Quận Gò Vấp: Chỉ 63% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDPT mới
Sáng 20-8, Sở GD-ĐT TPHCM đã có buổi làm việc với Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (còn gọi là Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018) đối với cấp tiểu học.
Học sinh Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp) trong ngày khai giảng năm học mới
Tại buổi làm việc, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Phó Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp cho biết, tính đến tháng 8-2020, địa phương đã tổ chức cho 350 cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1 tham dự các lớp tập huấn trực tiếp.
Ngoài ra, đối với hai môn Toán và tiếng Việt, 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1 đã được bồi dưỡng theo hình thức tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận trong tổ, khối chuyên môn (có ghi nhận nội dung nghiên cứu, trao đổi, học tập trong biên bản tổ, khối) tại cơ sở.
Sau đó, Phòng GD-ĐT tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1 toàn quận làm bài thu hoạch trực tuyến theo hình thức trắc nghiệm trên hệ thống vào cuối mỗi đợt bồi dưỡng, môn Toán từ ngày 21 đến 23-12-2019, tiếng Việt từ ngày 6 đến 8-1-2020.
Song song đó, địa phương còn cử 3 cán bộ quản lý và 21 giáo viên cốt cán có trình độ, năng lực, kinh nghiệm vào đội ngũ cốt cán tham dự các lớp tập huấn do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT TP tổ chức và tham gia hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên đại trà.
Báo cáo tổng hợp của địa phương cho biết, tổng số giáo viên dạy nhiều môn ở lớp 1 năm học 2020-2021 trên địa bàn là 193 giáo viên, trong đó 191 người có trình độ đại học và 2 người trình độ cao đẳng. Toàn quận có 140 giáo viên tiếng Anh, 27 giáo viên âm nhạc, 24 giáo viên mỹ thuật, 54 giáo viên giáo dục thể chất và 24 giáo viên công nghệ.
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp thông tin, tất cả giáo viên được chọn dạy lớp 1 năm học 2020-2021 là những người đã có kinh nghiệm dạy lớp 1 năm học 2019-2020, không phải giáo sinh và giáo viên lớn tuổi sắp về hưu, đảm bảo trình độ chuyên môn đạt hoặc trên chuẩn theo quy định. Địa phương không bố trí dạy lớp 1 đối với những giáo viên không tham gia bồi dưỡng hoặc không đạt mức đánh giá theo yêu cầu ở nội dung bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK lớp 1 năm học 2020-2021.
Đặc biệt, để bổ sung lực lượng cho năm học mới, Gò Vấp đã tuyển dụng mới 74 giáo viên, trong đó dạy nhiều môn là 28 người, giáo dục thể chất 3 người, âm nhạc 2 người, mỹ thuật 5 người, công nghệ 6 người, tiếng Anh 29 người và tổng phụ trách 1 người. Như vậy, môn tiếng Anh là môn học được bổ sung giáo viên nhiều nhất trong năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Video đang HOT
Năm học 2020-2021, toàn quận Gò Vấp có 21 trường tiểu học. Tính đến ngày 10-8-2020, số lượng trẻ 6 tuổi (sinh năm 2014) vào lớp 1 là 7.819 em, tương ứng 193 lớp với sĩ số 41 học sinh/lớp. Tỷ lệ lớp học/phòng học là 906/757. Dự kiến số học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày là 4.897 em (tỷ lệ 63%).
Để giải quyết khó khăn về chỗ học, tổng số phòng học dự kiến sẽ được xây mới trong năm 2020 và những năm tiếp theo là 13 phòng.
Ông Trịnh Vĩnh Thanh bày tỏ, theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, 100% học sinh lớp 1 phải được học 2 buổi/ngày, lớp học đảm bảo điều kiện kê bàn ghế theo nhóm. Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của nhiều trường tiểu học trong quận, yêu cầu này là một thách thức không nhỏ do dân số tăng cơ học cao, hệ thống trường lớp của quận chỉ mới đảm bảo được chỗ học cho học sinh trong điều kiện sĩ số học sinh/lớp còn cao (nhiều nơi lên đến 50 học sinh/lớp), diện tích lớp học ở một vài đơn vị chưa đảm bảo đúng theo quy định.
Bên cạnh đó, nhiều trường hiện nay có sân chơi chật hẹp, do đó việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn khó khăn, thiếu phòng tập đa năng và các phòng nghe nhìn.
