Quan chức Đức cho rằng năng lượng giá rẻ đã hết thời
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ông Klaus Mller – Chủ tịch Bundesnetzagenur (cơ quan quản lý thị trường điện, khí đốt, viễn thông, bưu chính và đường sắt của Đức) đã cảnh báo về khả năng giá năng lượng không thể sớm giảm về gần mức trước khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine.
Khai thác than đá phục vụ hoạt động của nhà máy điện than ở Duisburg, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Mller cho biết giá bán buôn điện hiện đã giảm đáng kể so với năm 2022, nhưng mặt bằng giá vẫn cao hơn trước khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine và sẽ không nhanh chóng giảm xuống. Ông khẳng định: “Thời của năng lượng giá rẻ đã qua, nếu chúng ta còn tiếp tục sử dụng lượng lớn năng lượng từ các nguồn truyền thống như nhiên liệu hoá thạch”.
Theo quan chức này, thực tế đó sẽ không có gì thay đổi cho đến khi Đức thay thế hoàn toàn sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá gây hại cho môi trường và việc vận hành các nhà máy điện hydrocarbon cũng rất “tốn kém”.
Ông Mller ủng hộ quyết định của Chính phủ Đức về ngừng trợ cấp cho khách hàng sử dụng năng lượng cá nhân vì các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” như vậy cần phải được tiến hành trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Theo thống kê của Liên minh châu Âu (EU), giá điện cho các hộ gia đình ở Đức lên tới khoảng 41,25 cent euro/kWh, với hơn một nửa nguồn cung năng lượng quốc gia đến từ các nguồn tái tạo trong phần lớn nửa đầu năm 2023.
Ngược lại, giá điện trung bình cho các hộ gia đình ở Mỹ là 24 cent/kWh, mặc dù chỉ có 20% điện năng của nước này đến từ năng lượng tái tạo. Để so sánh, giá điện tiêu dùng ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) giàu dầu mỏ chỉ ở mức dưới 2 cent/kWh. Phần lớn năng lượng giá rẻ này được tạo ra tại các nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên.
Đức cảnh báo về việc sử dụng trở lại nhiên liệu hóa thạch
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 18/7 đã cảnh báo về "sự phục hưng trên toàn cầu của nhiên liệu hóa thạch và đặc biệt là than đá" do tình trạng thiếu khí đốt bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga -Ukraine.
Khai thác than đá cứng phục vụ nhà máy điện than ở Duisburg, miền Tây Đức ngày 5/4/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Đối thoại Khí hậu Petersberg ở Berlin do Đức và Ai Cập đồng chủ trì, ông Scholz nhấn mạnh: "Không ai có thể hài lòng với thực tế là hoạt động sản xuất điện sử dụng nhiên liệu than đang gia tăng trở lại ở Đức".
Để ngăn chặn tình trạng thiếu khí đốt trong mùa năm nay, Đức gần đây đã có các động thái mở đường đưa thêm các nhà máy nhiệt điện than vào hoạt động thay thế các nhà máy điện hoạt động bằng khí đốt. Theo ông Scholz, đây là một biện pháp khẩn cấp ngắn hạn không gây tổn hại các mục tiêu khí hậu của nước này. Ông nêu rõ: "Tất cả những gì chúng tôi làm ngày nay là để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt phù hợp với mục tiêu trung hòa khí carbon ở Đức và trên toàn thế giới trong tương lai". Theo đó, người đứng đầu chính phủ Đức nhấn mạnh không được tạo ra sự phụ thuộc lâu dài nào vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
Đầu tháng này, Thượng viện Đức đã phê chuẩn một loạt dự luật nhằm đẩy nhanh việc phát triển năng lượng tái tạo ở nước này. Theo chính quyền Đức, để tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo từ 50% lên 80% vào năm 2030, nước này sẽ phải dành 2% diện tích bề mặt cho hoạt động của các tuabin gió trên đất liền.
Ông lớn năng lượng thế giới cảnh báo về tình trạng thiếu khí đốt trong năm 2023 Ông Anders Opedal, Giám đốc điều hành của Equinor, Công ty năng lượng lớn nhất Na Uy, cho rằng thị trường châu Âu vẫn có thể khan hiếm khí đốt trong năm nay, bất chấp giá khí đốt đang giảm. Trạm trung chuyển khí đốt tại Werne, miền tây nước Đức. Ảnh: AFP/ TTXVN Theo hãng tin Bloomberg, nhận định trên được ông...