Quân đội Trung Quốc sắp có máy bay do thám chống ngầm
Quân đội Trung Quốc sẽ sớm được bàn giao máy bay do thám thế hệ mới do nước này tự chế tạo, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 31/8 đưa tin.
Máy bay do thám Rainbow 4.
Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc đã chiếu một vụ thử nghiệm máy bay do thám Rainbow 4 (CH-4), được trang bị thiết bị chống ngầm, tấn công thành công một mục tiêu bằng tên lửa.
Công nghệ trên được Tập đoàn Công nghệ và khoa học hàng không vũ Trung Quốc (CASIC) phát triển nhằm phục vụ các chuyến bay quân sự và do thám.
Li Pingkun, người đứng đầu dự án Rainbow 4 tại (CASIC) nói với đài truyền hình quốc gia rằng máy bay này có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa với độ sai số chưa tới 1,5 m.
Ông Li cho biết hệ thống rất chính xác vì nó sử dụng vài phương pháp để dẫn đường tên lửa hoặc bom thông tin tới mục tiêu.
Cạnh tranh với MQ-9 Reaper của Mỹ
Rainbow 4 đã được phát triển nhằm cạnh tranh với MQ-9 Reaper, một máy bay do thám được trang bị thiết bị chống ngầm được quân đội Mỹ sử dụng để do thám và các không kích độ chính xác cao.
Máy bay do thám Rainbow đã dần dần bắt kịp Reaper về khả năng tấn công mục tiêu chính xác, thời gian hoạt động và trọng tải, dù vẫn còn thua kém ở một số khía cạnh như mục tiêu tối đa.
Máy bay do thám chống ngầm MQ-9 Reaper của Mỹ.
Reaper có thể bay với vận tốc tới 740 km/h trong một cuộc tấn công bất ngờ, nhanh hơn nhiều so với vận tốc đối đa 235 km/h của Rainbow. Quân đội Trung Quốc cũng có khả năng hạn chế nhằm sử dụng máy bay do thám trong các khu vực chiến đấu.
Máy bay do thám Rainbow dài khoảng 9 m và có sải cách 18 m. Nó có thể bay liên tục khoảng 40 giờ.
Video đang HOT
Rainbow cũng có thể chở tới 4 tên lửa, và trung tâm hỗ trợ và kiểm soát mặt đất của nó có thể được thu gọn và di chuyển trên 2 xe tải.
Quân đội Trung Quốc tăng cường sử dụng máy bay do thám
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tích cực và công khai phát triển việc sử dụng máy bay do thám cho mục đích quân sự.
Truyền thông nhà nước hồi tuần trước đưa tin về việc sử dụng một máy bay do thám để phá hủy một thiết bị điều khiển chỉ huy giả định của đối phương trong cuộc tập trận chống khủng bố ở Nội Mông.
Cũng theo truyền thông nhà nước, các máy bay do thám đã được triển khai tại Tân Cương trong những tháng gần đây nhằm trợ giúp việc truy lùng các nghi phạm khủng bố.
Một báo cáo của Lầu Năm Góc hồi tháng 6 cho biết các nguồn lực và kiến thức công nghệ đã được sử dụng trong chương trình máy bay do thám của Trung Quốc sẽ cạnh tranh với các hệ thống của Mỹ trong tương lai.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Phản ứng đa chiều việc Nhật mở rộng vai trò quân đội
Chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua đã đạt được một dấu mốc quan trọng khi cho phép giải thích lại Điều 9 trong Hiến pháp, lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến II cho phép Nhật trợ giúp cho đồng minh bị tấn công.
Hành động này đã đánh dấu thay đổi bước ngoặt trong vị thế phòng thủ hậu chiến của Nhật, trước kia vốn ngăn cấm quốc gia này tham gia vào các cuộc chiến trên đất của nước khác.
Chiến hạm của Nhật Bản trong một cuộc tập trận với Hải quân Mỹ.
