Quan điểm của thầy cô về ‘bài văn bá đạo’
Cô giáo trường Chu Văn An cho biết: “Toàn bộ bài viết chỉ lí giải nạn bạo lực học đường trong một nguyên nhân chủ quan, phiến diện”, còn TS Nguyễn Kim Dung nói: “Chúng ta cần tránh tô hồng mọi thứ và cần phải trân trọng ý kiến của học sinh”.
Mấy ngày qua, cư dân mạng đua nhau bình luận về bài văn phân tích vấn nạn bạo lực học đường của em Nguyễn Vũ Anh, học sinh lớp 12 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng. Bài văn bị điểm 0 nhưng khiến cộng đồng mạng xôn xao bởi độ hot của nó.
Theo tác giả của bài văn, bạo lực không chỉ dừng lại ở việc học sinh đánh nhau, thầy cô đánh học sinh mà còn ở việc “khủng bố” tinh thần. Tác giả đưa ra một ví dụ cụ thể về việc thiếu quạt mát trong lớp học dẫn đến tình trạng ức chế của học sinh. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường: “Việc học trong môi trường thiếu sự mát mẻ khiến con người bị nóng, mất nhiều nước. Đặc biệt là trong mùa hè sẽ khiến học sinh rơi vào tình trạng hoa mắt, chóng mặt, khả năng hoạt động của não bộ giảm, ảnh hưởng rất lớn tới việc học, đấy là chưa kể đến sự ức chế do nóng bức gây ra”. Bài văn này của em Nguyễn Vũ Anh đã bị cô giáo cho điểm 0 và phê là thiếu ý thức.
Bài văn lạ cô cho điểm 0, học trò thích thú Tác giả bài văn lạ sắp đi du học Mỹ
Từ khi xuất hiện trên mạng, bài văn đã thu hút được hàng chục nghìn lượt truy cập cũng như bình luận của cư dân mạng. Rất nhiều người cho rằng bài văn đã phản ánh đúng hoàn cảnh môi trường học tập tại các lớp học hiện nay. Nickname Ruồi Rong Ruổi tỏ ra rất thích thú với bài văn này: “Like (thích) mạnh, đi học ngồi bàn đầu thì quạt chẳng bao giờ tới được. Bao giờ trường mình mới đáp ứng được nhu cầu của học sinh cơ chứ”. Còn Nickname Hamabeoi đặt câu hỏi: “Vũ Anh đã dũng cảm nói lên những suy nghĩ, nhìn nhận của mình. Học sinh thường xuyên phải học trong môi trường cơ sở vật chất kém, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là một dạng bạo lực. Sao giáo viên lại gạch cả bài văn đi thế nhỉ?”.
Trước độ nóng của bài văn “có một không hai này”, cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên môn văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho biết: “Về kiến thức, đề bài yêu cầu bàn luận về vấn đề bạo lực học đường, em học sinh này đã sai ngay ở phần dẫn dắt để xác định vấn đề. Toàn bộ bài viết chỉ lí giải nạn bạo lực học đường trong một nguyên nhân chủ quan, phiến diện. Bài viết sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học thay vì phong cách ngôn ngữ chính luận với lối diễn đạt trùng lặp, thiếu khoa học. Về ý thức, bản thân việc lí giải nạn bạo lực học đường bằng nguyên nhân học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học đã cho thấy em này có một xuất phát điểm sai lệch về ý thức. Điều đáng nói hơn là thái độ không nghiêm túc trong môi trường sư phạm, đó là thái độ không tôn trọng với thầy cô giáo khi tạo giọng điệu hài hước, đùa cợt trong việc đánh tráo phong cách ngôn ngữ”.
Có cái nhìn khác, TS Nguyễn Kim Dung, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (ĐH sư phạm TP.HCM) cho rằng: “Chúng ta cần tránh tô hồng mọi thứ và cần phải trân trọng ý kiến của học sinh. Khi học sinh bức xúc, nói ra những tâm tư, tình cảm, giáo viên phải lắng nghe, tìm hiểu và xem xét lại hành động của mình. Học sinh có quyền nêu những yêu cầu chưa được để nhà trường xem xét. Giáo viên không nên cho rằng ý thức làm bài của học sinh này kém mà cần xem lại cách nhìn của học sinh ấy. Bên cạnh đó, cần phải giúp học sinh có cái nhìn tích cực về cuộc sống để khi gặp phải vấn đề không phù hợp mà vẫn bày tỏ được ý kiến của mình. Đừng bắt chúng tự giải quyết vấn đề mà nhà trường, cha mẹ cần phải quan tâm hơn đến con cái mình”.
