Quân đội triển khai trạm sản xuất oxy lưu động sẵn sàng hỗ trợ TP Hồ Chí Minh
Ngày 24/8, Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng triển khai 2 trạm thiết bị sản xuất oxy di động có công suất thiết kế 16m3/giờ tại Bệnh viện Quân y 175 để sẵn sàng hỗ trợ kịp thời nhu cầu oxy y tế của các bệnh viện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Các chiến sỹ quân khí Phòng không-Không quân đảm nhiệm vận hành trạm sản xuất oxy lưu động.
Đại tá Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng phòng Xe máy-điện khí, Quân chủng Phòng không – Không quân cho biết, mỗi trạm sản xuất oxy lưu động gồm một đơn vị máy móc, thiết bị sản xuất đặt trên xe vận tải và một máy nổ phát điện dự phòng di động kèm. Nhân lực tại trạm thiết bị sản xuất oxy lưu động gồm 6 người, trong đó 2 lái xe và 4 nhân viên điện khí phục vụ sản xuất. Mỗi trạm sản xuất oxy lưu động có công suất mỗi ngày có thể cho ra 40-60 bình oxy sang chiết 40 lít, áp suất 150 kg/cm2. Oxy được sản xuất theo công nghệ PSA, tạo ra sản phẩm oxy tinh khiết đạt tỷ lệ 99,5% theo thiết kế.
Oxy được sản xuất theo công nghệ PSA, đạt tiêu chuẩn 99,5% theo thiết kế.
Hiện nay, nhu cầu oxy thở từ các bệnh viện, nhất là các bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 rất cao. Mặc dù lượng oxy sản xuất vẫn đáp ứng nhu cầu tại các bệnh viện nhưng do việc phối hợp giữa khâu sản xuất, vận hành đưa oxy đến các bệnh viện còn chưa đồng bộ, kịp thời dẫn đến có những thiếu hụt cục bộ về oxy y tế. Hệ thống sản xuất oxy lưu động của Bộ Quốc phòng với ưu điểm có thể cơ động nhanh chóng đến mọi vị trí sẽ góp phần thiết thực đáp ứng ứng nhu cầu cấp thiết về oxy y tế cho các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Nhà máy A41 của Quân chủng Phòng không – Không quân đang triển khai 3 dây chuyền sản xuất oxy lỏng tại chỗ với công suất khoảng 4.300 bình oxy loại 40 lít. Ngày 18/8, Nhà máy A41 đã trao tặng TP Hồ Chí Minh 1.000 bình oxy thở dung tích 40 lít cho 12 bệnh viện dã chiến, thu dung điều trị COVID-19.
Không để dịch lây lan mãi
Quân đội, công an vào cuộc, cùng các biện pháp khác được triển khai như đi chợ hộ, túi an sinh, trạm y tế lưu động, xét nghiệm diện rộng, chăm sóc F0 tại nhà... là những việc đã triển khai tại TP.HCM từ hôm 23-8.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với một gia đình có F0 điều trị tại nhà - Ảnh: ĐAN THUẦN
Video đang HOT
Lúc này chúng ta phải đề cao tính kỷ luật, ai không hoàn thành nhiệm vụ thì thay thế. Tuyệt đối không thể để dịch cứ tiếp tục lây lan mãi trong cộng đồng như thế này.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Tất cả các biện pháp này khơi lên hy vọng và củng cố niềm tin sẽ kiểm soát được COVID-19.
Vận động giúp đỡ F0 điều trị tại nhà
Ngày 23-8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng thượng tướng Võ Minh Lương (thứ trưởng Bộ Quốc phòng) và trung tướng Nguyễn Duy Ngọc (thứ trưởng Bộ Công an) đã trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch tại quận 4, TP.HCM.
Tại trạm y tế lưu động trên địa bàn phường 4 vừa hoạt động vào ngày 22-8 và được tăng cường 2 chiến sĩ quân y để phục vụ nhu cầu cấp cứu, chăm sóc y tế cho các F0 trên địa bàn phường, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao tinh thần tương thân tương ái của người dân trên địa bàn phường 4 và đề nghị kêu gọi phát động trên toàn TP.HCM.
Đến thăm một số hộ gia đình có F0 đang điều trị tại nhà bên trong một số hẻm trên đường Tôn Thất Thuyết, Phó thủ tướng động viên bà con giữ tinh thần lạc quan, tăng cường dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục để mau khỏi bệnh.
Tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận 4, ông Đam đánh giá trong buổi sáng đầu tiên của đợt giãn cách, quận 4 đã làm nghiêm và đề nghị việc giãn cách nghiêm này phải duy trì trong suốt chiến dịch. Phó thủ tướng cũng vận động bà con chăm sóc, động viên tinh thần cho nhau.
"Nếu gia đình nào có F0 khó khăn quá thì hàng xóm có thể hỗ trợ nấu cháo, mang thức ăn đến để trước cửa cho họ ra lấy, giữ khoảng cách 2-3m là được. Nếu nhiễm virus mà tinh thần tốt, lạc quan và được mọi người chia sẻ đùm bọc cộng với thuốc men thì khả năng chuyển biến nặng sẽ giảm đi rất nhiều" - Phó thủ tướng nói.
Tập trung người lang thang về các cơ sở bảo trợ
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết trên đường đến quận 4 làm việc, vẫn còn thấy một số người lang thang trên đường, do đó đề nghị địa phương kiểm soát chặt nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao này. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị TP tập trung toàn bộ nhóm người lang thang này lại, test COVID-19 và dứt khoát phải đưa vào một nơi tạm thời. Nếu còn xảy ra tình trạng này ở địa bàn nào thì địa bàn đó phải chịu trách nhiệm.
