Quân đội Mỹ lần đầu tiên tuần tra chung với lực lượng SDF của người Kurd ở biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ sau khi tuyên bố rút quân
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày đã 6/10 tuyên bố rút quân khỏi vùng Đông Bắc Syria, nhưng một toán lính Mỹ ngày 31/10 đã xuất hiện tại vùng biên giới liền kề Thổ Nhĩ Kỳ, lần đầu tiên tiến hành tuần tra chung với lực lượng dân quân người Kurd kể từ sau khi tuyên bố rút quân.
Giới quan sát cho rằng hành động này của quân đội Mỹ là nhằm duy trì ảnh hưởng trong khu vực để ngăn chặn khu vực này hoàn toàn rơi vào tay Nga và chính phủ Syria.
Đoàn xe treo cờ Mỹ tiến hành tuần tra ở khu vực tiền tuyến phía bắc Al-Qahtaniyah gần biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ hôm 31/10. Ảnh: Đông Phương.
Trang tin Đông Phương ngày 1/11 cho biết, 5 xe bọc thép của quân đội Mỹ đã tuần tra cùng Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở tiền tuyến phía bắc Al-Qahtaniyah và các xe bọc thép đã trưng cờ Mỹ để nhận biết. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria cho biết, việc quân đội Mỹ tuần tra biên giới phía đông Syria để duy trì ảnh hưởng và ngăn chặn các lực lượng của chính phủ Nga – Syria mở rộng tới khu vực biên giới phía đông Al-Qahtaniyah.
Theo thỏa thuận Sochi ngày 22/10 giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có thể bảo lưu một khu vực an toàn ở khu vực giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria trong phạm vi 120 km ở Syria; lực lượng chính phủ Syria sẽ được triển khai ở phía đông và phía tây của khu vực an toàn. Đối với khu vực sâu vào đất Syria 10 km và liên quan đến gần như toàn bộ vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria, sẽ do các binh sĩ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhau tuần tra. Mỹ không có bất cứ lý do gì để có mặt tại khu vực này sau khi tuyên bố rút quân.
Binh sỹ Mỹ và SDF cùng nhau đi tuần bên một đường ống dẫn dầu.
Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hôm thứ Năm 31/10 rằng quân đội của họ đã bắt giữ 18 binh sĩ chính phủ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang thảo luận với Nga về cách trao trả họ. Các binh sĩ bị bắt này đã được đưa đến thị trấn Ras al-Ain phía đông bắc Syria do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.
Trang tin Sohu nhận xét, việc xe bọc thép và bộ binh của Mỹ xuất hiện trở lại tại Al-Qahtaniyah, phản ánh chính sách Syria thất thường của chính quyền Trump.
Ba tuần sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút 1.000 lính Mỹ khỏi vùng đông bắc Syria, ông bất ngờ tuyên bố rằng có tới 500 lính Mỹ sẽ trở thành một phần của các đơn vị mới ở Syria. Sự xuất hiện của lực lượng mới và quyết định giữ lại 200 binh sĩ tại một căn cứ ở miền nam Syria đồng nghĩa với việc hơn 700 lính Mỹ sẽ ở lại Syria.
Lính Mỹ đi tuần tra trên xe bọc thép chiến đấu M2A2 Bradley.
Trên thực tế, việc vội vàng rút quân rồi sau đó lại quyết định đưa quân bảo vệ các cơ sở dầu mỏ khỏi bị Nhà nước Hồi giáo (ISIS) kiểm soát chỉ dẫn đến việc luân chuyển các đơn vị khác nhau: các đơn vị lực lượng đặc biệt trang bị nhẹ được thay thế bằng các đơn vị thông thường có hỏa lực mạnh hơn.
Trong một bản tweet vào hôm 31/10, một phát ngôn viên của Liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (ISIS) Iraq do Mỹ đứng đầu đã công bố các bức ảnh cho thấy các binh sĩ của đội tác chiến thuộc Lữ đoàn 30 Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ được trang bị các xe bọc thép M2A2 Bradley làm nhiệm vụ hỗ trợ Liên minh tại Deir ez Zor thuộc Syria. Các lực lượng này sẽ tiếp tục hợp tác với đồng minh người Kurd để chống lại tàn dư của Nhà nước Hồi giáo (ISIS), bảo vệ các cơ sở hạ tầng then chốt và chặn đứng nguồn thu của ISIS.