Chính quyền Nhật nói rằng Tokyo vẫn theo hướng phòng thủ và chỉ đi theo con đường của một quốc gia hòa bình, tìm cách giải quyết xung đột thông qua các con đường ngoại giao.
Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng, ông đảm bảo Nhật sẽ không phát động chiến tranh vào quốc gia khác và sẽ không để bị lôi kéo vào cuộc chiến mà quốc gia khác phát động.
"Chúng tôi sẽ không viện đến vũ lực chỉ với mục đích bảo vệ quốc gia khác. Để đối phó mọi tình huống, Nhật có thể đẩy lui mọi nỗ lực tiến hành cuộc chiến tranh nào nhằm chống lại Nhật Bản" Thủ tướng Shinzo Abe nói.
Chính quyền Thủ tướng Abe đã đưa vào ba điều kiện mà trong đó, Nhật Bản có thể sử dụng vũ lực dưới danh nghĩa đảm bảo sự tồn vong của quốc gia và tính mạng cũng như các quyền của công dân Nhật.
Theo các điều kiện mới, Nhật có thể hỗ trợ một quốc gia đồng minh nếu: Vụ tấn công nhằm vào quốc gia đó gây ra mối nguy hại rõ ràng cho sự tồn vong hoặc có thể gây ra đảo lộn về cơ bản đối với các quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc của công dân Nhật; Không còn cách nào khác để đẩy lùi cuộc tấn công và bảo vệ nước Nhật và công dân Nhật; Việc sử dụng vũ lực được hạn chế tới mức tối đa.
"Đây là vấn đề bảo vệ Nhật Bản, chứ không phải việc bảo vệ các quốc gia khác" - Phó Chủ tịch đảng New Komeito Kazuo Kitagawa nói. "Phòng vệ tập thể theo luật quốc tế có nghĩa là bảo vệ các quốc gia khác mà không xem xét tới việc điều đó có xâm phạm vào an ninh của riêng quốc gia nào, chúng tôi coi đây là một phần của phòng vệ của nước Nhật".
Yonhap dẫn lời phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes của Mỹ, bày tỏ ủng hộ của Mỹ đối với quyết định của Nhật trong việc thực thi quyền &'phòng vệ tập thể', nói rằng Tổng thống Barack Obama &'rất ủng hộ' quyết định trên và bước đi này cho thấy sự chín muồi trong quan hệ đồng minh Mỹ Nhật.
Ông Rhodes nói rằng hành động này &'mở cánh cửa để hợp tác hơn nữa' giữa đôi bên, và &'tạo không gian cho Nhật Bản đóng các vai trò còn lớn hơn thế với tư cách là đối tác an ninh của Mỹ và là quốc gia duy trì trật tự quốc tế'.
Tuy vậy, động thái này của Nhật lại vấp phải phản ứng dữ dội của hai nước láng giềng là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Những người chỉ trích cho rằng động thái này của Nhật nhằm dọn đường cho việc sửa đổi chính sách hòa bình của đất nước này. Seoul và Bắc Kinh xem xét động thái này một cách thận trọng và kêu gọi suy xét lại chủ nghĩa quân phiệt của Nhật trong quá khứ và lo lại ngại rằng sức mạnh này có thể bị sử dụng sai mục đích.
Hàn Quốc nói rằng nếu Nhật muốn thực thi quyền phòng thủ tập thể trong tình huống bất ngờ ở bán đảo Triều Tiên, họ phải được Seoul chấp thuận. Seoul cũng hối thúc Tokyo &'xua tan mọi hồ nghi và lo ngại từ trong quá khứ... và hành xử phù hợp trong nỗ lực chinh phục sự tin tưởng từ các quốc gia láng giềng'.
Ông Rhodes nói rằng Nhật Bản nên &'rất minh bạch' về chính sách và &'sáng tỏ về những gì họ thật sự muốn nói và những gì họ không có ý nói'.