Ngay trong buổi chiều, UBND TP.HCM đã giao TP Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức cao điểm tuần tra, kiểm tra lập hồ sơ, tập trung người xin ăn, lang thang nơi công cộng trên địa bàn. Sau đó test nhanh và tùy theo kết quả sẽ chuyển đến các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc vào khu cách ly, điều trị của các quận, huyện.
Với người lang thang sử dụng ma túy có kết quả xét nghiệm dương tính: nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì chuyển vào Trung tâm cách ly tập trung F0 Bình Triệu. Đối tượng nặng thì chuyển vào Bệnh viện dã chiến Củ Chi để được chăm sóc, điều trị.
UBND TP.HCM yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị, gia đình, cá nhân trong việc chăm sóc trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi không nơi nương tựa, không để tình trạng bị lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc xin ăn để trục lợi.
Tổ công tác sẽ mua thuốc giùm người dân
Trong buổi họp báo chiều 23-8 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, ông Phạm Đức Hải - phó trưởng ban - cho biết hiện nay dù các nhà thuốc vẫn mở cửa nhưng người dân không được tự đi mua. Tổ công tác đặc biệt tại mỗi phường, xã, thị trấn sẽ giúp người dân đi mua thuốc.
Trường hợp bệnh thường mà cần đến bệnh viện, người dân có thể gọi cho 2 hãng xe là Vinasun và Mai Linh. Hiện nay TP có khoảng 500 xe của 2 hãng để phục vụ hoạt động này. Bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng thì liên hệ tổ phản ứng nhanh, trạm y tế lưu động và tổng đài 115. TP cũng phân bổ khoảng 260 xe Phương Trang về 22 quận, huyện và TP Thủ Đức để đưa bệnh nhân F0 chuyển nặng đến bệnh viện.
Ngoài ra, trong hôm qua, ngoài việc tăng thêm một số đối tượng có thể ra đường, TP cũng quyết định sẽ không cần kiểm tra giấy đi đường với cán bộ, nhân viên ngành y tế có thẻ ngành - giấy đi đường do Sở Y tế hoặc thủ trưởng các cơ sở y tế được thành lập theo quy định cấp; người dân đi tiêm vắc xin có tin nhắn báo lịch tiêm hoặc giấy báo mời (kèm chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân), nhân viên hệ thống phân phối có thẻ nhân viên và giấy xác nhận công tác của đơn vị, áp dụng cho đến khi có giấy đi đường do Công an TP cấp.
* NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy (phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM):
Cùng chiến đấu để "trận chiến" này sớm kết thúc
Thời gian qua đâu đó vẫn có những trường hợp chưa thực sự nghiêm túc tuân thủ các quy định, cộng với tính chất dịch bệnh phức tạp nên cuộc chiến chống dịch còn gian nan. Vì vậy, các biện pháp phòng chống dịch bệnh được tăng cường và nâng cao hơn nữa là đòi hỏi hết sức cần thiết. Mong rằng "trận chiến" này sớm kết thúc.
Dịch bệnh kéo dài gây ra những khó khăn, vất vả nhưng từ đó cũng toát lên những tấm gương, hình ảnh đẹp. Văn nghệ sĩ không ít anh chị em xông pha hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, tham gia lực lượng tình nguyện viên. Nhiều nghệ sĩ trong giai đoạn này thể hiện mình là chiến sĩ lao vào các hoạt động vì cộng đồng như biểu diễn xung kích tại các khu thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ để đem đến cho bệnh nhân những giây phút thư giãn, vận động hiện vật, hiện kim từ nhiều nguồn để chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội...
Ở vai trò người quản lý, tôi nhắn nhủ rằng các cơ quan quản lý nhà nước luôn bên cạnh hỗ trợ và tạo điều kiện để nghệ sĩ có thể thực hiện tấm lòng của mình nhằm đóng góp cho xã hội, để đi đến chiến thắng.
* NSƯT Hạnh Thúy (ủy viên BCH Hội Điện ảnh TP.HCM):
Lúc này càng cần thêm sự đồng lòng
Ngay từ những ngày đầu phòng chống dịch, tất cả những quy định của Nhà nước tôi đều tuân thủ triệt để. Mặc dù chúng ta cũng đã có những lúng túng nhưng bản thân tôi ý thức được rằng mọi quy định đều nhằm khống chế dịch bệnh nhanh nhất có thể. Trong mọi việc, vai trò của người dân đều có ý nghĩa quyết định, và với cuộc chiến lần này Nhà nước càng cần sự đồng lòng của người dân. Trên Facebook cá nhân, tôi không bao giờ đăng những thông tin tiêu cực, bởi tôi nghĩ là một nghệ sĩ trong giai đoạn này tôi không đóng góp gì được nhiều thì ít nhất không gieo năng lượng tiêu cực đã là cùng mọi người giữ tinh thần chống dịch.
Quân đội - bức tường thành chống dịch Nhiều ngày qua, hàng ngàn bộ đội từ nhiều đơn vị trên mọi miền Tổ quốc được điều động về TP.HCM sát cánh cùng đồng đội chống dịch, cùng chính quyền chăm lo đời sống người dân. "Bộ 3" chiến sĩ Học viện Quân y đến nhà F0 trên địa bàn phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: MINH HÒA Trung sĩ...