Quan chức có con nâng điểm thi ở Hoà Bình, Sơn La tự tin vì điều gì?
Nhiều cán bộ của tỉnh Sơn La, Hòa Bình có tên trong danh sách phụ huynh “chạy” điểm cho con đều phủ nhận liên quan gian lận và tự tin với học lực của con mình.
Các phụ huynh có con dính đến gian lận thi cử đều cho rằng, họ không quan tâm đến thông tin này, và gia đình tự tin không có tác động gì vào điểm số của con và ông khẳng định mình tự tin vào sức học của con và không việc gì làm chuyện để mất uy tín như vậy.
Trong danh sách 44 thí sinh được nâng điểm thi THPT quốc gia 2018 tại Sơn La, có trên 10 trường hợp là con em cán bộ đang công tác trong ngành giáo dục của địa phương này.
Hiện tại, 108 thí sinh thuộc 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình được xác định có bài thi sửa điểm. Trong đó, có thí sinh được nâng tới 26,55 điểm ở 3 môn thi.
“Tôi không nhờ vả ai nâng điểm”
Một lãnh đạo có con trong danh sách được nâng điểm, là ông Đ.V.Q – Phó chủ tịch UBND TP Sơn La – trả lời báo chí rằng ông đã làm thủ tục để gửi Sở GD&ĐT Sơn La phúc khảo điểm cho con là thí sinh Đ.T.N.K.
“Tôi đang làm thủ tục để gửi Sở GD&ĐT Sơn La phúc khảo điểm cho con. Tôi không nhờ vả ai để nâng điểm cho con cả”, ông Q. khẳng định.
Trong các trường hợp thí sinh là con em cán bộ công chức, đảng viên tỉnh Sơn La, có ít nhất ba trường hợp là con cán bộ chủ chốt Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La.
Ông Nguyễn Duy Hoàng – Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Sơn La cho biết đang rất buồn trước thông tin con mình được nâng điểm. Nhưng ông khẳng định mình tự tin vào sức học của con và không việc gì làm chuyện để mất uy tín như vậy.
Trong đó có con của ông được nâng 3 điểm. Trước khi chấm thẩm định, con ông Hoàng có điểm môn Lịch sử – Địa lý lần lượt là 9,5 – 9,5. Sau chấm thẩm định điểm giảm xuống còn Lịch sử: 7,75; Địa lý: 8,25.
Trao đổi với Lao Động về sự việc, ông Nguyễn Duy Hoàng cho biết đã nghe thông tin con mình nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm ở Sơn La.
Trước câu hỏi: “Với cương vị là cán bộ của Sở GDĐT Sơn La, ông có tác động gì xuống cấp dưới để con mình được nâng điểm thi hay không?”. Ông Hoàng cho biết: “Tôi rất buồn về thông tin này. Hiện nay tôi đang đợi kết luận điều tra của công an, nên chưa thể nói được gì thêm về việc này”.
“Ông có tự tin về sức học của con mình không?”, PV tiếp tục hỏi. Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Sơn La trả lời: “Tôi quá tự tin về sức học của con ấy chứ, có vấn đề gì đâu, việc gì phải làm chuyện để mất uy tín như thế”.
Còn nói với VietNamNet sáng 18/4, phó giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La buồn bã: “Tôi mất hết danh dự, uy tín rồi!”
Trước đó, về việc con gái mình cũng được nâng điểm thi, ông D, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) nói ông không quan tâm đến thông tin này, và gia đình tự tin không có tác động gì vào điểm số của con. Con gái ông D. học Trường THPT Chuyên Sơn La. Trong kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh này có điểm thi Toán và Ngoại ngữ lần lượt là 9,8 và 9,8. Tuy nhiên, sau qua chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT, điểm thật giảm xuống còn 5,8 điểm ở môn Toán và 2,8 điểm ở môn Ngoại ngữ. Thí sinh này sau đó dùng tổ hợp các môn khác để xét tuyển đại học và hiện nay đang theo học tại Trường ĐH Luật Hà Nội.
“Con học giỏi từ bé, chúng tôi không can thiệp”
Video đang HOT
Đồ hoạ nâng điểm thi ở Hoà Bình (Tạ Trang).
Trong danh sách thí sinh gian lận điểm thi bị học viện An ninh trả về, thí sinh Nguyễn T. N (SBD 23001476) là thí sinh có điểm thi đầu vào xếp thứ 3 Học viện An ninh với tổng điểm 28.6 (gồm 0,75 điểm ưu tiên khu vực).
