Quan chức Trung Quốc: Tiền mã hóa là trò lừa đa cấp lớn nhất thế giới
Các quan chức của Mạng lưới dịch vụ Blockchain (BSN) Trung Quốc ví tiền mã hóa và mô hình kinh doanh Web3 như hình thức lừa đảo đầu tư.
Trong một bài báo đăng trên Nhật báo Nhân dân hôm 26/6, Shan Zhiguang và He Yifan của BSN gọi tiền mã hóa là “trò lừa Ponzi lớn nhất lịch sử loài người”, được ủng hộ bởi những cộng đồng đang “dùng mọi phương thức để duy trì lừa đảo”.
Một máy ATM Bitcoin tại Hội nghị Bitcoin 2022 tổ chức ở Miami, Mỹ hồi tháng 4. (Ảnh: Reuters)
Quan chức BSN chỉ ra giá của tiền mã hóa – vốn không có giá trị nội tại – dựa hoàn toàn vào hai yếu tố: Lòng tin của người tham gia và số lượng nhà đầu tư mới, hai đặc điểm tương tự mô hình Ponzi. Shan và He còn chỉ trích mô hình X-to-earn, thường được các ứng dụng Web3 sử dụng, hứa hẹn đem lại lợi nhuận cho người dùng từ việc sở hữu và giao dịch tài sản dựa trên blockchain.
Những người chỉ trích tiền mã hóa từ lâu so sánh các tài sản kỹ thuật số với Ponzi, mô hình nơi những kẻ lừa đảo dùng tiền của nhà đầu tư đến sau để trả cho nhà đầu tư đến trước, cho tới khi không thể kết nạp thêm ai khác và sụp đổ. Tuy nhiên, những người ủng hộ lại tranh luận, Bitcoin, Ether và các loại tiền mã hóa khác sẽ hữu dụng trong tương lai nếu được ứng dụng trên quy mô lớn.
Trong khi đó, nhiều người ủng hộ Web3 – phiên bản Internet phi tập trung xây dựng trên blockchain và các công nghệ khác – nói Web3 sẽ giải phóng họ khỏi sự kiểm soát của Big Tech. Game Axie Infinity hay StepN là các ví dụ của ứng dụng Web3. Theo các quan chức BSN, lợi nhuận kiếm được từ mô hình chơi để kiếm tiền hay chạy để kiếm tiền chỉ có thể duy trì nếu tất các bên tham gia đều tin vào chúng.
Hoài nghi đối với thị trường tiền mã hóa ngày một tăng sau khi thị trường giảm mạnh do phương Tây thắt chặt chính sách tiền tệ, dẫn tới làn sóng bán tháo tài sản rủi ro. Những nhà đầu tư “đu đỉnh” năm ngoái nay chịu tổn thất nặng nề, trong khi ngày càng nhiều các nền tảng cho vay, quỹ đầu tư và đơn vị phát hành stablecoin – một loại tiền mã hóa gắn với một đồng tiền pháp định như USD hay EUR – sa lầy.
Trong số những người chỉ trích tiền mã hóa thường xuyên nhất có đồng sáng lập Microsoft Bill Gates. Gần đây, ông cho rằng tiền mã hóa và token không thể thay thế (NFT) “100% dựa trên thuyết về kẻ ngốc hơn”. Tỷ phú Warren Buffett cũng gọi Bitcoin là “thuốc diệt chuột”.
Video đang HOT
Đầu tháng này, một nhóm các nhà khoa học máy tính từ các công ty và tổ chức như Harvard, Microsoft và Google cùng gửi thư lên nhà lập pháp Mỹ, hối thúc họ ngăn chặn nỗ lực vận động hành lang của ngành công nghiệp tiền mã hóa và quản lý các công cụ tài chính kỹ thuật số rủi ro, nhiều thiếu sót và chưa được kiểm chứng.