Video đang HOT
Buồn khi học sinh thích văn phản cảm Cô Trịnh Thu Tuyết nhấn mạnh: “Nạn bạo lực học đường đang là một vấn đề nhức nhối với cả xã hội, một bài văn thiếu nghiêm túc sẽ gây những hiệu ứng bất lợi cho dư luận xã hội. Thật đáng lo, đáng buồn khi một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là đối tượng học trò của chúng ta phấn khích ủng hộ những bài thi phản cảm, những cách hành xử không phù hợp với môi trường sư phạm
Theo Người Đưa Tin
Cô giáo "sát thủ" ngôn ngữ chat
Đó là biệt hiệu mà học trò Trường THCS Trường Chinh (Q. Tân Bình, TPHCM) dùng để gọi cô giáo dạy Văn Nguyễn Thị Khánh Dương. Nữ giáo viên trẻ không hề mệt mỏi cùng học sinh "kiểm soát" ngôn ngữ chat trong môi trường học đường để giữ bản sắc tiếng Việt.
Từ những bài văn... thiếu trọn vẹn
Bắt đầu từ năm 2007, cô Khánh Dương (SN 1980) nhận thấy trong các bài tập làm văn của học trò có những lỗi rất lạ về ngôn ngữ nhưng không phải là lỗi chính tả. Số đông các em cùng mắc phải các lỗi như chữ v thành chữ z, chữ i thành j...
"Nhiều bài văn rất hay, đang đọc rất mướt thì đột nhiên tôi bị khự lại vì "vấp" phải một từ nào đó. Cảm giác buồn và tiếc vô cùng cho bài văn hay không được trọn vẹn", cô Dương tâm sự.
Các tiết học của cô Nguyễn Thị Khánh Dương luôn sôi động, sáng tạo.
Nhưng một chút khó chịu, mất hứng thú đó chỉ là một phần nhỏ trong tâm trạng của người giáo tâm huyết với nghiệp Văn. Cô Dương suy nghĩ sâu xa, những từ "lạ" còn vào cả bài viết kiểm tra thì sự trong sáng của tiếng Việt rồi sẽ thế nào.
Hơn nữa, là một giáo viên trẻ, cô Dương hiểu mình không dạy chữ mà còn có trách nhiệm dạy các em làm người. Và muốn hiểu được học trò thì giáo viên cũng cần hiểu được phong cách, ngôn ngữ của các em.
Thâm nhập "ngôn ngữ @"
Cô thâm nhập bằng cách tích cực lên mạng tìm hiểu và bắt đầu chat với học trò. "Một thứ ngôn ngữ nguyên sơ, có vẻ hữu ích lại trở nên lạ hoắc, "thần kỳ" đối với kẻ lâu ngày không tiếp cận máy tính", cô Dương không ngại thừa nhận. Một thế giới mới, rất năng động, nhanh nhạy mở ra với mình khi cô bước đến gần hơn với các em học sinh.
Hóa ra, lỗi lạ ở những bài văn là thứ ngôn ngữ chat các em vẫn sử dụng để nói chuyện, nhắn tin hàng ngày. Tiếp xúc với các em mỗi ngày, cô không khỏi lo ngại việc này về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tư duy của các em là ngại học hỏi những ngôn từ hay, sống hời hợt, nông cạn...
Cô Khánh Dương tỉ mỉ tìm những câu từ đẹp của tiếng Việt để tạo sự hứng thú cho học trò.
Để tiếp cận học trò, nhiều khi cô Dương còn ẩn danh đóng vai người cùng tuổi để dễ dàng nói chuyện với các em nhưng rồi phải hoa mắt không hiểu hết ý các em nói nên đành đầu hàng thú nhận "Cô đây!". Hay không ít lần phải tỏ ra mình... thua cuộc: "Cô "bó tay" với con rồi, đừng đánh đố cô nữa, chỉ giúp cô ý nghĩa của từ đó là gì" thì học trò tỏ ra rất thích thú.
