Quản giáo đông hơn tù nhân tại các nhà tù ở Hà Lan
Tù nhân quá đông, nhà tù quá tải là hiện tượng thường được báo chí nêu lên ở hầu hết khắp các quốc gia trên thế giới, song Hà Lan lại là một ngoại lệ, quản giáo đông hơn tù nhân.
Ảnh minh họa. (Nguồn: scrapetv.com)
Tính đến tháng Ba năm nay, có tới 9.914 quản giáo trông coi 9.710 tù nhân tại Hà Lan.
Năm 2009, theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nếu tính theo số dân, Hà Lan không phải là nước có tỷ lệ tù nhân thấp (100 tù nhân trên 100.000 dân) khi so sánh với ba quốc gia có tỷ thấp nhất gồm Ấn Độ (33 tù nhân/100.000 dân), Ireland và Indonesia.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của Hội đồng châu Âu, tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 69,5 tù nhân trên 100.000 dân. Có được kết quả này chủ yếu là do ngành tư pháp nước này hạn chế tuyên phạt án tù giam.
Trong khi đó, một xu hướng trái ngược lại diễn ra tại Pháp. Cụ thể, năm 2009, Pháp có 96 tù nhân trên 100.000 dân, song đến năm 2011, con số này tăng lên là 111,3 tù nhân. Tính đến tháng 7/2013, số tù nhân tại quốc gia này là 68.569, cao gấp bảy lần so với Hà Lan.
Số lượng tù nhân cao hơn khả năng tiếp nhận của các nhà tù đặt ra một vấn đề nan giải đối với chính quyền Pháp. Đây không chỉ là vấn đề xảy ra tại Pháp mà còn tại nhiều nước châu Âu khác và ở một số tiểu bang của Mỹ. Chẳng hạn như ở Mỹ, trung bình một quản giáo phụ trách năm tù nhân.
Mặc dù số lượng tù nhân giảm, nhưng chi phí cho hoạt động của hệ thống nhà tù tại Hà Lan vẫn khá tốn kém. Do vậy, với mong muốn giúp giảm gánh nặng tài chính trong việc duy trì hệ thống nhà tù ở nước này, hồi đầu năm nay, Bộ Tư pháp Hà Lan đã đề xuất ý kiến bắt phạm nhân trả tiền ở tù, khoảng 16 euro mỗi ngày.
Theo TTXVN/VIETNAM
Du học Ireland với học bổng thạc sĩ và 100% học phí Anh ngữ
Hội thảo giới thiệu các chương trình học bổng tại Đại học Griffith Dublin gồm tiếng Anh, thạc sĩ chuyên ngành Luật và thạc sĩ chuyên ngành khác.
Video đang HOT
Đại học Griffith Dublin kết hợp với công Liên kết giáo dục Phú Hoàn Cầu (PHC Edu Links) tổ chức hội thảo giới thiệu chương trình đào tạo của trường, và chương trình học bổng thạc sĩ và 100% học phí tiếng Anh cho năm 2014 vào lúc 9h ngày chủ nhật, 20/4 tại khách sạn Kim Đô - 133 Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.
Hội thảo sẽ do ông Kevin Geoghegan - Giám đốc Marketing của trường - trình bày. Sinh viên đăng ký hội thảo tại đây hoặc liên hệ để có thêm thông tin qua email: duhocphuhoancau@gmail.com hoặc 0926 988 688/ 08 6264 8729.
Đại diện PHC tại Griffith College Dublin.
Đại học Griffith (GCD) được thành lập từ năm 1974 tại thủ đô Dublin, Ireland, một trong những thành phố xinh đẹp và thanh bình tại châu Âu. Trường có ba khu học xá chính, tọa lạc tại Dublin, Limerick và Cork. Trong đó, khu học xá Dublin là cơ sở đào tạo lớn nhất, đã trở thành ngôi nhà tin cậy, an tâm cho hơn 10.000 sinh viên bản địa và quốc tế đến từ 77 quốc gia trên thế giới. Sinh viên theo học ở trong ký túc xá rộng nằm ngay trong khuôn viên trường, hoặc có thể chọn thuê ở ngoài tùy theo nhu cầu.