Sự bùng nổ của tiền điện tử khiến nhà chức trách và truyền thông nhà nước Trung Quốc phải lên tiếng cảnh báo. Một bài báo trên Economic Daily tuần trước kêu gọi nhà đầu tư cẩn trọng trước rủi ro “về mo” của Bitcoin. Cục quản lý tài chính Thâm Quyến cũng đưa ra tuyên bố cho rằng giao dịch và đầu cơ tiền mã hóa đe dọa “an ninh tài sản” của mọi người, phát sinh hoạt động tội phạm và phá vỡ trật tự tài chính. Cục cảnh báo nhà đầu tư tham gia hoạt động tài chính phi pháp và bị lừa đảo.
Tại Trung Quốc, nơi tất cả các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa bị cấm nghiêm ngặt, BSN ra mắt năm 2020 với mục tiêu cung cấp hạ tầng blockchain để sử dụng mà không dính líu tới tiền mã hóa. Một trong các dịch vụ của BSN – chứng chỉ kỹ thuật số BSN – giúp doanh nghiệp đúc và quản lý NFT riêng, không phụ thuộc vào crypto. Tháng trước, BSN thông báo sẽ sớm mang mạng lưới blockchain mở cho khách hàng quốc tế.
Tại sao Bitcoin liên tục lao dốc trong nửa đầu năm 2022?
Từng chạm ngưỡng 60.000 USD, Bitcoin giờ chỉ có giá trị bằng một nửa. Các loại tiền mã hóa khác như Ether và BNB cũng bị ảnh hưởng, kéo theo khối lượng giao dịch giảm mạnh trên các sàn lớn.
Chứng kiến tình hình trên, các chuyên gia cho rằng đây là tín hiệu về một "mùa đông tiền mã hóa" đang đến gần.
Theo TIME, giá trị đồng mã hóa nổi tiếng nhất thế giới đã "trượt không phanh" đầu tuần này, "thủng mốc" 30.000 USD kể từ lần đầu tiên vào tháng 7.2021.
Đà trượt dốc hiện tại của Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác do nhiều nguyên nhân ngắn hạn lẫn dài hạn gây ra, có liên quan đến bối cảnh thị trường tài chính, sự sụp đổ của stablecoin và tình hình xã hội. TIME đưa ra vài lý do để giải thích tình trạng ảm đạm của tiền mã hóa trong thời gian gần đây.
Giá Bitcoin liên tục giảm sâu trong những ngày qua
Mối liên kết giữa Bitcoin với thị trường tài chính
Nhiều người từng hy vọng rằng bản chất không phụ thuộc của tiền mã hóa sẽ giúp chúng chống lạm phát và vượt qua những giai đoạn khủng hoảng. Vì Bitcoin không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức hay cơ quan nào nên được kỳ vọng sẽ giữ được giá trị ngay cả khi phải trải qua suy thoái kinh tế, chiến tranh hoặc những đợt thay đổi chính sách.
Bitcoin vẫn bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm của thị trường
Ước muốn của phe ủng hộ tiền mã hóa đã không thành hiện thực. Điều này đã được chứng minh là sai trong những năm qua. Khi dịch bệnh Covid-19 tàn phá thị trường toàn cầu vào tháng 3.2020, Bitcoin lao dốc đến 57%. Nhưng sau đó, thị trường chứng khoán và tiền mã hóa đã phục hồi trở lại với tốc độ đáng kinh ngạc, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do nhiều người có thời gian rảnh rỗi trong lúc giãn cách, kết hợp với thu nhập khả dụng (disposable income) và các gói tiền cứu trợ đại dịch được chính phủ đưa vào thị trường.
Gần đây, Bitcoin phải chịu áp lực từ quyết định thay đổi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương để giảm tình trạng lạm phát. Bên cạnh đó, đồng mã hóa lớn nhất thế giới không nằm ngoài tầm ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán, từ những bất ổn trong xung đột Nga - Ukraine, từ các vấn đề lạm phát, chuỗi cung ứng và giá dầu. Ngay cả việc Trung Quốc phong tỏa chống Covid-19 cũng là một sự kiện được dự báo sẽ gây ảnh hưởng đến Bitcoin.
