Quân đội Thái Lan bác tin đồn đảo chính
Quân đội Thái Lan hôm nay bác bỏ khả năng một cuộc đảo chính quân sự xảy ra, trong bối cảnh căng thẳng chính trị ngày càng gia tăng tại quốc gia này.
Xe tăng của quân đội Thái Lan đứng trước tòa nhà quốc hội ở thủ đô Bangkok hôm 20/9/2006. Ảnh tư liệu: SMH
Người phát ngôn quân đội Thái Lan, Withai Suwaree cho biết “những tin đồn về đảo chính chỉ là sự tưởng tượng của một số người muốn làm rối loạn xã hội… những suy luận về sự liên kết của quân đội với chính trị là không có cơ sở.”
Không khí chính trị tại Thái Lan đã bất ngờ trở nên căng thẳng khi quân đội Nhân dân Thái Lan – liên minh mới thành lập gồm các nhóm bảo hoàng quá khích, phản đối đảng Puea Thai cầm quyền và cựu Thủ tướng đang sống lưu vong Thaksin Shinawatra – tuyên bố tổ chức biểu tình tại Bangkok.
Chính phủ Thái Lan đã phải ban bố luật an ninh nội địa (ISA) tại ba quận huyện nội đô Bangkok, theo đó chặn một số tuyến đường hay phương tiện cụ thể, áp đặt lệnh giới nghiêm, cấm tụ tập, tiến hành kiểm tra các tòa nhà…
Tòa nhà chính phủ Thái Lan cũng được tăng cường an ninh tối đa bằng các rào thép gai và lực lượng an ninh ở tất cả các cổng ra vào. Cảnh sát Bangkok đã triển khai 11 đại đội tại ba quận hành chính ở thủ đô nhằm đối phó với những nguy cơ bất ổn có thể xảy ra.
Cùng ngày, người phát ngôn của cảnh sát Bangkok cho biết cuộc biểu tình phản đối chống chính phủ của phong trào Quân đội nhân dân Thái Lan vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Theo người phát ngôn này, cảnh sát đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến cũng như thu thập các thông tin về những người biểu tình và thủ lĩnh của phong trào này.
Video đang HOT
Những người phản đối chính phủ đã bắt đầu cuộc biểu tình tại một công viên ở Bangkok từ chiều 4/8 để phản đối một dự luật ân xá do các nghị sĩ đảng cầm quyền Puea Thai đề xuất. Dự kiến lượng người tham gia cuộc biểu tình có thể tăng lên vào ngày 6/8, một ngày trước khi Quốc hội bắt đầu xem xét dự luật trên.
Theo VNE
Thế giới nói gì về việc Tổng thống Ai Cập bị lật đổ?
Cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng đầu tiên trước thông tin Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Quân đội Ai Cập ngày 3/7 đã phế truất Tổng thống Morsi sau khi những người phản đối ông tiến hành các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài cả tuần qua nhằm kêu gọi ông này từ chức. Ông Morsi đã bác bỏ tối hậu thư của quân đội nhằm giải quyết các bất đồng chính trị để chấm dứt khủng hoảng, dẫn tới sự can thiệp của quân đội hôm qua.
Ông Adly Mansour, nhân vật mới được bổ nhiệm là người đứng đầu Tòa án hiến pháp tối cao, đã được chỉ định làm tổng thống lâm thời của Ai Cập.
Phản ứng trước thông tin trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông "rất lo ngại" về diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập và kêu gọi nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự.
Ông Obama cũng yêu cầu xem xét lại viện trợ quốc tế của Mỹ cho Ai Cập, mà theo luật pháp Mỹ là sẽ bị đình chỉ trong trường hợp một nhà lãnh đạo dân cử bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự.
Hôm qua, Washington đã yêu cầu sơ tán hầu hết các nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Cairo.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng bày tỏ lo ngại, kêu gọi sự bình tĩnh và kiềm chế tại Ai Cập.
Một phát ngôn viên cho hay ông Ban tin rằng người Ai Cập có "những lo ngại chính đáng", nhưng ông cũng quan ngại về việc quân đội phế truất Tổng thống Morsi.
"Điều quan trọng là phải nhanh chóng củng cố chính quyền dân sự phù hợp với các nguyên tắc của dân chủ", phát ngôn viên Eduardo del Buey của ông Ban nói.
Trong khi đó, bà Catherine Ashton, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, đã lên án tình trạng đổ máu tại Ai Cập, vốn làm gần 50 người thiệt mạng, và kêu gọi nhanh chóng khôi phục nền dân chủ.
"Tôi hối thúc tất cả các bên nhanh chóng trở lại tiến trình dân chủ, trong đó có việc tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống một cách tự do và công bằng, và phê chuẩn hiến pháp", Bà Ashton nói.
Anh đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về những diễn biến mới nhất tại Ai Cập.
"Tình hình rõ ràng là rất nguy hiểm và chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tránh bạo lực", Ngoại trưởng Anh William Hague nói.
"Anh không ủng hộ sự can thiệp của quân đội là cách thức để giải quyết các tranh cãi trong một hệ thống dân chủ", ông Hague nói trong một tuyên bố.
Ngoại trưởng Hague đã kêu gọi "các cuộc bầu cử sớm và công bằng, trong đó tất cả các đảng phái có thể chạy đua, và một chính phủ dân sự.
Còn phát ngôn viên Bộ ngoại giao Canada đã kêu gọi sự bình tĩnh, đối thoại giữa các đảng đối lập và khôi phục dân chủ.
Tuy nhiên, Quốc vương Ả-rập Xê-út Abdullah hôm qua đã bày tỏ ủng hộ đối với sự can thiệp của quân đội Ai Cập và chúc mừng Tổng thống lâm thời Mansour.
"Chúng tôi cầu mong Thượng đế giúp ông đảm nhận được trọng trách nhằm đạt được những kỳ vọng của người dân Ai Cập", Quốc vươngAbdullah nói.
Theo Dantri
Tham vọng tái xuất Cựu Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf đang gây sóng gió trên chính trường quốc gia Nam Á này khi quyết định trở về nước bất chấp mọi hiểm nguy tính mạng nhằm thực hiện tham vọng tái xuất chính trị. Ông Musharraf không giấu giếm tham vọng chính trị trong phát biểu ngay sau khi trở về Paskistan Cựu Tổng thống Pervez Musharraf...