Quân đội Mỹ có thể hộ tống cho tàu Philippines tiếp tế ở đá ngầm Biển Đông
Mỹ có thể đề nghị Việt Nam tăng tần suất, số lần cho máy bay, tàu chiến thăm vịnh Cam Ranh, cho Hải quân Mỹ thăm trạm tiền tiêu; đề nghị tuần tra chung…
Mỹ không cản được Trung Quốc quân sư hoa Biên Đông thì điều tàu sân bayTrung Quốc sẽ coi thường Mỹ, tiếp tục bành trướng ở Biển Đông?Doãn Trác: Mỹ triển khai B-2 ở Guam để làm quen chiến trường tương lai
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 26 tháng 8 dẫn tạp chí “Lơi ich quôc gia” My ngày 24 tháng 8 đăng bài viết của tiến sĩ Marvin C. Ott, cựu giáo sư chiến lược an ninh quốc gia, Học viện chiến tranh quốc gia Mỹ, học giả cao cấp Trung tâm Woodrow Wilson, phó giáo sư Đại học John Hopkins Mỹ.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 hoạt động trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Bài viết cho rằng, hiện nay, Biển Đông đang phát triển nhanh chóng trở thành một “võ đài” ngày càng nguy hiểm. Trung Quốc tiến hành lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, mục đích quân sự hóa những hòn đảo này không cần nói cũng biết. Chẳng hạn, Trung Quốc đang xây dựng một đường băng máy bay trên đá Chữ Thập (của Việt Nam).
Đối mặt với sức ép đến tư Biên Đông (từ Trung Quốc), phản ứng của các nước chủ trương chủ quyền khác ở Đông Nam Á có khác nhau, có căng thẳng, lo ngại, giận dữ, phản kháng, thuận theo…
Tuy nhiên, bất kể họ phản ứng thế nào, Bắc Kinh hoàn toàn không coi những nước này là trở ngại nghiêm trọng để thực hiện mục tiêu (bành trướng) trung và dài hạn của mình.
Xem ra, chỉ duy nhất có Mỹ là nước có thể thực sự kiềm chế Trung Quốc. Nhưng, theo quan điểm riêng của Bắc Kinh, Mỹ không nên “xen vào việc của người khác” ở khu vực cách xa lãnh thổ, lợi ích của Trung Quốc ở khu vực này đứng trước Mỹ.
Tàu đổ bộ thế hệ mới lớp America, Hải quân Mỹ sẽ triển khai ở Thái Bình Dương
Đối với Bắc Kinh, Washington kiên trì duy trì hiện diện quân sự ở Biển Đông là thách thức, gây phá hoại và còn phi pháp. Tại một hội nghị do Washington tổ chức gần đây, một giáo sư Trung Quốc nói rằng hành vi của Mỹ ở Biển Đông giống như “kẻ cầm đầu bọn lưu manh”.
Trung Quốc thúc đẩy phát triển của sự kiện và đã đề xuất với Mỹ một sự lựa chọn nan giải: là nên xuất phát từ đại cục bảo vệ quan hệ Mỹ-Trung, ngầm thừa nhận quyền sở hữu của Trung Quốc đối với Biển Đông hay nên bất chấp rủi ro rất lớn, bỏ ra rất nhiều tiền bạc để thách thức dã tâm của Bắc Kinh.
Bất kể nhận thức đầy đủ được nội hàm trong đó hay không, nhìn vào chiến lược “quay trở lại” và “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của chính quyền Obama, sự lựa chọn của Mỹ là thách thức tham vọng của Bắc Kinh.
Tình hình khó khăn về địa-chính trị đã không thể làm thay đổi sự thực Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông (yêu sách xâm lược, bành trướng, thực dân). Đối sách của Mỹ nếu muốn đạt được thành công thì nhất định phải sử dụng năng lực và tài sản trên phạm vi toàn cầu.
Mỹ sẽ triển khai nhiều máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (trong hình), F-35, máy bay ném bom B-2, B-52… ở châu Á-Thái Bình Dương
Vì vậy, đàm phán kinh tế trong khuôn khổ đối tác hợp tác xuyên Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng đối với chiến lược tổng thể, nhưng thách thức ngay trước mặt còn xuất hiện về mặt quân sự.
Video đang HOT
Nếu tình hình phát triển quan sự của Trung Quốc không được kiểm soát, thì các nước khác của khu vực này trong đó có Mỹ đều sẽ bị kiềm chế bởi một sự thực đã rồi, không thể đảo ngược.
Vì vậy, bắt đầu từ khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lần đầu tiên đưa ra chiến lược “quay trở lại” và “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”, 2 chiến lược này được đưa ra một cách thích hợp và cũng mang màu sắc quân sự cần thiết.
Nhiệm vụ quan trọng của chiến lược “tái cân bằng” không chỉ đặt lên vai Lầu Năm Góc, mà còn đặt lên vai Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ.
Máy bay vận tải cánh xoay nghiêng MV-22 Osprey Mỹ
Đến nay, các biện pháp của họ quan trọng nhưng kín tiếng – như điều tàu tuần duyên đến Singapore, điều tàu ngầm đến cảng Darwin và triển khai phần lớn Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, đồng thời trang bị hệ thống tiên tiến nhất cho lực lượng này.
Tư tưởng tác chiến mới “tác chiến hải-không quân” (hiện đổi thành “khái niệm cơ động và can dự vùng quốc tế trên toàn cầu”, JAM-GC) mặc dù vẫn ở trạng thái giữ bí mật ở mức độ rất lớn, nhưng đang được tiếp tục phát triển.