Đôi khi, nói chuyện với học trò, cô Dương cố tình sử dụng vài ngôn ngữ chát cùng thái độ trân trọng ngôn từ của các em. Cô không phủ nhận đó là ngôn tư của chat thể hiện sáng tạo, dí dỏm, đầy màu sắc, tượng hình... Vì thế, các em học sinh rất "khoái" cô Dương dạy Văn vì "Bọn mình nói gì cô hiểu hết trơn"
"Kiểm soát" bằng tâm huyết người thầy
Khi đã hiểu phần nào ngôn ngữ của học sinh, đến gần hơn được với các em, cô Dương mới tìm cơ hội phân tích, giảng giải cho các em về ảnh hưởng lâu dài của thứ ngôn ngữ đó đến cách nói, cách viết và quan trọng nhất là có thể hủy hoại sự tinh tế, trong sáng của tiếng Việt.
Cô không tỏ ra cấm đoán mà nhấn mạnh cho học trò hay lúc nào mình có thể dùng và lúc nào thì không nên sử dụng ngôn ngữ chat. Bất ngờ, cô nhận được sự ủng hộ của học trò, có lớp 100% HS đồng tình loại ngôn ngữ chat ra khỏi môi trường học đường. "Bề ngoài các em rất bướng bỉnh nhưng mình làm như vậy với mục đích tốt cho các em, các em cảm nhận được và sẽ đối lại như vậy", cô nói.
Ý thức được tác hại của việc lạm dụng ngôn ngữ chat không có nghĩa là các em sẽ bỏ được vì họ trò viết như một thói quen. Cô Dương lại mày mò các biện pháp để giảm dần ngôn chữ chát trong môi trường học đường.
Ở giờ lên lớp, cô Dương luôn cố gắng tìm tòi, truyền đạt cho các ngôn ngữ hay, đẹp để tiếng Việt thật sự thu hút các em. Cô khuyến khích các em sử dụng những câu từ trong sáng, nhiều nghĩa, hát những bài dân ca, đọc những câu tục ngữ, thành ngữ... theo phong cách trẻ trung, vui nhộn. Cô cũng tích cực giới thiệu cho học trò những cuốn sách hay, động viên các em tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức thiện nguyện để các em giảm bớt thời gian "vùi đầu" vào máy tính.
Với những học trò bị "ăn sâu" ngôn ngữ chat, cô Khánh Dương cùng các cô trong tổ Văn thống nhất trừ điểm khi dùng ngôn ngữ chat như lỗi chính tả giúp các em chú ý và "dè dặt" hơn với ngôn từ của mình. Ngoài ra, với các lỗi chat thương gặp khó bỏ, cô Dương cho các em viết lại từ đúng nhiều lần để... tạo thói quen mới.
Học sinh trong Trường THCS Trường Chinh còn rộ lên phong trào "Nói không với ngôn ngữ chat" bằng các buổi học, buổi hội thảo thiết thực. Tổ môn Văn của trường thống kê, sau nửa học kỳ áp dụng các biện pháp trên ở mỗi lớp, tỷ lệ ngôn ngữ chat xuất hiện trong các bài văn đã giảm từ 20,1% còn 5,4%.
"Bài văn của các em đã giảm đi lối viết "mì ăn liền", câu cú rõ ràng, ngữ pháp trong sáng, lời văn đi vào chiều sâu nội tâm hơn", cô Dương không dấu được niềm vui khi lại được đọc những bài văn hay của trò. Không chỉ vậy, nhờ có nhiều thời gian tìm hiểu về đề tài ngôn ngữ chat, cô Dương tìm được hạnh phúc hàng ngày của mình là được sống gần hơn niềm vui cũng như sự trưởng thành, sâu sắc của học trò.
Theo DT
Lặng người trước bài văn của cô bé mất mẹ Đọc bài văn nói về mẹ của bé Nguyễn Thị Uyên Thy (học sinh lớp 5D , Trường Tiểu học Tuyên Quang, TP Phan Thiết, Bình Thuận) mà tôi không cầm được nước mắt. Uyên Thy mất mẹ từ khi mới lọt lòng nên mọi việc chăm sóc, dạy dỗ đều do bàn tay của người cha đảm đương. Uyên Thy mất mẹ...