Bản chất tiền mã hóa dễ biến động
Sự biến động của Bitcoin là điều khiến đồng mã hóa này hấp dẫn trong mắt đầu cơ, vì họ có thể kiếm tiền từ Bitcoin nhanh hơn so với những người làm môi giới chứng khoán thông thường.
Dù vậy, kiếm tiền nhanh chóng cũng song hành với nhiều rủi ro phá sản. Kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2009, thị trường đã trải qua nhiều chu kỳ tăng trưởng và lao dốc, các nhà đầu tư thời vụ đến rồi lại đi. Tranh thủ lúc cao điểm, nhiều sàn giao dịch đã đưa ra các đề xuất rủi ro như cho phép người dùng đầu tư bằng tiền điện tử vay mượn mà không màng đến hậu quả. Việc thiếu dòng tiền thực tế có thể góp phần khiến giá trị tiền mã hóa "rơi tự do" nhanh hơn.
Nỗi lo về quy định và bảo mật xung quanh tiền mã hóa
Nhiều nhà đầu tư đang hồi hộp theo dõi từng động thái của các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, khi chính phủ các nước này bắt đầu tìm cách kiểm soát tiền mã hóa. Song song đó, tiền mã hóa còn tiếp tục chao đảo vì hàng loạt vụ tấn công của các hacker, bao gồm cả vụ hack sidechain Ronin trị giá 600 triệu USD. Những vụ hack như thế đã làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng vào tiền mã hóa, làm người mua tiềm năng chần chừ khi tham gia vào thị trường.
Tình hình ở Trung Quốc luôn tác động trực tiếp đến tiền mã hóa
Chỉ trong năm 2021, đã có nhiều sự kiện tác động đến tiền mã hóa, như việc Trung Quốc siết chặt hoạt động khai thác Bitcoin vào giữa năm 2021, khiến Bitcoin giảm từ 65.000 USD xuống còn 35.000 USD. Tổng vốn hóa của thị trường tiền mã hóa cũng giảm tương tự vào khoảng thời gian đó khi tỉ phú Elon Musk thông báo Tesla không còn chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin vì lo ngại quá trình khai thác đồng mã hóa này gây tác động xấu đến môi trường.
Ảnh hưởng tiêu cực từ UST
Một số chuyên gia cho rằng việc TerraUSD (một loại stablecoin phổ biến) giảm giá trị cũng khiến Bitcoin bị ảnh hưởng. TerraUSD, còn gọi là UST, là một token được thiết kế để luôn có giá trị 1 USD, nhưng đã giảm còn dưới 70 xu vào đầu tuần này.
Hệ lụy mà UST gây cho Bitcoin không hề nhỏ
Để bảo chứng tỷ giá UST, Luna Foundation Guard (LFG) đã phát hành thêm UST và bán lượng Bitcoin trong quỹ dự trữ ra ngoài thị trường nhằm ổn định giá. Việc LFG bán một lượng lớn Bitcoin đã gây ảnh hưởng tiêu cực lên đồng mã hóa này. Corey Miller - trưởng nhóm tăng trưởng tại sàn giao dịch dYdX nhận xét với TechCrunch rằng: "Hành động đó có thể đặt áp lực lên Bitcoin và kéo theo cả thị trường đi xuống".
Liệu tiền mã hóa có tiếp tục lao dốc hay không, ta còn phải chờ xem. Tuy Bitcoin thủng mốc 30.000 USD nhưng giá đã được điều chỉnh sau khi có nhiều người tranh thủ "bắt đáy". Họ tin rằng những biến động này chỉ là tạm thời và Bitcoin vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng theo chu kỳ như suốt thập niên qua.
Bị tố đa cấp, CEO dự án tiền số cược 1 triệu USD để đáp trả Đích thân CEO của dự án Terra đặt cược 1 triệu USD để phản pháo lại lời tố "đa cấp" từ một chuyên gia tiền mã hóa. Ngày 14/3, Do Kwon, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành TerraForm Labs, thông báo trên mạng xã hội rằng sẽ đặt cược với chuyên gia lĩnh vực tiền mã hóa, Sensei Algod về giá...