Quan chức cấp cao Trung Quốc kêu gọi tử hình Chu Vĩnh Khang?
Chu Vĩnh Khang phạm tội “nghiêm trọng hơn nhiều” so với Bạc Hy Lai, mà ông Lai đang thụ án tù chung thân, sau khung hình phạt này là án tử hình.
Epoch Times ngày 21/8 đưa tin, truyền thông Trung Quốc đưa tin, Lý Vĩnh Trung, một quan chức khá có tiếng tăm thuộc Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã công khai bình luận, tội của Chu Vĩnh Khang nghiêm trọng hơn nhiều so với Bạc Hy Lai. Phát biểu của Lý Vĩnh Trung được giới quan sát xem như phản ánh kết quả của hội nghị Bắc Đới Hà được dư luận cho rằng vừa kết thúc hôm 14/8.
Lý Vĩnh Trung đưa ra phát biểu này hôm 18/8, theo trang Sina, ông Trung được mệnh danh là chuyên gia chống tham nhũng của Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn đã hùng hồn tuyên bố: Một cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị khi đã bị lập hồ sơ điều tra thì không còn là “đồng chí” nữa. Điều này khiến giới quan sát tin rằng ít nhất Chu Vĩnh Khang đã bị khai trừ đảng.
Trong khi đó 3 cựu ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khi bị phán quyết 16 năm tù đến từ chung thân, quá trình điều tra họ vẫn được gọi là “đồng chí” còn Chu Vĩnh Khang thì không, liệu Chu Vĩnh Khang sẽ bị tù bao nhiêu năm? Lý Vĩnh Trung đặt câu hỏi ngược lại với báo chí.
Ông Trung bình luận: “Theo như các án lệ trước đây và nếu lấy chúng làm căn cứ, chỉ có thể đưa ra phán quyết định tính, không thể phán quyết định lượng đối với Chu Vĩnh Khang. Định tính của vụ này rất nghiêm trọng, nghiêm trọng hơn cả 3 trường hợp trước đây”.
3 trường hợp ông Trung đề cập bao gồm cựu ủy viên Bộ chính trị Trần Hy Đồng – Bí thư Bắc Kinh 16 năm tù, Trần Lương Vũ – Bí thư Thượng Hải 18 năm tù, Bạc Hy Lai – Bí thư Trùng Khánh tù chung thân. Chu Vĩnh Khang phạm tội “nghiêm trọng hơn nhiều” so với Bạc Hy Lai, mà ông Lai đang thụ án tù chung thân, sau khung hình phạt này là án tử hình.
Chu Vĩnh Khang đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Theo Epoch Times, trước đó đã có thông tin Chu Vĩnh Khang bị định tội danh mưu phản và chống lại loài người, tuy nhiên do nội bộ Trung Nam Hải đấu tranh không dứt, phe cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đứng ngồi không yên nên tìm mọi cách phản đối công khai xử lý Chu Vĩnh Khang.
Video đang HOT
Hôm 5/8 tờ Nhật báo Trường Bạch Sơn dẫn lời Bí thư thành ủy Trường Bạch Sơn tỉnh Cát Lâm truyền đạt lại lời của Tập Cận Bình khẳng định, ông đã đặt cả sinh mạng và danh dự của mình vào cuộc chiến chống tham nhũng, cuộc chiến này sẽ phải theo tới cùng.
Đặc biệt đáng chú ý, khoảng 30 cựu binh Trung Quốc tại Thâm Quyến tỉnh Quảng Đông từng tham gia chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 và thử nghiệm vũ khí hạt nhân đã tổ chức ăn mừng, đốt pháo, dán biểu ngữ khẩu hiệu sau khi Chu Vĩnh Khang bị đánh đổ.
Những cựu binh này cho rằng dưới thời Chu Vĩnh Khang nắm quyền các ngành công an, tư pháp, tình báo, tòa án, viện kiểm sát, cuộc sống của những cựu binh Trung Quốc tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam vô cùng khó khăn và họ bị nhà chức trách lãng quên, không được hưởng chế độ gì.
Đám cựu binh này đã tải lên mạng internet những khẩu hiệu: “Kiên quyết bắn chết đầu sỏ Chu Vĩnh Khang lợi dụng duy trì ổn định để trấn áp cựu binh”?! Tuy nhiên không có thông tin nào về phản ứng của nhà chức trách Trung Quốc trong vụ việc này.
Lý Vĩnh Trung, “chuyên gia chống tham nhũng” Trung Quốc.
Theo Giáo Dục
Chu Vĩnh Khang và những tiết lộ động trời
Sau khi cựu Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc - Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra, những thông tin về thủ đoạn đấu đá chính trị, đời tư hay những bình luận liên quan đến nhân vật này lập tức bung ra trên khắp báo chí Trung Quốc và cả nước ngoài.
