Quan điểm của một Phó Hiệu trưởng về vấn nạn dạy thêm học thêm tràn lan
Một trong các biện pháp căn cơ để giải quyết được tình trạng dạy học thêm tràn lan, nhất là bậc tiểu học hiện nay, nằm ở nhận thức của các bậc phụ huynh.
Giáo viên làm nghề tay trái “nuôi” nghề giáoSao lại cấp phép dạy thêm cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng?Con quay như chong chóng, tối mắt tối mũi vì lịch học, có cha mẹ nào biết không?
Vào năm học mới này, vấn đề dạy học thêm trái phép tràn lan lại trở nên bức xúc, nhức nhối dư luận xã hội hơn bao giờ hết.
Một số ít thầy cô giáo tổ chức dạy học thêm “chui” ở các địa phương tiếp tục bị phụ huynh, báo chí và các cấp quản lý giáo dục phát hiện, xử lý và lên án gay gắt.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các địa phương đã ban hành nhiều quy định, văn bản hướng dẫn về dạy thêm học thêm cùng với việc những đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất.
Tuy nhiên, tình trạng dạy thêm trái phép vẫn không hề có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí có nơi bùng phát mạnh mẽ hơn.
Một số thầy cô giáo biện minh là bởi chuyện đồng lương, đời sống kinh tế của nhà giáo còn thấp, còn khó khăn mà sẵn sàng, bất chấp các quy định của Nhà nước mà làm việc sai trái này.
Những hệ lụy và tiêu cực của vấn nạn dạy học thêm trái phép tràn lan vô cùng lớn.
Những hệ lụy và tiêu cực của vấn nạn dạy học thêm trái phép tràn lan vô cùng lớn. Hình minh họa: Satế
Nhiều học sinh luôn bị mệt mỏi, áp lực nặng nề bởi lịch học thêm dày đặc, đồng thời mất dần khả năng tự học, tư duy, sáng tạo do được giải sẵn các bài tập, dạy trước chương trình.
Hình ảnh thầy cô giáo dùng đủ chiêu chèn ép học sinh đi học thêm trở nên xấu xí, phản cảm trong con mắt học trò, phụ huynh và dư luận xã hội.
Giá trị của người thầy, uy tín của nhà trường ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, tác động xấu.
Theo tôi, để giải quyết triệt để, tận gốc vấn nạn nhức nhối này cần có những giải pháp và hành động quyết liệt hơn nữa từ chính các bậc phụ huynh học sinh, nhà trường, các nhà biên soạn chương trình và các cấp quản lý giáo dục ở địa phương.
Thay đổi nhận thức của phụ huynh
Video đang HOT
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo từng thừa nhận vấn nạn dạy thêm học thêm nằm ngoài khả năng của ngành giáo dục, muốn giảm dạy thêm, phụ huynh cần thay đổi quan điểm về việc học.
Nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển chỉ rõ:
“Phải tuyên truyền lại chất lượng giáo dục là thế nào.
Học sinh không chỉ cần các môn Toán, Tiếng Việt điểm cao mà còn nhiều yếu tố khác, cần giáo dục toàn diện.
Giáo dục không chỉ đến trường mà ở mọi lúc, mọi nơi, chơi cũng là học, học trong từng câu chuyện hàng ngày.
Chẳng hạn, bà ngồi kể chuyện cho cháu nghe cũng là giáo dục. Nếu quan niệm thay đổi thì học thêm sẽ ít đi.
Để giải quyết dạy thêm không chỉ bằng biện pháp hành chính mà phải kết hợp nhiều giải pháp khác nhau”.
Chúng tôi cho rằng nhận định, phân tích trên của nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là hoàn toàn xác đáng.
Một trong các biện pháp căn cơ để giải quyết được tình trạng dạy học thêm tràn lan, nhất là bậc tiểu học hiện nay, nằm ở nhận thức, hiểu biết của các bậc phụ huynh.
Đúng, phụ huynh cần thay đổi quan điểm về việc học của con em.
