Ra tối hậu thư đầu hàng ở Kursk, ông Putin tung nước cờ chiến lược
Giới phân tích cho rằng các điều kiện ngừng bắn của Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đồng nghĩa với việc yêu cầu Ukraine giải giáp vũ khí và đầu hàng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Avia Pro).
Vào ngày 13/3, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẵn sàng đồng ý với lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày do Mỹ hậu thuẫn tại Ukraine. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng đưa ra một số yêu cầu, bao gồm lệnh cấm Ukraine huy động hoặc huấn luyện binh lính, đồng thời ngừng viện trợ quân sự của phương Tây cho Kiev.
Tổng thống Putin cũng ra tối hậu thư cho lực lượng Ukraine đang chiến đấu ở tỉnh Kursk của Nga. Ông tuyên bố binh lính Ukraine ở Kursk chỉ có 2 lựa chọn: đầu hàng hoặc chết.
Cùng vào khoảng thời gian này, ông Steve Witkoff, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã gặp Tổng thống Putin tại Moscow.
“Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận rất tốt và hiệu quả với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hôm qua, và có một cơ hội rất lớn là cuộc chiến đẫm máu, khủng khiếp này cuối cùng có thể kết thúc”, ông Trump nói hôm 14/3.
Ngừng bắn có điều kiện
“Ông Putin dường như tỏ ra chấp nhận lệnh ngừng bắn về nguyên tắc, để không bị chỉ trích là cản trở hòa bình, nhưng ông ấy lại yêu cầu nhượng bộ như một điều kiện tiên quyết”, Richard Betts, giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến tranh và hòa bình tại Đại học Columbia, nhận định.
“Điều này phù hợp với yêu cầu trước đây của ông ấy rằng Ukraine phải đồng ý nhượng bộ trước khi bắt đầu đàm phán với Nga. Tóm lại, ông Putin dường như coi các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận hòa bình không phải là một quá trình thương lượng, mà là một quá trình sắp xếp các điều kiện đầu hàng của Ukraine”, chuyên gia Betts cho biết thêm.
William Wohlforth, giáo sư quan hệ quốc tế tại trường Dartmouth, cũng cho biết việc ông Putin chấp nhận đề xuất ngừng bắn có điều kiện nhằm kéo dài thời gian và xem chính quyền Trump sẵn sàng gây áp lực đến mức nào để đạt được tiến triển.
“Những tuyên bố của ông Putin nhằm đáp lại ý tưởng ngừng bắn cho thấy mong muốn duy trì động lực cải thiện quan hệ với chính quyền Trump, nhưng ông cũng không nói bất kỳ điều gì làm tổn hại đến mục tiêu chính trị lớn hơn của mình đối với Ukraine”, chuyên gia Wohlforth lý giải.
Đối với giới quan sát lâu năm, đây là một chiến thuật quen thuộc của Nga. Moscow từ lâu đã rất “thuần thục” trong việc trì hoãn các cuộc đàm phán, chỉ đưa ra đủ hy vọng về tiến triển để duy trì các cuộc đàm phán trong khi tránh những nhượng bộ lớn.
Những phát biểu của Tổng thống Putin và phản ứng của Tổng thống Zelensky đã vạch ra ranh giới phân chia rõ ràng giữa lập trường của hai bên.
Ukraine hình dung một cách tiếp cận gồm hai bước: ngừng bắn ngay lập tức, sau đó là các cuộc đàm phán để giải quyết lâu dài với sự bảo đảm an ninh của phương Tây.
Video đang HOT
Trong khi đó Nga nhấn mạnh rằng cả hai vấn đề phải được giải quyết trong một thỏa thuận toàn diện duy nhất, một thỏa thuận mở rộng hơn nhiều so với lệnh ngừng bắn đơn thuần.
Lính Nga ở Kursk (Ảnh: Sputnik).
Tối hậu thư đầu hàng
Trong bài viết đăng trên mạng xã hội hôm 14/3, Tổng thống Trump cho biết hàng nghìn binh lính Ukraine đang bị quân đội Nga bao vây hoàn toàn. Ông nói rằng họ “đang trong tình trạng rất tệ, dễ bị tổn thương”.
Theo đó, ông chủ Nhà Trắng đã “khẩn thiết đề nghị Tổng thống Putin bảo toàn tính mạng của họ”.
Đáp lại lời kêu gọi của nhà lãnh đạo Mỹ, Tổng thống Putin tuyên bố binh lính Ukraine ở Kursk sẽ được bảo toàn tính mạng nếu đầu hàng.
Ông Putin cũng cáo buộc lực lượng Ukraine tại Kursk đã “gây ra nhiều tội ác nhằm vào dân thường”, thậm chí nói rằng Nga xác định những hành động này là hành vi “khủng bố”.