"Hoa Kỳ muốn các đồng minh của chúng tôi sát cánh với nhau. Do đó, chúng tôi rất muốn thấy Nhật và Hàn Quốc tiếp tục đối thoại để giải quyết không chỉ về phòng thủ tập thể, mà còn về một số vấn đề xung quanh căng thẳng bắt nguồn từ lịch sử đã nổi lên vài tháng gần đây"- ông Rhodes nói thêm.
Phản ứng mạnh mẽ nhất đối với quyết định này của Nhật là Trung Quốc. Hôm qua, Bắc Kinh đã hối thúc Tokyo tôn trọng lo ngại về mặt an ninh của các nước láng giềng châu Á và không làm tổn hại tới chủ quyền và lợi ích về an ninh của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng vì các lý do lịch sử mà mọi động thái về mặt chính sách của Nhật trong lĩnh vực quân sự và an ninh đều được các nước láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ.
"Mọi người chỉ có thể đạt câu hỏi liệu Nhật Bản có thay đổi con đường phát triển hòa bình mà họ đã theo đuổi kể từ sau Thế chiến II hay không" người phát ngôn Trung Quốc nói.
Tân Hoa Xã dẫn lời Chheang Vannarith - một nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia và là giảng viên tại Đại học Leeds của Anh, nói rằng Nhật sẽ làm phức tạp thêm môi trường an ninh khu vực và tổn hại quan hệ với các nước láng giềng.
"Đa phần các nước châu Á muốn Nhật không sửa đổi hiến pháp hòa bình" ông Vannarith nói.
Ở một khía cạnh khác, Đô đốc nghỉ hưu Koichi Furusho, cựu Tham mưu trưởng của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, lại hoan nghênh động thái thay đổi này của chính quyền ông Abe.
Ông Furusho nói rằng cuối cùng thì Nhật Bản cũng trở thành một &'quốc gia bình thường', quân đội có thể tham gia các nhiệm vụ được luật quốc tế thông qua, bao gồm cả việc sử dụng quyền phòng vệ tập thể.
Trên thực tế, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới chật vật với vấn đề pháp lý và kỹ thuật này.
Ông Furusho nói rằng Nhật nên tích cực đóng góp hơn nữa trong các nhiệm vụ an ninh quốc tế để bảo vệ các tuyến đường biển lưu thông hàng hóa vì mỗi năm, các tàu chở hàng vận chuyển gần 1 tỉ tấn hàng ra vào Nhật Bản.
Đối với dư luận trong nước, suốt trong ngày thứ Hai và thứ Ba vừa qua, hàng trăm người biểu tình đã tụ tập trước văn phòng Thủ tướng và yêu cầu ông Abe từ chức.
Theo một cuộc thăm dò do Nihon Keizai Shimbun thực hiện, 50% người dân Nhật phản đối việc thay đổi cách diễn giải này, và chỉ có 34 % người ủng hộ. Tuy vậy, mức độ ủng hộ đối với nội các của ông Abe vẫn không đổi - ở mức 53%.
Người dân Nhật từ lâu đã biết tham vọng của ông Abe nhằm giải thích lại Điều 9 trong Hiến pháp, và khiến Nhật Bản tích cực hơn trong các hoạt động quân sự.
Tuy vậy, phần lớn người dân vẫn ủng hộ ông nhờ các thành công của các biện pháp kinh tế táo bạo và chính sách tài chính hiệu quả, khiến ông trở thành một trong các Thủ tướng được ưa chuộng nhất những năm gần đây tại Nhật.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Tổng thống Putin đề nghị thượng viện hủy bỏ lệnh can thiệp quân sự vào Ukraine "Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra yêu cầu thượng viện nước này, tức Hội đồng Liên bang, bác bỏ lệnh cho phép can thiệp quân sự vào Ukraine", người phát ngôn của tổng thống- ông Dmitry Peskov cho biết. Người phát ngôn của ông Putin cho biết lời đề nghị này nhằm bình ổn tình hình miền đông Ukraine và chuẩn...