Video đang HOT
Lực lượng này bao gồm các binh sĩ Vệ binh Quốc gia từ Bắc Carolina và Nam Carolina đã đến Kuwait tuần trước và sau đó triển khai một số binh sĩ và các chiến xa bọc thép Bradley của họ tới các mỏ dầu ở miền đông Syria. Các đơn vị mới sẽ tăng cường cho số quân đã có và cung cấp hỏa lực mạnh hơn.
Các đơn vị quân Mỹ rời khỏi vùng đông bắc Syria sẽ ở lại Iraq và sau đó quay trở lại Hoa Kỳ hoặc triển khai tại những nơi khác trong khu vực.
Chỉ ít lâu sau khi quyết định rút 1.000 lính Mỹ ở Syria, ông Trump đã quyết định duy trì một số lượng nhỏ binh sĩ ở miền nam Syria để tiếp tục chiến đấu với tàn quân của Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Nhưng các quan chức Mỹ cho biết lý do thực sự của việc duy trì sự hiện diện của lực lượng này là để ngăn chặn vũ khí của Iran vượt qua tuyến vận tải đường bộ quan trọng nối Iran với Địa Trung Hải.
Hiện đã có gần 200 lính Mỹ tại địa điểm này, điều đó có nghĩa là mặc dù ông Trump tuyên bố rằng Mỹ đang rút quân, nhưng ít nhất 700 lính Mỹ sẽ vẫn ở lại Syria.
Hôm 28/10, tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết quân đội Mỹ sẽ bảo vệ mỏ dầu Conoco ở phía đông của Deir ez Zor ven sông Euphrates. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói, việc triển khai quân sẽ tiếp tục cho đến khi Mỹ có đủ năng lực để đảm bảo rằng Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và các lực lượng gây bất ổn khác không thể đến gần cơ sở dầu mỏ.
Các đơn vị Vệ binh quốc gia được không vận từ Mỹ tới Kuwait để vào Syria.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump tiếp tục nhấn mạnh việc thực hiện nhiệm vụ này, nói rằng Mỹ sẽ “giữ vững dầu mỏ”. Chủ trương này đã khiến mọi người lên tiếng, cho rằng như thế là phạm tội chiến tranh.
Chính phủ Mỹ nói rằng họ sẽ ngăn chặn dầu mỏ rơi vào tay bọn tội phạm. Ông Mark Esper nói thẳng: quân đội Mỹ vẫn giữ quyền tự vệ và sẽ sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo để đối phó với bất kỳ tập đoàn nào đe dọa đến sự an toàn của các lực lượng Mỹ ở đó, bao gồm quân đội Syria hoặc những người Nga và Iran ủng hộ họ.
Theo viettimes/Đông Phương, Sohu
Cường quốc Mỹ rút lui, sức mạnh đã tới hạn?
Sự rút lui của Mỹ phản ánh một thực tế là sức mạnh của phương Tây đang suy giảm và "nước Mỹ đã chạm đến giới hạn cường quốc thế giới".
Cây gậy tuột khỏi tay Mỹ?
Tờ Tiếng vọng của Pháp mới đây có bài bình luận về những bước đi mới đây của Mỹ, trong đó cho rằng "nước Mỹ đã chạm đến giới hạn cường quốc thế giới".
Theo bài viết, Mỹ rút quân khỏi Syria, mở đường cho Nga đưa quân đến Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria. Trong khi đó, chính nhờ sự giúp đỡ của lực lượng người Kurd mà quân đội Mỹ mới tiêu diệt được thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al- Baghdadi.
Khi rút quân khỏi Syria, cũng như muốn rút quân khỏi Aghanistan, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm những việc không khác mấy so với người tiền nhiệm Barack Obama.
Ẩn chứa sau hành động này, theo tờ báo Pháp, đó là sự thừa nhận của Washington rằng sức mạnh quân sự của Mỹ đã "kịch trần", không thể hơn được nữa.