Tổng thống Putin không đưa ra bằng chứng nào cho những cáo buộc của ông về “tội ác” của Ukraine ở Kursk. Quân đội Ukraine cũng không xác nhận lực lượng nước này đang có nguy cơ bị bao vây trên lãnh thổ Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng tiết lộ mục đích của chiến dịch Kursk là giúp Kiev kiểm soát một phần lãnh thổ Nga, biến điều này thành quân bài mặc cả trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Moscow.
Tuy nhiên, Stefan Wolff, giáo sư an ninh quốc tế tại Đại học Birmingham, cho biết Tổng thống Putin rõ ràng muốn đẩy lùi quân đội Ukraine khỏi Kursk “để tước đi quân bài mặc cả quan trọng của Kiev”.
Theo ông Wolff, Nga thậm chí có thể bắt giữ nhiều binh lính Ukraine ở Kursk để làm tù binh, thay vì cho phép họ củng cố tiền tuyến của Kiev ở nơi khác.
Việc Tổng thống Putin đưa ra tối hậu thư cho Ukraine ở Kursk cho thấy sự “tự tin” của nhà lãnh đạo Nga trong ván cờ chiến lược với cả Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky.
“Có lẽ ông Putin sẽ dễ thuyết phục hơn nếu các cuộc đàm phán diễn ra vào thời điểm khác. Còn bây giờ, trong bối cảnh các sự kiện ở khu vực Kursk cũng như các tuyên bố và bước đi mới nhất của chính quyền Trump, ông Putin dường như càng trở nên tự tin hơn”, một nguồn tin nhận định với Kyiv Independent.
Chuyên gia Wolff cho rằng Nga “muốn một Ukraine yếu ớt, không có khả năng tự vệ và không có khả năng chống lại áp lực của Nga”.
“Ông Putin đạt được điều đó càng sớm thì khả năng ông ấy áp đặt các điều kiện của riêng mình càng cao. Một phần trong mục tiêu quân sự ban đầu của ông Putin là phi quân sự hóa Ukraine, và một phần trong số đó là tước đi sự hỗ trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine”, chuyên gia Wolff nhận định.
Thế khó của Mỹ
Tổng thống Donald Trump, trong nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, đã bắt đầu bằng những mục tiêu dễ đạt được – gây sức ép với Tổng thống Zelensky trong bối cảnh quân đội Ukraine phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ.
Tuy nhiên ông Trump không có nhiều lựa chọn để gây sức ép với Nga.
Tổng thống Trump đã cam kết tăng cường các lệnh trừng phạt đối với Nga. Nhưng thực tế cho thấy Mỹ không còn nhiều không gian để leo thang áp lực với Nga, ngoài việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, điều mà ông Trump dường như không ủng hộ.
Alexander Baunov, nhà phân tích chính trị tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế cho rằng cách hiệu quả nhất để tác động đến Nga sẽ là “củ cà rốt” thay vì “cây gậy”, bao gồm việc đưa ra triển vọng nới lỏng lệnh trừng phạt và tái hòa nhập Nga vào các nền kinh tế phương Tây.
Ngay từ đầu, ông Trump đã đưa ra các khoản đầu tư tài chính và việc khôi phục quan hệ song phương như những động lực đàm phán với Nga Nga. Điều này sẽ đẩy Ukraine vào thế khó.
“Đối mặt với thực tế là ông Trump không có đòn bẩy thực sự nào đối với ông Putin để đạt được thỏa thuận nhanh chóng, ông Trump có thể một lần nữa bắt tay với nhà lãnh đạo Nga – biến các yêu cầu của ông Putin thành một chương trình nghị sự chung”, chuyên gia Baunov nói.
Những dấu hiệu ban đầu sẽ khiến Kiev lo lắng.
Ngày 14/3, ông Trump đã nhắc lại tuyên bố của ông Putin rằng hàng nghìn quân Ukraine đã bị quân đội Nga bao vây ở Kursk – một tuyên bố đã bị các nguồn tin Ukraine và các nhà phân tích độc lập bác bỏ.
Ông Trump cho biết đã đề nghị ông Putin tha cho binh lính Ukraine – một đề xuất mà ông Putin có thể chấp thuận. Với đề xuất này, ông Trump đã khéo léo đưa thêm một quân bài nữa vào bộ bài ngày càng lớn của Nga.
Tín hiệu tích cực cho hồi kết của cuộc chiến Nga - Ukraine
Slovakia cho rằng tuyên bố gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể là tín hiệu tích cực cho việc chấm dứt xung đột Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
"Ngoại giao Slovakia đã sẵn sàng đóng góp tích cực vào tiến trình hòa bình theo cách này và chúng tôi cũng đã thông báo lựa chọn này cho các đối tác Ukraine tại một cuộc họp nội các chung vào tháng 10", Ngoại trưởng Slovakia Juraj Blanar cho biết trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 26/12.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Blanar được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Slovakia là địa điểm thích hợp cho các cuộc đàm phán tiềm năng trong tương lai về giải quyết xung đột Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị tại St. Petersburg vào ngày 26/12, nhà lãnh đạo Nga xác nhận Slovakia sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình để giải quyết xung đột Ukraine.