Cái tâm lý phổ biến của hầu hết phụ huynh là luôn muốn con mình phải học nhiều, phải tiến nhanh hơn các bạn cùng trang lứa, mới cảm thấy yên tâm, hài lòng.
Tâm lý này cần được gỡ bỏ, thay vào đó là tư tưởng, quan điểm để con trẻ phát triển tự nhiên, tự giác và hướng đến sự giáo dục toàn diện, kiến thức có thể tích lũy, học tập ở mọi lúc, mọi nơi.
Ngoài ra, nhà trường, thầy cô giáo và báo chí phải là những đối tượng đi tiên phong làm tốt chức năng tuyên truyền, tác động bằng nhiều hình thức đến mọi phụ huynh học sinh để họ hiểu được việc học, tương lai của con em không phụ thuộc quá lớn vào chuyện ngày đêm, liên tục đi học thêm ở thầy cô giáo.
Đồng thời, mỗi phụ huynh cần bớt đi “bệnh” khoe mẽ, sính thành tích, ganh đua điểm số lẫn nhau, vốn là thói xấu cố hữu của nhiều người Việt ta.
Dạy học thêm tràn lan còn có căn nguyên từ nội dung, chương trình phổ thông hiện hành có nhiều đơn vị kiến thức hàn lâm, khó hiểu, xa lạ với nhận thức, tâm lý, năng lực của số đông học sinh
Ở trường lớp, thầy cô giáo giảng dạy không hết, không hiểu thì tất nhiên, học sinh phải cần thêm thời gian phụ đạo, học thêm trong trường, tại nhà giáo viên nhằm củng cố, bổ sung những kiến thức khó, còn thiếu hụt ấy.
Hơn nữa, phần lớn học sinh phổ thông của chúng ta luôn có mục tiêu thi vào các trường đại học sau khi học hết lớp 12.
Nhiều thí sinh thi, tính cạnh tranh cao, cùng với các đề thi tuyển sinh thường có sự phân hóa cao, 40% câu ở mức độ nâng cao nếu chỉ học ở trường, ở sách giáo khoa bình thường thì khó đỗ.
Cho nên các em phải đi học thêm ngày đêm, hết cua này đến suất kia, mới đủ kiến thức, kỹ năng “chiến đấu” với các thí sinh khác.
Các nhà soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới (đang tiến hành) cần nhận thấy những hạn chế, tồn tại trên của chương trình, sách giáo khoa hiện hành để biên soạn, thiết kế chương trình, sách giáo khoa mới hay hơn, chất lượng hơn.
Theo đó, cần hướng đến việc giảm lý thuyết tăng thực hành, gắn với thực tiễn, gần với khả năng tiếp nhận của học sinh, loại bỏ những kiến thức hàn lâm, xa lạ, góp phần hạn chế tình trạng học sinh phổ thông mọi nơi, mọi nhà đua nhau đi học thêm.
Khâu kiểm tra, đánh giá, thi cử cũng cần phải tiếp tục cải tiến, đổi mới theo hướng nhẹ nhàng, đơn giản, coi trọng quá trình thực học, thực nghiệm hơn là mải mê với ứng thí, phân loại cao, thấp về điểm số.
Công tác quản lý và kiểm tra không thể xem nhẹ
Các văn bản, quy định để chấn chỉnh tình trạng dạy học thêm tràn lan, trái phép về cơ bản đã đầy đủ, chặt chẽ.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả trong bối cảnh hiện nay, đó là công tác quản lý, kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục ở địa phương thực thi như thế nào, cách giải quyết, xử lý những trường hợp vi phạm đến đâu.
Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy, công tác này ở nhiều nơi đang có dấu hiệu lơ là, tháo khoán, chủ yếu “giơ cao đánh khẽ”, “đóng cửa bảo nhau” cho nên tính răn đe không có, nhiều giáo viên lại ngang nhiên hoặc lén lút dạy thêm trái phép.
Nếu công tác này tiếp tục bị lơ là, buông lỏng thì dù văn bản, quy định có đầy đủ, chặt chẽ đến đâu cũng khó có tính khả thi.