Bô trương Quôc phong Ashton B. Carter tuyên bố, dự án xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc sẽ không ngăn cản được Mỹ triển khai và tuần tra thường lệ ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn thiếu chiên lươc quân sư có thể ngăn chặn hiệu quả Trung Quốc tiếp tục bành trướng ở Biển Đông, loại chiến lược này cần lấy kiên định chủ trương lợi ích của Mỹ làm mục đích chính – đó là, Biển Đông phải được coi là một khu vực công cộng tự do trên thế giới.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Chiến lược quân sự của Mỹ cần bao gồm:
1. Lực lượng Thái Bình Dương Mỹ cần thường xuyên duy trì hiện diện quân sự ở Biển Đông. Duy trì hiện diện quân sự ít nhất cần phải bao gồm hoạt động trên biển, trên không trong phạm vi 12 hải lý – điều này rõ ràng hiện cũng tồn tại rủi ro.
2. Mỹ và Philippines cần cân nhắc ký kết thỏa thuận, để Hải quân Mỹ hộ tống tàu chiến Philippines tiến hành tiếp tế đối với tiền tiêu trên Biên Đông. Mỹ cần triển khai hành động hộ tống này, điều này hoàn toàn không phải là muốn ủng hộ chủ trương của Philippines, mà là bảo vệ nguyên tắc “phi cưỡng chế” (tự do).
3. Đề nghị triển khai tuần tra trên biển, trên không liên hợp ở Biển Đông với các đồng minh và đối tác an ninh.
4. Tiến hành tham vấn với Manila về vấn đề khả thi Mỹ xây dựng cơ sở hải-không quân ở đảo Palawan.
Quân cảng Cam Ranh, Hải quân Việt Nam
5. Tiến hành tham vấn với Hà Nội (Việt Nam) về vấn đề tăng cường tần suất và số lần Hải quân và Không quân Mỹ đến thăm vịnh Cam Ranh.
6. Tiến hành tham vấn với Malaysia va Việt Nam về vấn đề Hải quân Mỹ triển khai thăm hữu nghị tới trạm tiền tiêu có lựa chọn.
7. Xây dựng một nhóm công tác Mỹ-ASEAN bền vững ở Biển Đông, xác định đây là một cơ quan bộ phận của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN được tổ chức gần đây.
8. Chính thức xây dựng một cơ chế đa phương (Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc) để nâng cao ý thức bảo vệ lãnh hải và nâng cao năng lực hiện diện cảnh sát biển cho các nước Đông Nam Á.
Áp dụng các biện pháp này chỉ là để đạt được một mục đích chung, đó là thông qua xây dựng “sức mạnh mềm” có hiệu quả để răn đe Trung Quốc, buộc Trung Quốc không được biến Biển Đông thành chiến trường bành trướng quân sự.
Tàu chiến Hải quân Mỹ thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng (nguồn mạng qq Trung Quốc)
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Hình ảnh hiếm có về căn cứ Cam Ranh năm 1968 (2)
Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại căn cứ Cam Ranh năm 1968, cựu nhân viên quân sự Mỹ Alfred Eisenstaedt đã ghi lại nhiều hình ảnh độc ở nơi đây.
Máy bay F-4 Phantoms của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh năm 1968. Khí tài của máy bay F-4 Phantoms. Cồn Xứng - một doi đất hẹp đâm ra vịnh Cam Ranh. Bãi container của Mỹ ở căn cứ Cam Ranh. Cửa Bé ở Cam Ranh. Hải đăng đổ nát trên mũi Hòn Lương, vịnh Cam Ranh. Điểm đóng chốt của quân Mỹ ở Hòn Lương. Trực thăng Kaman H-43 Huskie của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh. Máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Herculeses của Mỹ tại Cam Ranh. Toàn cảnh khu căn cứ Mỹ trên bãi Đỏ, Cam Ranh. Một góc bãi Đỏ. Sân bay Cam Ranh Tây. Toàn cảnh vùng vịnh Cam Ranh.
Máy bay F-4 Phantoms của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh năm 1968.
Khí tài của máy bay F-4 Phantoms.
Cồn Xứng - một doi đất hẹp đâm ra vịnh Cam Ranh.
Bãi container của Mỹ ở căn cứ Cam Ranh.
Cửa Bé ở Cam Ranh.
Hải đăng đổ nát trên mũi Hòn Lương, vịnh Cam Ranh.
Điểm đóng chốt của quân Mỹ ở Hòn Lương.
Trực thăng Kaman H-43 Huskie của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.
Máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Herculeses của Mỹ tại Cam Ranh.
Toàn cảnh khu căn cứ Mỹ trên bãi Đỏ, Cam Ranh.
Một góc bãi Đỏ.
Sân bay Cam Ranh Tây.
Toàn cảnh vùng vịnh Cam Ranh.
Theo_Kiến Thức
Mỹ đánh giá cao vị trí Vịnh Cam Ranh trên 'bàn cờ' Biển Đông Vịnh Cam Ranh của Việt Nam có lợi thế lớn trong việc theo dõi các động thái Trung Quốc trên Biển Đông, và có vị trí quan trọng trong chính sách "tái cân bằng châu Á" của Mỹ, theo nhận xét của tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản). Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng (phải) và Lý Thái Tổ neo đậu tại Vịnh Cam Ranh...