Toàn quận hiện còn phường 9 và phường 12 chưa có trường tiểu học công lập.
Riêng về công tác lựa chọn SGK, 100% trường tiểu học ở Gò Vấp chọn bộ sách “Chân trời sáng tạo” (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành). Thời điểm hiện tại, SGK đã được cung ứng về cho các trường, đảm bảo 100% học sinh lớp 1 có đủ SGK trước khi bắt đầu năm học mới. 100% cán bộ quản lý, giáo viên có đủ SGK, sách giáo viên và sách bổ trợ tham khảo.
Triển khai chương trình, sách giáo khoa mới: Tạo nền tảng học tập tốt cho học sinh
Thực hiện Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21-11-2017 của Quốc hội, năm học 2020 - 2021, học sinh lớp 1 trên cả nước chính thức học chương trình, sách giáo khoa mới.
Thời điểm này, những công việc cuối cùng của công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... đang được hoàn tất, sẵn sàng cho việc giảng dạy, tạo nền tảng học tập tốt nhất cho học sinh ngay từ lớp 1.
Một tiết học của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng). Ảnh: Nguyễn Quang
Tăng đầu tư, giảm quá tải
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 772 trường tiểu học và trường phổ thông có cấp tiểu học. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt khoảng 97%. Theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2020 - 2021, học sinh tiểu học phải được học 2 buổi/ngày, sĩ số ở mức 35 học sinh/lớp theo Điều lệ trường học.
Trong khi đó, tại Hà Nội, không hiếm trường học có số học sinh/lớp lên đến 50 hoặc thậm chí 55 em. Để giải quyết bài toán quá tải trong bối cảnh số lượng học sinh hằng năm liên tục tăng, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt, trong đó, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng bổ sung và mở rộng trường học là giải pháp trọng tâm.
Giải pháp nói trên được các địa phương chú trọng thực hiện. Như ở huyện Đan Phượng, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư để tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn từ trên 90% lên 100% vào cuối năm 2020, huyện đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng bổ sung trường và phòng học để duy trì số học sinh/lớp theo Điều lệ trường học một cách bền vững.
Bà Bùi Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng cho biết: Năm học 2020 - 2021, huyện Đan Phượng có 19 trường tiểu học, trong đó, riêng khối lớp 1 có 92 lớp với 2.300 học sinh. Việc chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất dành cho học sinh lớp 1 - lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình, sách giáo khoa mới là nhiệm vụ trọng tâm.
Đến thời điểm này, hầu hết các lớp 1 đều bảo đảm sĩ số 35 học sinh/lớp. Tuy nhiên, để duy trì bền vững tỷ lệ này, huyện Đan Phượng đã có kế hoạch nâng cấp, mở rộng nhiều trường học, ưu tiên địa bàn đông dân cư, có chiều hướng gia tăng số lượng học sinh.
Dẫn đầu về quy mô học sinh của toàn thành phố hiện nay là quận Hoàng Mai với 92.000 học sinh. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai Phạm Đàm Thục Hạnh cho rằng, việc giảm quá tải cần có lộ trình từng bước, yếu tố quan trọng là sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và sự đồng hành, ủng hộ của nhân dân.
Chuẩn bị cho năm học 2020 - 2021, bên cạnh việc rà soát, điều chỉnh tuyến tuyển sinh để tạo sự đồng đều về quy mô, chất lượng giữa các trường, quận Hoàng Mai đã tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất và ưu tiên cho học sinh lớp 1. Toàn quận vừa có thêm 91 phòng học mới, chủ yếu dành cho cấp tiểu học. Điều đáng nói, riêng ở khối lớp 1, sĩ số trung bình đã giảm từ 50 học sinh/lớp còn 44 học sinh/lớp.
Bà Trần Thúy Mai, tổ 12, phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) cho hay: "Phụ huynh chúng tôi rất phấn khởi, mong dự án cải tạo, xây dựng Trường Tiểu học Thúy Lĩnh sớm hoàn thành để con em nhân dân trên địa bàn có điều kiện học tập tốt.
