp với gia đình mình hay năng lực của con em họ hay không" - thầy Nhâm nói.
Nhắc đến học phí, nhiều phụ huynh bộc bạch, về cơ bản, họ muốn con em họ được học trong môi trường có truyền thống, học phí vừa phải. Anh Nguyễn Văn Đông (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, có con năm nay thi lớp 10) cho biết: "Cả 2 vợ chồng tôi đều là công nhân, lương chỉ nhỉnh hơn 10 triệu đồng, trong khi đó phải nuôi 2 con nhỏ nên vấn đề học phí luôn là ưu tiên hàng đầu". Theo anh Đông tìm hiểu, học phí trường công trung bình chỉ từ 75.000 - 155.000 đồng mỗi tháng, trong khi đó, các trường dân lập, có mức từ 2 - 20 triệu đồng/tháng. Do vậy, sự lựa chọn trường dân lập là "bất khả thi" với vợ chồng anh Đông.
Không quá lo lắng đến vấn đề tài chính nhưng chị Ngô Diệu Thuý (ở quận Đống Đa, có con thi vào lớp 10) nhận định: "Gia đình tôi đã quen với nền nếp đào tạo tại các trường công, do vậy, vợ chồng tôi muốn con mình cũng sẽ vào học trường công. Tôi chưa chưa có ý định cho con vào học trường dân lập".
TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy) cho biết, người dân nên xóa tư tưởng "thi rớt công mới vào tư". Tuy nhiên, để học phí trường tư tiệm cận trường công, ông Hòa nhận định, các trường tư cần được đối xử công bằng như trường công, với sự đầu tư, ủng hộ mạnh mẽ từ chính sách Nhà nước.
Năm nay, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Dự kiến, 62% học sinh sẽ trúng tuyển vào trường THPT công lập, 2,6% theo học tại các trường THPT công lập tự chủ và khoảng 20% vào trường THPT ngoài công lập.
Ngoài học tại các trường THPT công lập và ngoài công lập, học sinh có thể theo học lớp 10 chương trình GDTX. Theo đó, 29 trung tâm GDNN, GDTX của các quận, huyện, thị xã đều có chỉ tiêu tuyển học sinh lớp 10 theo chương trình này.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại
Bảo đảm hai mục tiêu: Dạy học tốt, chống dịch lâu dài Ghi nhận tại Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), TP Hà Nội, đến ngày 3-5, nhà trường đã tổ chức tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn trường đến 14 lần, phun phòng dịch sốt xuất huyết... Đặc biệt, nhà trường cũng có riêng phòng y tế để chăm sóc sức khỏe cho HS, giáo viên trong tình huống có sự...