Chu Vĩnh Khang từng có âm mưu lật đổ ông Tập Cận Bình
Âm mưu ám sát
Được ví là "ông trùm" an ninh ở Trung Quốc bởi từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an (năm 2002), ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Ủy ban Chính pháp (2007-2012), ở tuổi 71, Chu Vĩnh Khang chính thức bị chính quyền Bắc Kinh tuyên bố lập án điều tra do "những sai phạm nghiêm trọng" - cụm từ chỉ hành vi tham nhũng tại nước này. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin lại cho biết, ông Chu Vĩnh Khang bị "sờ gáy" là do liên quan tới mưu đồ đảo chính. Tờ "Nhật báo Tinh đảo" bản tiếng Trung phát hành tại Canada đã đăng tải bài viết "tiết lộ" Chu Vĩnh Khang bị bắt vì có âm mưu đảo chính. Tờ báo này cho rằng mặc dù Chu Vĩnh Khang từng nắm trọng trách cao trong Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc nhưng đã vượt quá giới hạn khi dùng cựu Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh - Bạc Hy Lai để thực hiện mưu đồ đảo chính.
Liên quan đến nội dung trên, tờ Minh Kính xuất bản tại Hồng Kông từng đưa tin, ngày 4-12-2013, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương - ông Vương Kỳ Sơn đã công bố trước hội nghị Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc về tiến triển của vụ Chu Vĩnh Khang. Trước đó, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Kông cho biết, lãnh đạo ĐCS Trung Quốc đã nhất trí điều tra Chu Vĩnh Khang từ tháng 8-2013. Theo công bố của ông Vương Kỳ Sơn, ông Chu liên quan đến 4 vấn đề vi phạm nghiêm trọng: Đẩy Bạc Hy Lai leo cao để làm con rối chính trị; Thông qua việc điều khiển Bạc Hy Lai để thực hiện âm mưu chiếm đoạt các lợi ích lớn hơn; Chu Vĩnh Khang còn được cho là đã tìm cách thay thế vai trò của ông Giang Trạch Dân ở hậu trường và "phạm tội đặc biệt nghiêm trọng" khi lên kế hoạch ám sát Tập Cận Bình sau khi ông này được xác định là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Theo Reuters, Chu Vĩnh Khang từng"âm mưu" tranh đoạt quyền lực trước thềm Đại hội Đảng khóa 18 hồi cuối năm 2012. Nhiều nguồn tin cho biết, Chu Vĩnh Khang từng muốn ám sát ông Tập ít nhất hai lần, trước và sau cuộc họp của lãnh đạo ĐCS Trung Quốc tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà hồi tháng 8-2012. Các kế hoạch gồm cài bom hẹn giờ tại phòng họp của ông Tập và tiêm thuốc độc trong lúc ông Tập kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện 301. Khi đó, ông Tập đang giữ chức Phó Chủ tịch nước và được xác định sẽ trở thành người thay thế ông Hồ Cẩm Đào. Theo báo Minh Kính, những âm mưu này đã bị phanh phui, nhờ một nguồn nặc danh tố cáo lên ban lãnh đạo cấp cao. Từ đó, ông Chu trở thành mục tiêu điều tra và gần như mất hết quyền lực trước khi chính thức về hưu hồi cuối năm 2012.
"Đào bới" mọi tình tiết
Ngay cả từ ngữ trong tin vắn của cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc - Tân Hoa xã về chính thức điều tra Chu Vĩnh Khang cũng được đem ra phân tích. Tờ Nhân dân nhật báo bình luận, so sánh với bản thông báo điều tra về vấn đề gây ra sai phạm nghiêm trọng của Bạc Hy Lai, trong văn bản thông báo điều tra ông Chu không sử dụng từ "đồng chí". Như vậy, khi bị chính quyền Bắc Kinh đưa vào mục tiêu "dẹp" quan tham, ông Chu còn thất thế hơn ông Bạc.
Cũng theo Nhân dân nhật báo, đây là quan chức cao cấp nhất bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc xử lý từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, "gần như không có ai ngạc nhiên trước tin này, dư luận như rũ bỏ được vô số nghi ngờ liên quan đến ông Chu trong thời gian trước. Điều gì đến sẽ đến, ông ta đã không còn là "đồng chí" nữa".
Liên quan đến một số thông tin đời tư của vị cựu Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, trang Ifeng đưa thông tin đáng chú ý về việc mộ tổ gia đình ông Chu bị đào bới và mẹ ông này treo cổ tự tử. Theo đó, vào những năm 1990, ông Chu Vĩnh Khang từng mời thầy đến xem tướng. Thầy này cho biết tướng mạo của ông Chu rất tốt nhưng chưa leo lên được chức vụ cao là vì mộ tổ nhà họ Chu không hợp phong thủy. Sau đó, ông này đã nhiều lần gọi điện về quê nhà ở làng Tây Tiền Đầu, quận Tích Sơn, thành phố Vô Tích (Giang Tô) yêu cầu hai người em sửa sang ngôi mộ tổ. Tuy nhiên, sau một đêm mưa lớn vào mùa thu năm 2009, gia đình họ Chu bỗng phát hiện ngôi mộ tổ đã bị ai đó đào trộm. Sự việc mộ tổ của lãnh đạo Chu Vĩnh Khang bị đào trộm đã kinh động tới cơ quan cảnh sát Vô Tích, các cuộc điều tra được triển khai, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được thủ phạm.