Slovakia luôn ủng hộ một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine, khác với các quốc gia EU khác khi phản đối việc cung cấp vũ khí cho Kiev. Theo Tổng thống Putin, lập trường này của Slovakia cho thấy họ là một bên trung lập tiềm năng.
"Chính quyền Slovakia sẽ rất vui khi đất nước của họ làm nơi diễn ra các cuộc đàm phán. Chúng tôi không phản đối, nếu điều đó xảy ra. Tại sao không? Vì Slovakia có lập trường trung lập", ông Putin nói, đồng thời tuyên bố đây là "một lựa chọn có thể chấp nhận được".
Ngoại trưởng Blanar khẳng định Slovakia từ lâu đã tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Nhà ngoại giao này khẳng định những bình luận của Tổng thống Putin là một "tín hiệu tích cực" cho việc chấm dứt chiến tranh.
Ý tưởng chọn Slovakia làm nơi tổ chức các cuộc đàm phán cho xung đột Ukraine đã được đưa ra trong cuộc gặp của Tổng thống Putin và Thủ tướng Slovakia Robert Fico vào đầu tuần này.
Sau cuộc gặp, Thủ tướng Fico cho biết hai nhà lãnh đạo đã "trao đổi quan điểm về tình hình quân sự ở Ukraine" và xem xét các khả năng sớm kết thúc hòa bình cuộc xung đột.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần chỉ trích Slovakia, quốc gia có chung đường biên giới với Ukraine, vì lập trường thân thiện mà Thủ tướng Fico đã dành cho Nga kể từ khi ông trở lại nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2023.
Những suy đoán về khả năng đàm phán hòa bình Nga - Ukraine tăng lên sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng trước. Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa đã nhiều lần tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột.
Ông Trump không nêu bất kỳ chi tiết cụ thể nào về đề xuất giải quyết xung đột, nhưng truyền thông Mỹ trích dẫn một số nguồn tin giấu tên nói rằng kế hoạch có thể liên quan đến việc "đóng băng" xung đột theo chiến tuyến hiện tại.
Tuy nhiên, cả Moscow và Kiev đều bác bỏ ý tưởng ngừng bắn vô điều kiện, cho rằng đóng băng xung đột chỉ tạo điều kiện cho đối phương tái tập hợp lực lượng cho các cuộc tấn công trong tương lai.
Moscow tuyên bố sẵn sàng đàm phán, miễn là tính đến "tình hình thực địa" về lãnh thổ, với việc Kiev chấp nhận rằng họ sẽ không bao giờ giành lại quyền kiểm soát các khu vực mà Nga đã tuyên bố sáp nhập gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia cũng như Crimea.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Sky News hôm 29/11, Tổng thống Zelensky bất ngờ để ngỏ ký thỏa thuận ngừng bắn với Nga. Đây là lần đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra cách đây gần 3 năm, ông Zelensky phát tín hiệu sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn với Nga, đổi lại, NATO sẽ bảo trợ các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát.
Trong suốt cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua, chính quyền của ông Zelensky luôn tuyên bố hòa đàm chỉ diễn ra khi Nga rút hết quân và khôi phục lại đường biên giới năm 1991 cho Ukraine.
Theo giới quan sát, những bước lùi trên chiến trường của Ukraine cũng như việc Tổng thống đắc cử Trump theo đuổi giải pháp nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột là hai trong số các lý do khiến Kiev thay đổi lập trường.
Tình báo Ukraine: Tàu Nga dùng để sơ tán nhân sự từ Syria gặp sự cố trên biển Tàu hàng Sparta của Liên bang Nga được cử đến Syria để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí đã gặp sự cố trên đường đi, đang trôi dạt trên vùng biển gần Bồ Đào Nha. Tàu hàng Sparta được Liên bang Nga cử đi để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí từ Syria. Ảnh: Cơ quan Tình...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Số người bị thương trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 236 người