Tuy nhiên, sau khi sự việc gian lận điểm thi gây chấn động, Bộ GD&ĐT vào cuộc chấm thẩm định lại, số điểm của Nam chỉ đạt 13,8 điểm gồm Toán 4.2 điểm, Lý 4 điểm và Ngoại ngữ 5.6 điểm. Như vậy, thí sinh này đã được sửa và nâng điểm tới 14,5 điểm. Nguyễn T. N là cựu học sinh Trường THPT Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Khi phóng viên tìm đến nhà thí sinh Nguyễn T.N, hầu hết người dân đều cho biết, Nam sinh ra trong một gia đình có mẹ làm thầy cúng có tiếng ở địa phương và nhà Nam cũng thuộc dạng có kinh tế.
Khi được phóng viên đặt câu hỏi trước những thông tin liên quan đến việc con trai của mình được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, bà Hằng – mẹ thí sinh cho hay: “Chúng tôi không can thiệp gì vào điểm thi của cháu cả. Con tôi học giỏi từ bé, 12 năm đều là học sinh xuất sắc và được nhận nhiều giấy khen”.
“Sau khi có thông báo về điểm thi, không cho rằng đó là kết quả đúng, gia đình chúng tôi đã làm đơn kiến nghị đến Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình để xác minh lại kết quả điểm thi của cháu nhưng vẫn chưa được giải đáp”, bà Hằng nói.
Nói thêm, bà Hằng cho biết:”Trước khi vào Học viện An ninh, Nam đã theo học tại trường Đại học FPT, đến tận sát ngày nhập học cháu mới bảo lưu kết quả ở trường FPT để nhập học Học viện An ninh. Khi biết điểm, cháu có bị mọi người đàm tiếu về việc được điểm cao, cháu cũng đã có ý định viết đơn xin xuất ngũ nhưng do được gia đình động viên và bạn bè cũng khuyên nhủ rồi nên cháu mới thôi”.
Cùng ngày, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, nhiều giáo viên trường THPT Đà Bắc – nơi Tiến Nam từng theo học đều tỏ ra rất bất ngờ về số điểm thi THPT Quốc gia 2018 của Nam.
Trong số thí sinh được nâng điểm thi có thí sinh M – con gái của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh. Cụ thể, điểm thi của thí sinh được công bố lần thứ nhất lần lượt là: Toán: 9,4; Văn: 7,5; Tiếng Anh: 10 điểm.
Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, điểm thi của thí sinh này chỉ còn là Toán: 6; Văn 7,5; Tiếng Anh: 8. Như vậy tổng điểm đã sụt giảm đến 5,4 điểm.
Ngay sau khi dư luận đồn thổi về việc con mình được nâng điểm, Bí thư Hà Giang đã lên tiếng. Tháng 7/2018, trả lời trên Dân Trí, ông Vinh khẳng định, không có chuyện ông chạy vạy xin điểm cho con và không hề biết chuyện con bị can thiệp nâng điểm.
Theo Tiền phong
Con những lãnh đạo đã được sửa điểm năm 2018 có phải "hồng phúc" cho dân tộc?
Thực tế, nếu con lãnh đạo giỏi, có tài năng và đức độ thì việc con lãnh đạo làm lãnh đạo là điều rất bình thường, không có gì phải lên tiếng, bàn cãi.
Năm 2015, sau khi có thông tin con một số lãnh đạo địa phương được bổ nhiệm vào một số vị trí lãnh đạo đã tạo ra những thị phi cho xã hội.
Trao đổi với báo chí lúc bấy giờ, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh đã chia sẻ rằng: " Việc con em lãnh đạo được giao trọng trách quản lý là điều hạnh phúc của dân tộc, không có gì phải nghi ngại".
Thực tế, nếu con lãnh đạo giỏi, có tài năng và đức độ thì việc con lãnh đạo làm lãnh đạo là điều rất bình thường, không có gì phải lên tiếng, bàn cãi.
Nhưng, nếu con lãnh đạo như một số vị ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình gian lận điểm thi để vào đại học mà sau này làm lãnh đạo thì đó là không phải là "hồng phúc" mà sẽ là "đại họa" cho dân tộc.
Ảnh minh họa, nguồn: VTV.vn
Những thí sinh có điểm thi đầu vào chỉ được trên dưới 10 điểm, thậm chí có thí sinh chỉ 0,45 điểm/ 3 môn thi mà nghiễm nhiên được bước vào các trường đại học danh tiếng thì thật là tai họa.
Tuy nhiên, các thí sinh này vào đại học được bởi một số cán bộ quản lý giáo dục, cùng với một đội ngũ phụ huynh là các lãnh đạo một số ban ngành của các địa phương này đã tạo nên một sự kiện chấn động trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Chúng ta cứ nhìn xem những người đã bị khởi tố và bị bắt giam sẽ thấy câu nói "nhà dột từ nóc" của ông bà xưa thật chí lý.
Những người được giao nhiệm vụ trong Hội đồng thi đã lợi dụng nhiệm vụ, chức trách của mình tạo ra việc mua bán, đổi chác.