Giáo viên đã sẵn sàng
Xác định điều kiện quan trọng, có tính chất quyết định đến hiệu quả triển khai chương trình giáo dục phổ thông là đội ngũ giáo viên, ngành Giáo dục Thủ đô đã quan tâm đầu tư cho đội ngũ này cả về số lượng và chất lượng. Dấu ấn đậm nét đối với toàn ngành là các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành xét tuyển viên chức giáo viên cho gần 1.900 người, trong số này có 370 giáo viên tiểu học.
Lực lượng này đã góp phần bổ sung cho các trường tiểu học bảo đảm về số lượng giáo viên và đồng bộ hơn về cơ cấu, từ đó thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa mới.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đã hoàn thành khâu chọn sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020 - 2021. Điểm mới của việc chọn sách giáo khoa năm học mới là các nhà trường được giao trách nhiệm lựa chọn các sách giáo khoa có trong danh mục được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng.
Thời điểm này, đội ngũ giáo viên cốt cán của các trường tiểu học đã hoàn thành khóa tập huấn về giảng dạy sách giáo khoa mới dù có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông Phạm Thị Lệ Hằng chia sẻ: Năm học 2020 - 2021, toàn quận có 260 lớp 1 với hơn 10.000 học sinh. Để bảo đảm an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các lớp tập huấn được chia theo từng nhóm nhỏ. Các thầy giáo, cô giáo đều nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng bước vào năm học mới với tâm thế tự tin.
Trong khi đó, cô giáo Nguyễn Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Tây Hồ) cho hay: Đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 đã cơ bản hoàn thành khóa tập huấn cấp quận và đang tập huấn theo nhóm trường có cùng lựa chọn về sách giáo khoa. Trong quá trình tập huấn, ban giám hiệu các trường chú trọng đến việc trang bị, định hướng cho giáo viên thay đổi tư duy, phương pháp dạy học từ truyền đạt kiến thức sang tổ chức hoạt động giáo dục.
Để giúp giáo viên tiếp cận nhiều hơn với sách giáo khoa mới, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ đã phối hợp với các nhà xuất bản tập huấn cho giáo viên và tổ chức các tiết dạy minh họa ở tất cả các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình lớp 1. Phòng đã yêu cầu giáo viên lớp 1 của 16 trường tiểu học trên địa bàn xây dựng các bài dạy và tổ chức hội giảng, rút kinh nghiệm, từ đó chọn ra những tiết học minh họa phù hợp nhất.
Cô giáo Phan Thiên Hương, Trường Tiểu học Đông Thái chia sẻ: "Sáng kiến này giúp chúng tôi hình dung rõ nét về bài dạy theo yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới, đồng thời là cơ hội để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động và điều chỉnh phương pháp giảng dạy".
Các trường học ở các huyện cũng đang tích cực chuẩn bị cho năm học mới. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ thông tin: Giáo viên dạy lớp 1 của 25 trường tiểu học trên địa bàn đã được hỗ trợ tối đa về chuyên môn và kỹ năng. Nội dung được nhấn mạnh trong quá trình tập huấn giáo viên là đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
"Giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt động giáo dục để học sinh tự thảo luận, chiếm lĩnh kiến thức và hình thành kỹ năng. Với đặc thù trường học ở khu vực các huyện, không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện, khả năng hỗ trợ con học tập, trong quá trình tập huấn chúng tôi đặc biệt lưu ý giáo viên cách thức giúp học sinh hình thành thói quen, phương pháp tự học" - ông Kiều Trọng Sỹ chia sẻ.
Đồng hành cùng giáo viên, nhằm hỗ trợ tối đa cho giáo viên trong việc tiếp cận với sách giáo khoa mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cấp tài khoản để giáo viên tải miễn phí phiên bản sách giáo khoa điện tử, bài giảng tập huấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học...
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại thông tin: Công tác chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới đang được khẩn trương triển khai. Các quận, huyện, thị xã đã xây dựng, thành lập mới 38 trường học với tổng kinh phí hơn 1.900 tỷ đồng. 9.000 giáo viên dạy lớp 1 trên địa bàn thành phố đã hoàn thành các khóa tập huấn cơ bản, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ với quyết tâm cao.
Lo lớp 1 thiếu chỗ học 2 buổi/ngày Năm học 2020-2021 sắp tới là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, TP HCM vẫn không thể đáp ứng 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP HCM về tình hình chuẩn bị năm học mới. TP còn thiếu 443...