Người dân địa phương còn cho biết, ông Chu rất ít khi về thăm quê. Những năm 1960, khi ông làm việc tại Liêu Ninh, 2 người em trai ở quê là Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh đều không chăm sóc mẹ già Chu Tú Kim, nên muốn đẩy trách nhiệm này cho Chu Vĩnh Khang. Tuy nhiên, khi bà Chu Tú Kim tới Liêu Ninh, không rõ cuộc sống có điều gì phiền muộn mà cuối cùng bà này đã treo cổ tự vẫn.
Quê nhà Tây Tiền Đầu cũng không nhận được nhiều đóng góp từ ông Chu. Trong quá trình sự nghiệp thăng tiến như diều gặp gió, ngoài một con đường cao tốc 8 làn xe hoàn thành vào năm 2011, nối trực tiếp làng Tây Tiền Đấu với thành phố Vô Tích, "gia đình họ Chu không cống hiến gì thiết thực cho quê hương" - hai người già trên 60 tuổi ở Tây Tiền Đầu cho biết.
Án nặng khó thoát
Trước khi có thông báo bị chính thức điều tra, những tin đồn về việc Chu Vĩnh Khang là "con cọp" lớn trong kế hoạch "đả hổ, diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình đã xuất hiện tràn lan, đặc biệt sau khi nhiều nhân vật được coi là "thân" Chu lần lượt sa cơ.
Theo Nhân dân nhật báo, trong 2 năm qua, sự việc liên quan đến Chu Vĩnh Khang đã trở thành một hiện tượng đặc biệt trên nhiều diễn đàn dư luận của Trung Quốc bởi nhiều tình tiết tham ô tinh vi, phức tạp trong các vụ án liên quan đến quan chức địa phương và Trung ương hay Tập đoàn Dầu khí quốc gia đều liên kết tới một đầu mối quan trọng là "đại lão hổ" - Chu Vĩnh Khang. Tuy nhiên, kể từ ngày 29-7, cái tên "Chu Vĩnh Khang" mới thực sự trở thành từ khóa "hot" trên trang mạng tìm kiếm Baidu của Trung Quốc. Trên mạng xã hội Weibo, từ khóa "Chu Vĩnh Khang bị điều tra" leo lên top đầu nội dung được quan tâm với 4,3 triệu lượt tìm kiếm chỉ trong vòng 2 giờ sau khi tin điều tra chính thức được đăng tải.
Điều đáng nói, bình thường Đảng Cộng sản Trung Quốc xử lý nội bộ đối với các quan chức cao cấp, nhưng lần này, nhiều dấu hiệu cho thấy họ sẽ phơi bày hết sai phạm Chu Vĩnh Khang trước công chúng. Báo Le Figaro của Pháp nhận định, nhiều khả năng Chu Vĩnh Khang phải chịu án nặng như tử hình hay tù chung thân. Cũng theo Le Figaro, mặc dù việc xử "ông trùm" ngành an ninh Chu Vĩnh Khang có thể phơi bày trước công chúng những mâu thuẫn trong nội bộ ĐCS Trung Quốc và điều đó có thể gây tổn hại đến hình ảnh ông Tập Cận Bình nhưng nó cũng giúp Tập Cận Bình củng cố quyền lực và nắm lấy quyền kiểm soát an ninh đất nước.
Con trai "hổ Chu" bị bắt giữ
Cùng lúc ông Chu Vĩnh Khang bị chính thức điều tra, ngày 29-7, Chu Bân - con trai cả của ông này bị cơ quan công tố thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc bắt giữ vì dính líu tới hoạt động kinh doanh phi pháp.
Sinh năm 1972, Chu Bân theo chân bố, bắt đầu sự nghiệp trong ngành dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc. Dựa vào thế lực của người bố, Chu Bân và các anh chị em xây dựng một đế chế kinh doanh lớn với phạm vi từ Bắc Kinh kéo dài đến Tứ Xuyên, thậm chí ra cả nước ngoài. Vào cuối năm 2013, Chu Bân đã bị điều tra. Trước đó báo chí Trung Quốc từng đưa tin Chu Bân là đối tác làm ăn với trùm xã hội đen Trung Quốc - Lưu Hán. Tuy nhiên, trang Ifeng dẫn một nguồn tin có thế lực lại khẳng định án kinh doanh trái pháp luật của Chu Bân không liên quan tới Lưu Hán.
Theo An Ninh Thủ Đô
Chu Vĩnh Khang cho xe biển quân sự tông chết vợ cả? Truyền thông Trung Quốc đột ngột đưa tin về số phân người vợ cả và cuộc sống đời tư của Chu Vĩnh Khang có thể là một phần của chiến dịch bôi nhọ ông. Ông Chu Vĩnh Khang. The Telegraph ngày 1/8 đưa tin, sau khi Chu Vĩnh Khang, một trong những người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc bị điều tra...