Ukraine đối mặt 'ngã rẽ sống còn' dưới sức ép đàm phán của Tổng thống Trump

Thuế quan của Mỹ: Liên minh gồm 12 bang kiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump

Thụy Sỹ thể hiện cam kết rõ ràng với Mỹ

Tổng thống Trump cảnh báo 'chảy máu triệu phú' khi đảng Cộng hòa đề xuất tăng thuế

UAV và tên lửa Nga dội xuống thủ đô của Ukraine, 56 người thương vong

Trung Quốc sắp khánh thành cây cầu cao nhất hành tinh

Nhà Trắng lần đầu tiết lộ việc tiêu diệt 74 thủ lĩnh khủng bố âm mưu tấn công Mỹ

Tại sao socola ngày càng trở thành mặt hàng đắt đỏ?

Italy siết chặt an ninh cho lễ tang của Giáo hoàng Francis

Du khách Nhật đổ xô sang Hàn Quốc mua gạo do giá trong nước tăng cao kỷ lục

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
Có thể bạn quan tâm

Kẻ "ngáo đá" đến Công an phường khai nhận dùng ma túy có 3 khẩu súng và 39 viên đạn
Pháp luật
13:27:53 24/04/2025
Sao Việt 24/4: Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi vì phát ngôn gây hiểu lầm dịp 30/4
Sao việt
13:02:07 24/04/2025
Sự cố của Jennie suýt gây ra "thảm họa" tại Coachella
Nhạc quốc tế
12:59:18 24/04/2025
NSND Mỹ Uyên từng tủi thân vì bị đạo diễn Victor Vũ 'giấu' khi quảng bá phim
Hậu trường phim
12:55:10 24/04/2025
Cristiano Ronaldo đón vinh dự chưa từng có
Sao thể thao
12:52:34 24/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên đi mua nhẫn cưới
Phim việt
12:29:18 24/04/2025
Người dùng cung cấp nhiều dữ liệu cá nhân lên không gian mạng
Thế giới số
12:18:58 24/04/2025
OPPO K13 có giá từ 5,45 triệu đồng
Đồ 2-tek
12:11:01 24/04/2025
Tử vi tài chính tháng 5: 3 cung hoàng đạo cần hết sức chú ý vì dễ chi tiền theo cảm xúc, rơi vào vòng xoáy tiêu rồi tiếc
Trắc nghiệm
11:50:28 24/04/2025
Cách làm chân giò nấu giả cầy kiểu miền Trung nhanh chóng
Ẩm thực
11:08:53 24/04/2025