Quan điểm khác biệt về học tại nhà
Phụ huynh lập luận rằng mô hình này giúp trẻ “muốn gì học nấy” cũng như thoải mái hơn trong cách thức tiếp thu.
Mô hình phụ huynh tự đứng lớp dạy con tại nhà không còn mới lạ tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Phụ huynh lập luận rằng mô hình này giúp trẻ “muốn gì học nấy” cũng như thoải mái hơn trong cách thức tiếp thu. Trong khi có quốc gia tạo điều kiện cho mô hình GD này thì cũng có quốc gia nổi lên nhiều ý kiến trái chiều.
Học tại nhà ngày càng phổ biến
Tại Nga, không có một chương trình thống nhất cho dạy học tại nhà. Mỗi gia đình có một chương trình khác nhau.
Các gia đình thường có điểm chung là dạy trẻ sâu vào một số môn, lĩnh vực mà chúng quan tâm, với lịch học tương đối tự do.
Có nhiều gia đình tụ lại thành một nhóm dạy trẻ – trong thực tế họ giống như một trường tư thu nhỏ. Nhưng nhiều người thích hơn kiểu dạy con ngay tại gia đình, không theo bất cứ nhóm nào.
Toàn bộ trẻ học tại gia thường đăng kí với một trường học – nơi chúng sẽ được đánh giá cho việc tuyển sinh vào đại học. Về thủ tục hành chính không có gì khó khăn, chỉ cần gặp hiệu trưởng trao đổi và gửi đơn đăng ký.
Cách thức đánh giá trước kỳ thi cuối cùng khác nhau giữa các trường. Các gia đình thường có điểm chung là dạy trẻ sâu vào một số môn, lĩnh vực mà chúng quan tâm, với lịch học tương đối tự do.
Tại Mỹ, đến nay, tất cả 50 bang ở Mỹ chấp nhận việc dạy học tại nhà là hợp pháp, mặc dù mỗi bang có một yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn cho phép bố mẹ tự dạy con ở nhà.
Video đang HOT
Hiện tại, dạy học tại nhà trở thành xu hướng trong nền giáo dục Mỹ và ngày càng nhiều người cho rằng, trường học truyền thống không thể cung cấp cho con cái họ nền giáo dục phù hợp.
Số liệu đầu tiên về việc tự học tại nhà được đưa ra năm 1999. Tại thời điểm đó, khoảng 850.000 học sinh học tại nhà. Đến năm 2015, hơn 1,7 triệu người lựa chọn hình thức học tập này.
Một điểm đặc biệt ở Mỹ là nhiều phụ huynh dạy học tại nhà để tránh cho con khỏi… tiêm chủng. Theo luật, học sinh tại các trường công lập và tư thục cần tiêm đủ 10 loại vắc xin như một điều kiện để có thể tiếp tục đến trường.
Một số cha mẹ lựa chọn dạy con tại nhà nhằm lách luật vì họ không muốn con tiêm một số loại vắc xin hoặc con họ dị ứng với một trong số 10 loại theo quy định.
Chính phủ Singapore đã có những quy định rất khắt khe và chặt chẽ với các bậc phụ huynh muốn dạy học con tại nhà, nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa về kiến thức và thể chất của trẻ em.
Bố mẹ muốn dạy học tại nhà phải nhận được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục nước này bằng cách chứng minh rằng họ có đủ nguồn lực và trình độ giáo dục để dạy học ở nhà.
Chẳng hạn, đối với những bậc phụ huynh có con học tiểu học ở nhà, họ cần phải có bằng đại học. Nhưng kể cả khi họ đã được Bộ Giáo dục chấp thuận, các bậc phụ huynh vẫn cần đảm bảo con cái của họ theo kịp được chương trình mà Bộ đề ra.
Kể từ năm 2014, các em nhỏ này sẽ phải trải qua kỳ thi kiểm tra cuối cấp tiểu học và phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định.
Mặt trái
Không phản đối mô hình giáo dục tại nhà nhưng nhiều chuyên gia giáo dục Trung Quốc tin rằng mô hình này chưa phù hợp và chưa nên khuyến khích tại nước này. Theo các chuyên gia, giáo dục tại nhà trước hết đòi hỏi phụ huynh phải gánh vác toàn bộ trách nhiệm của các giáo viên ở nhiều bộ môn.
Điều này có nghĩa là phụ huynh phải nắm kiến thức ít nhất 12 môn học. Thậm chí những phụ huynh có học vấn cao – tốt nghiệp những trường đại học hàng đầu, đạt điểm cao nhất và trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực – cũng khó có thể nắm bắt được kiến thức của các môn học khác.
Thêm nữa, thậm chí nếu một phụ huynh nắm được kiến thức về tất cả những môn chính ở bậc tiểu học và phổ thông thì họ cũng không có kỹ năng sư phạm. Dạy học là một kỹ năng đòi hỏi nhiều năm đào tạo cùng với kinh nghiệm để có thể hình thành kỹ năng và sự kiên nhẫn của một nhà giáo thực sự.
Theo ý kiến một chuyên gia giáo dục thì thay vì giáo dục tại nhà, những phụ huynh không hài lòng với giáo dục công lập nên dạy thêm con vào buổi tối và cuối tuần để bổ sung kiến thức và kỹ năng cho con.