Các tàu sân bay - biểu tượng sức mạnh của Mỹ - xếp hàng trên biển
Tờ Tiếng vọng dẫn đánh giá của nghị sĩ Duma Quốc gia Nga Viatcheslav Molotov nhấn mạnh: "Ông Donald Trump làm đúng như những gì ông đã hứa. Ông làm điều mà ông cho là tốt cho nước Mỹ. Ông Trump là triệu chứng chứ không phải nguyên nhân".
Vài tháng trước khi triển khai kế hoạch tái tranh cử tổng thống, ông Trump đã tái khẳng định: "Nước Mỹ sẽ không tiếp tục đóng vai sen đầm quốc tế". Ông Trump cũng không phải tổng thống Mỹ đầu tiên tạo ra "khoảng trống địa chính trị".
Ngay từ thời cựu Tổng thống Obama, Washington đã không muốn can thiệp khắp nơi trên thế giới, từ Iraq, Triều Tiên đến Iran, Afghanistan như các cố vấn của cựu Tổng thống George W.Bush từng muốn. Ông Bush dù có "cái nhìn quá khích" về sức mạnh Mỹ cũng đã từ bỏ ý định mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sang Ukraine và Gruzia.
Một chiếc Rafale của Pháp hạ cánh trên chiếc USS George H. W. Bush (CVN-77) của Mỹ
Nhân đây, giới phân tích Pháp "trách" Mỹ đã tạo cơ hội cho Nga trong cuộc chiến với Gruzia và sáp nhập bán đảo Crimea. Cũng theo tờ Tiếng vọng, ông Obama là người đã đẩy Pháp và Anh lên tuyến đầu tại Lybia để lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Năm 2013, chính ông Obama đã hủy lệnh không kích nhằm vào các căn cứ quân sự của Syria với cái cớ nghi ngờ Syria dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường.
Tờ Tiếng vọng cho rằng đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump đang là người "đi xa nhất" với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên" được áp dụng vào mọi chính sách đối ngoại của Mỹ. Khi yêu cầu châu Âu chia sẻ gánh nặng chi tiêu quân sự, ông Trump đã làm giảm vai trò của Washington ngay trong NATO.
Báo Pháp tiếp tục dẫn lời nghị sĩ Nga Molotov cho rằng sự rút lui của Mỹ phản ánh một thực tế là sức mạnh của phương Tây đang suy giảm. Năm 1989, khi bức tường Berlin sụp đổ, kinh tế phương Tây chiếm tỉ trọng 80% kinh tế thế giới. Tỉ lệ này hiện chỉ còn 40%.
Máy bay chiến đấu của Nga lừng lững tại Syria
Ông Trump không phải là người đầu tiên rút Mỹ khỏi các cuộc xung đột của thế giới, nhưng ông đã đẩy nhanh tiến trình này. Chỉ có điều, ông Trump làm ngược lại lời khuyên của cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt: "Ăn nói nhỏ nhẹ và cầm một cây gậy lớn" để tiến xa hơn.
Tờ Tiếng vọng kết luận: Thời nước Mỹ với "cây gậy lớn" không còn nữa. Mặc dù Mỹ vẫn là siêu cường quân sự hàng đầu thế giới, nhưng nước này đã để mất ưu thế địa chính trị.
Cảnh báo về "sự bất cần và liều lĩnh"
Cùng chung nhận định với tờ Tiếng vọng của Pháp, Viện chính sách Lowy (Australia) hồi đầu tháng 10 từng đánh giá "sự liều lĩnh" của Tổng thống Trump đã làm xói mòn vị thế của Mỹ trên thế giới. Cuộc điều tra của Hạ viện Mỹ về căn cứ cho việc luận tội ông Trump là một bằng chứng mới cho thấy uy thế trong nước của vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ đang bị xói mòn nghiêm trọng.
Giới phân tích Australia cho rằng, uy thế của ông Trump với tư cách là một nhà lãnh đạo quốc tế cũng đang suy giảm do chính các bình luận và hành động của ông. Trong 3 năm qua, ông Trump đã thực thi quyền lực tổng thống - quyền lực của Mỹ - theo cách làm xói mòn uy thế và tính hợp pháp của sự thống trị chiến lược của Mỹ.
Viện chính sách Lowy viết: "Sự bất cần và liều lĩnh luôn luôn phải trả giá. Tuy nhiên, khi cái giá phải trả đó gây thiệt hại lớn về mặt uy tín của nước Mỹ và làm sụt giảm nhanh chóng niềm tin của các đồng minh và bạn bè truyền thống đối với Mỹ, nó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến ổn định và an ninh toàn cầu".