Griffith Dublin đào tạo đa dạng ngành nghề từ bậc cử nhân lên đến thạc sĩ. Các chuyên ngành nổi trội của trường bao gồm Luật, Kinh doanh, CNTT, Thiết kế, Nghệ thuật, Nhà hàng khách sạn... Trong đó, GCD nổi tiếng là trường đại học chuyên khoa Luật lớn nhất và nổi tiếng tại Ireland.
Các chuyên ngành đào tạo bao gồm:
Luật: Luật quốc tế, Thương mại quốc tế...
Kinh tế: Marketing, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Nhà hàng khách sạn, Xây dựng thương hiệu quốc tế, Kế toán tài chính, Kế toán chuyên nghiệp (ACCA, CPA, CIMA)...
Công nghệ thông tin: Game, Mạng, Phát triển phần mềm, Truyền thông kỹ thuật số ứng dụng...
Truyền thông và báo chí: Truyền thông báo chí, Nhiếp ảnh, Kỹ thuật truyền hình - truyền thông, Phát thanh....
Thiết kế: Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất, Kiến trúc nội thất, Kiến trúc...
Học phí và ăn ở:
Học phí chính khóa: 6.000 EUR đến 11.000 EUR một năm.
Ăn ở và sinh hoạt: 5.000 EUR đến 6.500 EUR một năm.
Các chương trình học bổng tại GCD gồm: tiếng Anh, thạc sĩ chuyên ngành Luật, thạc sĩ chuyên ngành khác.
Ireland là đất nước an toàn và thân thiện, được tạp chí Lonely Planet bình chọn trong nhiều năm liền, là biểu tượng thành công của liên minh châu Âu trong vòng 20 năm khi chuyển mình, trở thành quốc gia phát triển thịnh vượng, phồn vinh thế giới.
Ngôn ngữ chính thống của đất nước này là tiếng Anh.
Bằng cấp được đánh giá cao trên toàn thế giới và sự đa dạng trong các khóa học.
Sinh viên có cơ hội làm việc với các công ty quốc tế hàng đầu, những công ty dược phẩm và các công ty truyền thông, công ty máy tính đã chọn nơi đây để xây dựng nhà máy và đặt trụ sở. Gần đây, Ireland tiếp tục chào đón các tên tuổi lớn của thế giới, gồm Google, Facebook, Apple, Intel... đến xây dựng và thiết lập mạng lưới hoạt động chính ở đất nước này. Do đó, nhu cầu về nhân sự từ các tập đoàn, công ty đa quốc gia này rất lớn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho các sinh viên tốt nghiệp, tìm kiếm việc làm ở Ireland, châu Âu nói chung và cơ hội xin visa thực tập sinh (internship) cho sinh viên GCD nói riêng.
Với chính sách mở rộng, nhập cư cho sinh viên sau tốt nghiệp, Ireland cho phép sinh viên ở lại một năm sau tốt nghiệp để tìm kiếm việc làm và định cư. Đồng thời, cho phép sinh viên đi làm thêm trong khi học (20 giờ mỗi tuần và 40 giờ mỗi tuần vào các kỳ nghỉ) với mức lương tối thiểu là 8,65 euro một giờ. Sinh viên hoàn toàn đủ khả năng chi trả ăn ở.
PHC Edu Links miễn phí dịch vụ và hỗ trợ xin học bổng cho tất cả hồ sơ đăng ký sau hội thảo.
Công ty liên kết giáo dục Phú Hoàn Cầu (PHC Edu Links)
VP tại Việt Nam:
Số 8 Trần Thiện Chánh, phường 12, quận 10, TP.HCM
ĐT: (848) 6264 8729 - 6264 9138
VP tại Mỹ:
1400 14th Avenue, Suite J, Oakland, CA, USA 94606
ĐT: (510) 533 8100 - Fax: (510) 533 8181
YM! & Skype: phcedulinks
Email: duhocphuhoancau@gmail.com - minhhang@phcedulinks.com
Website: www.phuhoancau.edu.vn
Theo TNO
Apple bị cáo buộc trốn thuế trong mười năm qua tại Úc Apple mới đây đã bị các nhà điều tra của Cơ quan giám sát Tài chính Úc cáo buộc rằng trong 10 năm qua bằng việc chuyển tiền lợi nhuận qua nước khác. Theo cáo buộc, Apple đã chuyển tổng cộng 8,1 tỉ USD lợi nhuận chưa thuế sang Ireland. Bằng cách đưa lợi nhuận từ Úc về công ty con của mình...