Vấn nạn dạy học thêm tràn lan, trái phép trên phạm vi cả nước còn bức xúc dài dài.
Theo GD
Bí thư Đinh La Thăng: Học sinh béo phì vì học quá nhiều
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng học sinh béo phì nhiều quá. Điều đó cho thấy các cháu chưa có điều kiện, thầy cô chưa quan tâm.
Sáng 23/2, Bí thư Đinh La Thăng làm việc với Sở GD&ĐT TP.HCM về định hướng phát triển ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết toàn thành phố có hơn 2.000 cơ sở giáo dục với hơn 1,7 triệu học sinh, sinh viên; gần 84.000 giáo viên, hơn 46.000 phòng học.
Theo ông Lê Hồng Sơn, chỉ tiêu đến năm 2020 tỷ lệ học cả ngày đạt 80%. Hiện ở cấp tiểu học đạt 73%, mầm non 99,6%.
Tỷ lệ này ở hai cấp THCS, THPT còn thấp do thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Để đạt được mục tiêu, thành phố phải phấn đấu đầu tư xây dựng trường lớp đảm bảo 300 phòng học/10.000 dân, với sĩ số 30 - 35 học sinh/lớp.
Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng nhiều học sinh than phải học quá nhiều, rất ít thời gian chơi. Bà Thu đề nghị Sở GD&ĐT TP.HCM cần nghiên cứu và giảm bớt chương trình, đặc biệt là các cuộc thi cho học sinh.
Đồng quan điểm, ông Thăng cho rằng học sinh đang phải học và thi quá nhiều. Ngành giáo dục thành phố phải có lộ trình giảm tải chương trình để các em có thời gian thư giãn và tập thể dục thể thao, nhất là môn bơi lội.
Ông Thăng chất vấn lãnh đạo sở GD&ĐT: "Liệu các cháu biết bơi được không khi mà học cả ngày rồi mà tối còn đi học thêm, thời gian đâu tập thể thao. Tôi đi nhiều trường thấy học sinh béo phì nhiều quá. Điều đó cho thấy một là chưa có điều kiện, hai là chưa được quan tâm".
Bí thư Đinh La Thăng làm việc với Sở GD&ĐT TP.HCM sáng 23/2. Ảnh: Phước Tuần.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, khẳng định thành phố có 1/3 trường học đảm bảo về cơ sở vật chất, đủ điều kiện dạy học như trường tiên tiến của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chương trình hiện nay rất khó dạy thêm những kỹ năng khác cho học sinh, trong đó có rèn luyện thể dục thể thao.
Ông Hiếu cho biết thêm thành phố có 81 hồ bơi trong trường, nhưng các huyện ngoại thành rất khó khăn. Riêng hồ bơi di động chỉ phục vụ được từ 5 - 7 học sinh một lúc nên khó phổ cập môn này.
Theo ông Nguyễn Hùng, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, công tác phổ cập bơi được sở triển khai hơn 10 năm qua. Quá trình kiểm tra cho thấy có hiện tượng không hỗ trợ công tác này. Có quận chỉ hỗ trợ mức đầu tiên là dạy các cháu biết bơi, còn nâng cao thì học sinh phải bỏ tiền ra học.
Bí thư Đinh La Thăng cũng yêu cầu từ nay tới năm 2020 tiến tới chấm dứt việc dạy, học thêm tràn lan, không đúng quy định, có yếu tố tiêu cực gây bức xúc và phải có lộ trình thực hiện.
"Việc phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng cho học sinh giỏi là trách nhiệm của các trường phải làm và không được thu học phí", ông Thăng nhấn mạnh.
Theo Zing
Nhiều trường Sài Gòn lúng túng vì lại được dạy thêm Việc xác định "cơ sở tự nguyện của học sinh" để tổ chức dạy thêm trong trường theo chủ trương mới của TP HCM là bài toán hóc búa đối với nhiều trường. Khẳng định TP HCM tháo bỏ lệnh cấm, tiếp tục cho phép dạy thêm, học thêm trong trường là chủ trương đúng, song hiệu trưởng một trường THPT ở ngoại...