Là một cường quốc vũ trang hùng mạnh, giàu có và rộng lớn, nhưng đang đánh mất dần uy quyền của mình, Mỹ có nguy cơ tự trói mình trong cuộc đấu tranh ba chiều với Trung Quốc và Nga, một cuộc chiến không bên nào có thể chiến thắng trong khi tất cả, kể cả đồng minh và bạn bè của Mỹ, có thể bị thiệt hại.
Theo giới phân tích Australia, để tránh bị "thiệt hại", các đồng minh và bạn bè của Mỹ có thể chỉ đơn giản là không hùa theo và đi cùng đường với Mỹ.
Một binh sĩ Ukraine trong cuộc tập trận Combined Resolve XII cùng Mỹ và các đồng minh NATO ở Đức
Trước đó, hồi đầu tháng 1/2019, Viện chính sách Lowy cũng từng đăng bài phân tích cho rằng, trong bối cảnh hỗn loạn khiến cả thế giới chao đảo, chính quyền của ông Trump đang làm thay đổi, nếu không muốn nói là làm lung lay, trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu.
Trong suốt 70 năm, Mỹ vẫn là nhà lãnh đạo và là trụ cột của trật tự thế giới tự do, xây dựng nền móng cho hệ thống liên minh trên khắp toàn cầu, thiết lập các mối quan hệ kinh tế và thương mại cũng như các nguyên tắc và thể chế đa phương. Có thể nói Mỹ đã đóng vai trò là người tổ chức hệ thống và đề ra những nguyên tắc chung.
Bài viết nhận định, phần lớn thế giới dung hòa với chính trật tự do Mỹ dẫn đầu này. Nhiều quốc gia đã trở thành đồng minh và đối tác. Một số tận dụng được lợi thế, một số tìm cách chấp nhận, song đa phần thế giới đều xây dựng các chính sách đối ngoại dựa trên nền tảng của trật tự này. Tuy nhiên, với những quyết định và thay đổi bất ngờ từ người đứng đầu nước Mỹ, thế giới đã không còn có thể nhìn nhận mọi chuyện như cũ.
Binh sĩ Mỹ mệt mỏi trong cuộc chiến tại Afghanistan
Viện chính sách Lowy đã dẫn đánh giá của chuyên gia Kori Schake, tác giả cuốn sách "Protecting the international order from Trump trauma" (Bảo vệ trật tự thế giới trước tổn thương từ Trump).
Theo đó, bà Schake nêu ra những quan điểm hoài nghi cho rằng trật tự tự do chỉ là "truyền thuyết", là khẩu hiệu để che đậy quyền bá chủ theo kiểu đế quốc của Mỹ. Chuyên gia này thừa nhận đó là "một trật tự không hoàn hảo" và Mỹ thường xuyên phá vỡ các nguyên tắc cũng như không hoàn thành các cam kết của mình.
Theo bà Schake, sự quay trở lại của nền chính trị cường quốc đang đe dọa trật tự thế giới tự do. Nga có thể không đủ sức mạnh để tạo ra một hệ thống thay thế những gì Mỹ thiết lập, song quốc gia này có những công cụ và chiến lược để làm suy yếu nó. Schake cho rằng định nghĩa về chiến thắng của Nga chính là "sự thất bại" của nước Mỹ.
Bên cạnh đó, tác giả Schake nhận định rằng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn trong dài hạn là những toan tính của Trung Quốc. Bà hoài nghi trước kỳ vọng rằng khi Trung Quốc hiện đại hóa và hội nhập với trật tự thế giới, quốc gia này sẽ từng bước cởi mở hơn và trở thành một nhân tố thực sự có trách nhiệm.
Đông Triều
Theo baodatviet
Nga : Không có 'thông tin đáng tin cậy' về vụ tiêu diệt al-Baghdadi Bộ Quốc phòng Nga bày tỏ nghi ngờ về cái chết của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi, do Nga "không có thông tin đáng tin cậy" về hoạt động của quân đội Mỹ tại vùng giảm căng thẳng ở Idlib. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 27/10, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố khẳng định không nhận...