Quan chức Nga bình luận về khả năng nối lại các vụ thử hạt nhân
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố Moskva đang cân nhắc việc nối lại các vụ thử hạt nhân trong bối cảnh Mỹ đang theo đuổi các chính sách leo thang.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: TASS
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn TASS, khi được hỏi liệu Moskva có thể nối lại các vụ thử hạt nhân để đáp trả các chính sách leo thang của Mỹ hay không, ông Ryabkov trả lời: “Có vấn đề này. Tôi không muốn báo trước điều gì mà chỉ muốn nói rằng tình hình khá phức tạp. Vấn đề này đang được xem xét thường xuyên dựa trên toàn bộ các yếu tố và mọi khía cạnh”.
Hồi tháng 2, ông Vladimir Yermakov, Giám đốc Cục Kiểm soát vũ khí và Không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga, đã nói với hãng tin TASS rằng một số dấu hiệu gián tiếp cho thấy có khả năng Washington sẽ nối lại các vụ thử hạt nhân quy mô lớn. Vào thời điểm đó, giới lãnh đạo Nga cảnh báo nếu Mỹ đi theo con đường này, Moskva sẽ buộc phải đáp trả tương xứng.
Hôm 27/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng đã cáo buộc Mỹ leo thang căng thẳng khi cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, nhưng khẳng định Moskva vẫn duy trì kênh trao đổi.
Video đang HOT
“Chính quyền hiện tại của Mỹ phải chấm dứt vòng xoáy leo thang này. Họ phải làm vậy nếu không tình hình sẽ trở nên rất nguy hiểm đối với tất cả, kể cả Mỹ”. Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói.
Một ngày sau tuyên bố của ông Ryabkov, hãng tin Reuters trích dẫn 5 nguồn thạo tin tình báo Mỹ cho biết quyết định cho phép Ukriane sử dụng vũ khí Mỹ tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga không làm tăng nguy cơ tấn công hạt nhân, bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Một loạt đánh giá tình báo trong 7 tháng qua đã kết luận việc leo thang hạt nhân khó có khả năng xảy ra từquyết định nới lỏng hạn chế về việc Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ. Các nguồn tin cho biết quan điểm này không thay đổi sau khi Tổng thống Joe Biden điều chỉnh lập trường của Mỹ, cho phép Ukraine sử dụng tênlửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa tấn công lãnh thổ Nga.
Một trợ lý trong Quốc hội Mỹ, được tiếp cận với các báo cáo này, cho biết: “Các đánh giá nhất quán chỉ ra rằng việc cung cấp ATACMS cho Ukraine không thay đổi tính toán hạt nhân của Nga”.
Mặc dù Tổng thống Putin nhiều lần cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, tình báo Mỹ cho rằng những tuyên bố này mang tính chất răn đe hơn là chiến lược thực tế. Nga nhận thức rằng sử dụng vũ khí hạt nhân không mang lại lợi ích quân sự rõ ràng và sẽ gây tổn thất lớn về mặt ngoại giao, chính trị.
Các nguồn tin nói với hãng tin Reuters dựa vào những đánh giá tình báo ban đầu đánh giá thấp nguy cơ leo thang hạt nhân, có thể thấy những lo ngại về hạt nhân đã bị phóng đại và quyết định cho phép sử dụng ATACMS đã quá muộn, khi Moskva đã có thêm những bước tiến gần đây tại Ukraine.
Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Putin ngày 19/11 ký duyệt học thuyết hạt nhân mới, trong đó hạ ngưỡng kích hoạt loại vũ khí hủy diệt này. Học thuyết khẳng định Nga coi vũ khí hạt nhân chỉ mang tính chất phòng thủ, việc sử dụng chúng là biện pháp bắt buộc và cuối cùng để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, động thái này vẫn khiến nhiều người lo sợ về nguy cơ nổ ra cuộc đối đầu hạt nhân.
Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ lại tiến hành các vụ thử hạt nhân
Phát biểu trên kênh truyền hình RT, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố nếu Mỹ bắt đầu thực hiện các biện pháp để tiếp tục thử hạt nhân, Nga sẽ ngay lập tức đáp trả bằng hành động tương tự.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Ryabkov nói: "Nếu các tiến trình bắt đầu, điều đó có nghĩa là Mỹ đang hướng tới việc tiếp tục các cuộc thử hạt nhân, chúng tôi sẽ hành động. Nga sẽ ngay lập tức đáp trả bằng hành động tương tự". Ông nhắc lại rằng Nga đã rút lại việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện vào tháng 11/2023 vì "hết kiên nhẫn".
Quan chức Nga lưu ý: "Chúng tôi đã chờ đợi 23 năm. Đó là hồi kết của câu chuyện. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách mà Mỹ và các đồng minh sẽ theo đuổi".
Mỹ đã dừng thử hạt nhân vào năm 1992. Quyết định này được đưa ra dưới thời chính quyền Tổng thống George Walker Bush.
Năm 1996, 187 quốc gia đã ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), tuy nhiên, hiệp ước này chưa bao giờ có hiệu lực vì chưa được 8 trong số 44 quốc gia có vũ khí hạt nhân hoặc phương tiện để tạo ra chúng phê chuẩn, bao gồm cả Mỹ.
Hồi 11 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một đạo luật, theo đó Moskva sẽ hủy bỏ việc phê chuẩn CTBT. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khi đó nhấn mạnh, điều này không đồng nghĩa với việc Nga đang có kế hoạch tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân.
Nga: BRICS không thảo luận về tiếp nhận thành viên mới trong năm nay Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 22/10 cho biết sẽ không có cuộc thảo luận nào vệ việc kết nạp các quốc gia thành viên mới vào nhóm BRICS trong năm nay. Biểu tượng BRICS. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu trên báo Politika của Serbia, Thứ trưởng Ryabkov khẳng định: "Hiện không có cuộc thảo...