Singapore, những năm gần đây cũng phổ biến hơn dạy học tại nhà. Đây là sự lựa chọn của một bộ phận cha mẹ có thời gian và muốn trực tiếp dạy dỗ con cái kiến thức và các kỹ năng trong cuộc sống. Tuy nhiên, chính phủ Singapore kiểm soát khá chặt chẽ để bảo đảm trẻ học tại nhà được thụ hưởng giáo dục tiêu chuẩn quốc gia.
Theo Thanh Hà / Giáo Dục & Thời Đại
Các quốc gia trên thế giới quản lý tự học ở nhà như thế nào?
Tại Mỹ, bố mẹ phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà. Trong khi đó, phụ huynh Anh chỉ phải thông báo với trường con đang theo học.
Nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand coi giáo dục tại nhà là hợp pháp. Tuy nhiên, tại một số nước khác, dù không bị hạn chế bởi luật pháp, tự học ở nhà (home school) không được xã hội chấp nhận và gần như không tồn tại.
Theo khảo sát, Mỹ là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng học sinh tự học tại nhà với khoảng 2,5 triệu người, chiếm khoảng 4% tổng số học sinh trong nước. Mỗi bang có quy định riêng trong việc chọn phương pháp giáo dục tại gia.
Thông thường, phụ huynh phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà. Bên cạnh đó, họ cũng phải tuân thủ một số quy định như có giáo viên được chứng nhận giám sát quá trình trẻ học hay đảm bảo chương trình học cho học sinh.
Tuy nhiên, theo xu hướng chung, Mỹ đang giảm bớt các yêu cầu. Theo nghiên cứu của Trung tâm Mercatus, năm 2013, các bang như Alaska, Oklahoma và Kansas đứng đầu về sự tự do trong giáo dục tại nhà, trong khi Ohio, Maryland và Massachusetts đứng cuối cùng. Những em tự học tại nhà cũng có thể ghi danh vào các trường công lập.
Trong vài thập niên qua, các trường đại học và cao đẳng của Mỹ ngày càng cởi mở trong việc chấp nhận sinh viên theo đuổi phương pháp học tập tại gia. 75% trường nhận những học sinh này, gồm các học viện quân sự của Mỹ, Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Cornell, Đại học Brown, Đại học Dartmouth và Đại học Princeton. 95% nhận được đơn yêu cầu nhập học.
8% cán bộ tuyển sinh cho rằng học sinh tự học tại nhà sẽ tốt hơn so với học sinh truyền thống. Họ đạt điểm cao hơn và tốt nghiệp đại học nhiều hơn.
Song, một số trường vẫn yêu cầu học sinh tự học ở nhà phải đáp ứng một số bài kiểm tra theo chuẩn như CLEP và DSST.
Tại Mỹ, phụ huynh phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà.
Tại Anh, cha mẹ có nghĩa vụ đảm bảo con cái của họ được giáo dục nhưng luật giáo dục ở Anh và xứ Wales không phân biệt giữa giáo dục tại gia và giáo dục truyền thống.
Theo Luật Giáo dục năm 1996 của Anh, mỗi đứa trẻ khi đến tuổi đi học phải được giáo dục toàn thời gian một cách hiệu quả và phù hợp lứa tuổi, khả năng, năng khiếu và bất cứ nhu cầu giáo dục đặc biệt nào tại trường học hoặc ở nơi khác.
Đối với giáo dục tại gia, cha mẹ không bắt buộc phải dạy theo Chương trình Giáo dục Quốc gia, cung cấp một nền giáo dục sâu rộng và cân bằng, có thời khóa biểu, cơ sở vật chất và trang thiết bị theo tiêu chuẩn cụ thể, cũng như có bằng cấp, lập kế hoạch giáo dục chi tiết, đánh giá tiến độ hoặc đặt ra mục tiêu phát triển.
Chính quyền địa phương không có nghĩa vụ giám sát chất lượng giáo dục tại nhà hay kiểm tra trừ khi được thông báo cha mẹ không cung cấp cho con một nền giáo dục phù hợp.
Phụ huynh có thể cho con rời khỏi hệ thống trường học bằng cách thông báo cho nhà trường bằng văn bản. Nếu đứa trẻ chưa bao giờ đi học, họ thậm chí không cần đăng ký. Khi một đứa trẻ lên 5 tuổi, phụ huynh có thể đăng ký trường học cho con hoặc tiếp tục giáo dục như khi mới chào đời.
Trẻ tự học ở nhà không bắt buộc phải tham gia kỳ thi và bài kiểm tra trình độ. Tuy nhiên, khi vào đại học, nhiều trường vẫn yêu cầu các chứng chỉ. Vì vậy, trẻ có thể đăng ký một kỳ thi riêng.
Tại châu Á, giáo dục tại gia là hợp pháp ở các nước như Ấn Độ, Indonesia, Israel và Philippines. Ở Thái Lan, tự học tại nhà xuất hiện trong hệ thống pháp luật từ năm 1992 song bị hạn chế.
Hiện tại, một số tổ chức phi lợi nhuận như Hiệp hội Hội đồng Giáo dục Thay thế Thái Lan đang cố gắng hướng dẫn phụ huynh đăng ký cho con học ở nhà theo Luật Giáo dục Quốc gia.
Theo Zing
Người Mỹ tự học ở nhà lo bị phân biệt đối xử Một người tự học ở nhà tại Mỹ cho rằng học sinh bị bó buộc khi đến trường vì phải mặc đồng phục, bị quản thúc và không được làm điều mình thích. Ngày càng nhiều người cho rằng trường học truyền thống không thể cung cấp cho con cái họ nền giáo dục phù hợp. Nhiều bằng chứng cho thấy việc học...