Quân đội Ukraine báo động tác chiến toàn diện sau vụ Nga bắt giữ tàu hải quân
Quân đội Ukraine đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu toàn diện theo quyết định của Bộ Tổng tham mưu nước này sau khi 3 tàu hải quân Ukraine bị Nga bắt giữ ngày 25/11 gần Crimea vì bị cáo buộc xâm phạm lãnh hải.
Ukraine đặt quân đội trong tình trạng báo động tác chiến toàn diện sau vụ Nga bắt giữ tàu hải quân. (Ảnh: Ukraine Press Service)
Hãng tin TASS ngày 26/11 dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết: “Theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia về việc áp thiết quân luật, Tổng Tham mưu trưởng và Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine yêu cầu đặt các đơn vị quân đội Ukraine trong tình trạng báo động tác chiến toàn diện”.
Trước đó, do tình hình căng thẳng ở eo biển Kerch trên Biển Đen, Thư ký Hội đồng an ninh và quốc phòng quốc gia Ukraine Alexander Turchinov đã đề xuất kế hoạch áp thiết quân luật ở Ukraine trong vòng 60 ngày. Kế hoạch này cũng được sự ủng hộ của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Để chính thức có hiệu lực, đề xuất này vẫn cần được sự phê chuẩn của quốc hội Ukraine. Chủ tịch quốc hội Ukraine Andrei Parubiy cho biết, quốc hội nước này dự kiến sẽ nhóm họp vào chiều nay 26/11 theo giờ địa phương để thảo luận về vấn đề trên.
Về phần mình, Tổng thống Poroshenko khẳng định, thiết quân luật sẽ không ảnh hưởng đến các chiến dịch quân sự của quân đội Ukraine ở khu vực Donbass, cũng như không ảnh hưởng đến đời sống của người dân, mà chỉ nhằm bảo vệ người dân, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Video đang HOT
Đề xuất thiết quân luật được Ukraine đưa ra sau vụ việc căng thẳng giữa Nga và Ukraine gần Crimea. Nga cáo buộc 3 tàu hải quân Ukraine vi phạm biên giới biển của Nga trên Biển Đen khi phớt lờ cảnh báo của lực lượng an ninh Nga để tiến qua eo biển Kerch vào sáng 25/11.
Moscow đã bắt giữ 3 tàu trên cùng với các thủy thủ của Ukraine. Kiev lên tiếng yêu cầu Moscow trao trả tàu, thủy thủ ngay lập tức và phải bồi thường cho Ukraine.
Vụ việc được cho là sẽ khiến quan hệ Nga-Ukraine căng thẳng hơn nữa sau khi bán đảo Crimea năm 2014 quyết định ly khai Ukraine để sáp nhập trở lại Nga theo kết quả trưng cầu dân ý.
Trong khi Ukraine kêu gọi các đồng minh và đối tác hỗ trợ quân sự sau vụ việc căng thẳng ngày 25/11 với Nga, các nước phương Tây và NATO đã hối thúc các bên kiềm chế để tránh leo thang căng thẳng.
Minh Phương
Theo Dantri/ TASS
Đại sứ quán Nga ở Ukraine bị ném bom khói giữa lúc căng thẳng
Một số thành phần quá khích ở Ukraine đã ném bom khói và pháo sáng vào khu vực Đại sứ quán Nga tại Kiev sau vụ việc Moscow bắt giữ tàu hải quân Ukraine xâm phạm lãnh hải của Nga gần bán đảo Crimea.
Những phần tử quá khích ném bom khói và pháo sáng vào Đại sứ quán Nga ở Ukraine (Ảnh: Sputnik)
Kênh truyền hình 112 của Ukraine đưa tin, các phần tử quá khích ở Ukraine tối ngày 25/11 đã ném lốp xe, tàu giấy vào lối ra vào Đại sứ quán Nga ở Kiev. Những người này sau đó đã ném bom khói và pháo sáng vào đại sứ quán Nga. Lực lượng hành pháp và cảnh sát trưởng Sở cảnh sát Kiev Andriy Kryschenko đã tới hiện trường để kiểm soát và xử lý tình hình.
Báo Ukrayinska Pravda của Ukraine đăng tải đoạn video được cho là một chiếc xe ngoại giao của Nga đã bị đốt cháy. Vụ việc xảy ra ở Yaroslav Khomov, cách đại sứ quán Nga gần 1km.
Người Ukraine ném lốp xe và tàu thuyền gấp bằng giấy vào cửa Đại sứ quán Nga ở Kiev (Ảnh: Twitter)
Theo Sputnik, sự việc xảy ra sau khi các tàu tuần tra của Nga bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine eo biển Kerch, gần bán đảo Crimea vào lúc 7h sáng ngày 25/11 (giờ địa phương). Nga cho biết, họ buộc phải làm như vậy vì các tàu Ukraine gồm 2 tàu trang bị pháo và một tàu kéo xâm phạm lãnh hải Crimea và dường như nhiều lần phớt lờ cảnh báo của phía Nga.
Ukraine đã bác bỏ cáo buộc của Nga, đề nghị Nga bồi thường và trao trả ngay lập tức các tàu hải quân và thủy thủ. Quân đội Ukraine được cho là đã được đặt trong tình trạng báo động tác chiến toàn diện sau vụ việc trên.
Quan hệ Nga-Ukraine leo thang căng thẳng từ tháng 3/2014 sau khi bán đảo Crimea tuyên bố ly khai Kiev và tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập với Nga. Trong khi Kiev nhiều lần cáo buộc Nga "chiếm đóng" bán đảo thì Moscow khẳng định tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý với luật lệ quốc tế và khẳng định sẽ không bao giờ trả lại Crimea cho Ukraine.
Sau 4 năm, Nga đã xây dựng một cây cầu lớn bắc qua eo biển Kerch nối liền Nga và Crimea. Việc Nga kiểm soát Crimea và cây cầu đồng nghĩa với việc Nga có thể kiểm soát hoạt động lưu thông của tàu thuyền qua khu vực này.
Đức Hoàng
Theo Dantri/Sputnik
Ukraine sẵn sàng chiến đấu với Nga để trả đũa vụ bắt tàu? Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang leo thang mạnh mẽ sau vụ Moscow nổ súng, bắt giữ 3 tàu chiến nước láng giềng ở vùng biển ngoài khơi bán đảo Crimea thổi bùng nguy cơ xung đột nóng có thể nổ ra giữa 2 nước. Các tàu chiến Ukraine bị Nga bắt giư bị đưa đến một cảng ở Kerch Những người...