Từ Phó Giám đốc Sở Giáo dục, Trưởng phòng Khảo thí đến một số cán bộ quản lý nhà trường nằm trong Hội đồng thi tham gia vào đường dây khép kín này.
Ai là người móc ngoặc, tác động để một số phụ huynh là lãnh đạo địa phương có con được sửa và nâng khống điểm thi một cách bất thường?
Chúng ta nhìn vào danh sách các phụ huynh ở Hòa Bình mà hãi hùng với sự bề thế của họ.
Nào là cháu ruột ông Bùi Văn Cửu- Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; con ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông tỉnh; con ông Phạm Tuấn Linh - Phó Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh;
Ở Sơn La, Hà Giang thì phụ huynh có các thí sinh được sửa điểm cũng toàn là những vị lãnh đạo của địa phương, đó là:Con ông Trần Văn Tiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; con ông Đỗ Hải Hồ -Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh...
Cục trưởng Cục thống kê tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục, Phó Chủ tịch huyện, thành phố, Giám đốc một số ngành...
Sự dùng dằng không công bố danh sách thí sinh được sửa điểm đã có nguyên cớ rất rõ ràng. Đa phần các thí sinh này có phụ huynh hoặc người thân là lãnh đạo của địa phương.
Điều không ai có thể ngờ tới đường dây chạy điểm này lại có nhiều vị "tai to mặt lớn" đến vậy.
Nếu như ở Hà Giang ngay sau khi phát hiện tiêu cực thì điểm thật của các thí sinh đã được trả lại trước khi các em nộp hồ sơ xét tuyển đại học.
Riêng Hòa Bình, Sơn La thì nhiều chứng cứ đã bị hủy, mức độ sửa điểm tinh vi, xảo quyệt hơn nên đã gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Vì thế, phải nhiều tháng sau thì chân tướng sự việc mới bị phơi bày.
Chính vì sự dùng dằng, giấu giếm danh sách thí sinh được nâng điểm càng tạo nên sự tò mò của dư luận.
Bởi, thói đời là thế, cái gì của người này cố giấu giếm thì người khác càng muốn tìm tòi, khám phá. Hơn nữa, hàng trăm thí sinh đã bị phát hiện đâu phải là con số nhỏ mà Bộ và các địa phương này tính giữ kín?
Đến thời điểm bây giờ, chúng ta có thể khẳng định sai lầm của Bộ và 2 Sở Giáo dục- Đào tạo Hòa Bình, Sơn La là không công bố danh sách những thí sinh được sửa điểm ngay từ khi cơ quan điều tra có kết quả.
Cuối cùng, danh tính thí sinh và các phụ huynh cũng được phơi bày trên các phương tiện thông tin đại chúng mà Bộ và ngành giáo dục các địa phương này càng mất uy tín.Nếu như công bố ngay từ đầu thì có lẽ dư luận cả nước đã không bất bình lớn như bây giờ. Các phụ huynh và ngay cả các em thí sinh cũng không ê chề như những ngày qua.
Tuy nhiên, một số phụ huynh là lãnh đạo có con nằm trong danh sách được nâng điểm ở cả 3 địa phương này đã và đang lên tiếng phủ nhận việc tác động, can thiệp, chạy điểm của con mình.
Suy cho cùng, đó cũng là một điều "rất bình thường" trong một câu chuyện "không bình thường".
Trước đây, Tổng thống Nam PhiNelson Mandela đã từng nói:" Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa.
Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên".
Vì thế, sự việc tiêu cực trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La là nguy hiểm cho tương lai đất nước.
Bởi cha mẹ, người thân các thí sinh này đều là những người có vị thế, quyền uy ở địa phương.
Nếu trót lọt, hàng trăm cử nhân có chất lượng đầu vào thấp như vậy nhưng sau này họ trở thành "trí thức" thì chắc chắn họ sẽ được tuyển dụng, thậm chí là cơ cấu vào bộ máy lãnh đạo địa phương.
Lúc đó, liệu con lãnh đạo mà như thế này có còn là "hồng phúc" cho dân tộc?
Tài liệu tham khảo:
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nhung-thi-sinh-duoc-nang-diem-o-hoa-binh-lo-danh-tinh-phu-huynh-524607.html
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net.vn
Hàng loạt bê bối của ngành Giáo dục trong những năm gần đây Ngành Giáo dục xảy ra liên tục những vụ việc gây xôn xao dư luận như: bạo lực học đường, xâm hại tình dục, gian lận điểm thi THPT quốc gia... Cần có sự quản lý chặt chẽ và các biện pháp để dư luận có niềm tin vào nền giáo dục Nước Nhà. Nhận hối lộ, gian lận điểm thi THPT 2018...