Quan chức WHO thừa nhận bất ngờ về vắc-xin Covid-19
Một quan chức y tế thế giới đã thừa nhận rằng không có gì đảm bảo vắc-xin Covid-19 có thể được phát triển thành công.
Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để chế tạo vắc-xin Covid-19
David Nabarro, giáo sư sức khỏe toàn cầu tại Đại học Hoàng gia, London đồng thời là một phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Covid-19 theo đề cử của Chính phủ Anh cho biết, công chúng sẽ phải sống với mối đe dọa của chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) trong tương lai. Ông cũng nhấn mạnh rằng, công chúng không nên cho rằng vắc-xin ngừa Covid-19 chắc chắn sẽ sớm được phát triển và họ sẽ phải thích nghi với mối đe dọa đang diễn ra.
Video đang HOT
“Bạn không chắc chắn sẽ phát triển được một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả chống lại mọi loại virus. Một số loại virus rất khó khăn để phát triển vắc-xin – vì vậy trong tương lai gần, chúng ta sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mà virus này là một mối đe dọa thường trực”, ông Nabarro nhấn mạnh.
Vị giáo sư người Anh cũng khẳng định tầm quan trọng của việc phải cách ly những người có dấu hiệu của bệnh và cả những người tiếp xúc với họ đồng thời phải thực hiện các biện pháp bảo vệ người già và nâng cao năng lực khám, chữa bệnh của các bệnh viện.
Tuyên bố của ông Nabarro được đưa ra trong bối c ảnh Anh được cảnh báo có thể là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19.
Tính đến Chủ nhật 19/4, Anh ghi nhận hơn 15.000 ca tử vong vì Covid-19. Tổng số người đã bị nhiễm bệnh tăng thêm 5.525 người lên 114.217 ca bệnh.
Minh Nhật
Bệnh nhân Ebola bỏ trốn, làm bùng nỗi lo dịch tiếp tục lây lan
Dịch Ebola bùng phát ở đông Congo có thể lại lan rộng sau khi một bệnh nhân bỏ trốn khỏi một bệnh viện, gây thêm khó khăn cho các nỗ lực phong toả bệnh dịch, WHO cho biết.
Reuters dẫn tin từ WHO cho biết hôm 19/4, khi chỉ còn hai ngày nữa là Cộng hoà dân chủ Congo có thể tuyên bố đại dịch Ebola lớn thứ hai thế giới kết thúc thì mỗi loạt các ca nhiễm mới được phát hiện vào ngày 10/4, sau hơn 7 tuần không có ca nhiễm mới nào.
Kể từ đó, giới chức y tế Congo đã tìm mọi cách để ngăn chặn bệnh dịch tái lây lan. Tuy nhiên, hôm 17/4, một tài xế xe ôm 28 tuổi, dương tính với virus Ebola đã chạy trốn khỏi bệnh viện đang chữa trị ở thành phố Beni.
"Chúng tôi đã dùng mọi cách để đưa anh ta ra khỏi cộng đồng", Boubacar Diallo - một quan chức phục trách chiến dịch đối phó với Ebola của WHO cho biết. "Chúng tôi đang chờ các ca thứ phát từ anh ta".
Dù dịch Ebola đã giết hơn 2.200 người từ tháng 8/2018 song các nghiên cứu cho thấy, nhiều cộng đồng ở Congo vẫn không tin bệnh này là có thực.
Virus Ebola (EVD) còn có tên gọi khác là sốt xuất huyết Ebola (EHF). EVD có thể gây ra một căn bệnh cấp tính, nguy hiểm tới sức khỏe con người và có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Khi bị nhiễm virus Ebola, hệ miễn dịch và các cơ quan quan trọng trong cơ thể sẽ bị tấn công và tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, nó còn làm giảm các yếu tố đông máu, gây ra chảy máu không kiểm soát được.
Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976, sau 2 đợt bùng phát đồng thời- một ở Nzara, Nam Sudan và một ở Yambuku, DRC. Sau đó xảy ra tại một ngôi làng gần sông Ebola, vì vậy căn bệnh này đã được đặt tên theo dòng sông.
Hoài Linh
WHO lấy tiền từ đâu để hoạt động? Theo các nhà phân tích, việc Mỹ dừng tài trợ cho WHO sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới không chỉ trong cuộc chiến với Covid-19 mà còn nhiều loại dịch bệnh khác như Ebola, sốt rét, ung thư, tiểu đường, HIV và bại liệt. Sau quyết định dừng tài trợ của ông Trump, Tổng giám...