Nga cảnh báo nóng về tên lửa hạt nhân đáp trả phương Tây
Quan chức ngoại giao cấp cao Nga cảnh báo đồng hồ Ngày tận thế hiển thị ‘chưa đầy 2 phút’ – thời gian Nga có thể triển khai tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân để đáp trả hành động tương tự của các nước phương Tây.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: RT
Theo hãng tin Tass, trong bài trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya 1 ngày 4/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố Moscow “không loại trừ khả năng sẽ đến lúc cần” triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân để đáp trả những hành động tương tự của các nước phương Tây.
Tuy nhiên, ông Ryabkov lưu ý thêm rằng một quyết định như vậy phải do Tổng tư lệnh tối cao Các Lực lượng Vũ trang Nga (VS RF) và các lãnh đạo quân sự cấp cao đưa ra.
Theo Thứ trưởng Ryabkov, Mỹ và một số đồng minh dường như đã chú ý đến tín hiệu từ Nga nhằm ngăn chặn leo thang.
Đề cập cuộc nói chuyện giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin hôm 12/7, ông Ryabkov cho hay, Moscow đã chuyển tín hiệu đến “không chỉ Washington mà còn tới một số thủ đô khác”.
Quan chức ngoại giao Nga cũng cảnh báo đồng hồ Ngày tận thế hiển thị “chưa đầy 2 phút” – thời gian Nga có thể triển khai tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân để đáp trả hành động tương tự của các nước phương Tây.
Video đang HOT
“Điều này không có nghĩa là tiến trình của đồng hồ là không thể đảo ngược, song Nga cần tiếp cận những gì đang xảy ra với tất cả trách nhiệm. Quân đội cũng phải luôn sẵn sàng vì các kịch bản có thể rất khác nhau” – ông Ryabkov cho hay.
Trước đó, hôm 28/7, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ bố trí hệ thống tên lửa tương tự nếu Mỹ triển khai hệ thống tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại Đức.
Đầu tháng này, Mỹ và Đức đã công bố kế hoạch triển khai các hệ thống tên lửa chính xác tầm xa ở châu Âu. Theo thông cáo báo chí chung của Mỹ và Đức ngày 10/7, Washington “sẽ bắt đầu triển khai theo đợt hỏa lực tầm xa của Lực lượng đặc nhiệm đa miền tại Đức vào năm 2026″.
Tổng thống Putin gọi thông báo này là “đáng chú ý”, vì việc triển khai như vậy sẽ đưa các cơ sở quân sự và cơ sở chính quyền quan trọng của Nga, các trung tâm hành chính và công nghiệp, cũng như cơ sở hạ tầng quốc phòng vào tầm b.ắn của vũ khí Mỹ. Điều này sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia của Nga.
Người đứng đầu Điện Kremlin cảnh báo rằng động thái triển khai tên lửa từ phía Mỹ có nguy cơ gây ra cuộc khủng hoảng tên lửa như thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Tổng thống Putin phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở thành phố Saint Petersburg ngày 28/7. Ảnh: RT
“Nếu Mỹ triển khai hệ thống tên lửa chính xác tầm xa ở Đức, Nga sẽ coi mình không bị ràng buộc bởi lệnh cấm triển khai các vũ khí tấn công tầm trung và tầm ngắn, bao gồm cả việc nâng cao khả năng của các lực lượng ven bờ của Hải quân Nga. Việc phát triển các hệ thống tương tự ở Nga hiện đang ở giai đoạn hoàn thiện. Moscow sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả tương xứng với việc triển khai của Mỹ và các đồng minh của họ ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới” – ông Putin phát biểu tại cuộc Diễu hành Hải quân quy mô lớn, nhân Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân tại thành phố Saint Petersburg ngày 28/7.
Theo Tổng thống Putin, Nga sẽ tiếp tục tăng cường các lực lượng trên mặt biển và dưới nước, trang bị cho các tàu những phương tiện công nghệ cao thế hệ mới và các hệ thống tên lửa siêu thanh, phát triển các hệ thống trinh sát, giám sát và phòng không ở cả các ranh giới gần và xa.
Trước đó, trong tuyên bố chung ngày 10/7, chính phủ Mỹ và Đức tuyên bố Mỹ sẽ bố trí tên lửa tầm xa ở Đức từ năm 2026. Những loại vũ khí này, bao gồm hệ thống SM-6 và Tomahawk, đã bị cấm ở châu Âu cho đến khi Washington rút khỏi một hiệp ước mang tính bước ngoặt từ thời Chiến tranh Lạnh vào năm 2019.
Mỹ - Nga tránh được leo thang sau cuộc điện đàm của các bộ trưởng quốc phòng
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết hôm 4/8 rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov đã gửi tín hiệu tới Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và các bên đã tránh được một chu kỳ leo thang mới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: EurasiaBusinessNews/TTXVN
Theo đài Sputnik (Nga), vào giữa tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Belousov và người đồng cấp Austin đã có cuộc điện đàm về tình hình ở Ukraine.
"Tôi có thể nói rằng theo một số thông tin, tín hiệu được gửi từ phía Nga tới Mỹ. Tôi cho rằng không chỉ tới Mỹ mà còn tới một số nước khác. Chúng tôi đã tránh được một cuộc leo thang mới", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov nói.
Nhà ngoại giao này nhấn mạnh Moskva sẽ không nhượng bộ Washington nếu họ cố áp đặt điều gì đó chỉ có lợi cho Mỹ.
"Tôi vẫn ủng hộ tránh leo thang một cách chủ động. Nhưng các kịch bản, trong đó một bước tiến tới leo thang thực sự chắc chắn đang được xem xét", ông Ryabkov nói.
Giữa tháng 7, ông Belousov và ông Austin đã có cuộc điện đàm thảo luận về việc giảm nguy cơ leo thang có thể xảy ra. Cuộc điện đàm do Moskva khởi xướng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên bùng phát liên quan đến kế hoạch triển khai tên lửa tầm xa tại Đức của Washington.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết vấn đề ngăn chặn các mối đe dọa an ninh và giảm nguy cơ leo thang có thể xảy ra đã được thảo luận.
Theo Phó Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh, ông Austin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đường dây liên lạc trong cuộc điện đàm.
Nga - Mỹ đã sắp xếp các cuộc điện đàm bất chấp căng thẳng bùng phát liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, bao gồm một cuộc điện đàm hồi cuối tháng 6, trong đó Moskva chỉ trích việc Washington cung cấp vũ khí cho Kiev.
Trong hội nghị thượng đỉnh NATO cuối tháng 6, Nhà Trắng tuyên bố họ sẽ triển khai vũ khí tầm xa bao gồm tên lửa hành trình Tomahawk ở Đức như một biện pháp răn đe.
Điện Kremlin đã chỉ trích động thái này, cảnh báo quyết định của Mỹ có thể dẫn đến sự trở lại của cuộc đối đầu theo kiểu Chiến tranh Lạnh và đưa Mỹ trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Quan chức ngoại giao Nga cảnh báo hạ cấp quan hệ với phương Tây Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo Moskva có thể buộc phải hạ cấp quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây, do chính sách thù địch của Mỹ và các đồng minh. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN "Chúng tôi vẫn chưa khởi xướng bước đi như vậy, bất chấp tất cả những vấn...