Quan chức cấp cao EU cảnh báo về ‘chỗ đứng’ tương lai của Liên bang Nga ở Syria
Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Kaja Kallas cho rằng ban lãnh đạo mới ở Syria nên loại bỏ ảnh hưởng của Liên bang Nga ở nước này.
Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), bà Kaja Kallas cho biết khối này sẽ đặt vấn đề về các căn cứ quân sự của Liên bang Nga với chính quyền mới của Syria, với lập luận rằng Moskva không nên có chỗ đứng trong tương lai của nước này.
Trong một phát biểu đưa ra ở Brussels (Bỉ) ngày 16/12, bà Kallas nhấn mạnh: “Chủ nghĩa cực đoan, Liên bang Nga và Iran không nên có chỗ đứng trong tương lai của Syria”.
Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của EU cho biết thêm rằng sự hiện diện của Liên bang Nga ở Syria đã được thảo luận và nhiều ngoại trưởng nhấn mạnh là cần phải đặt điều kiện cho ban lãnh đạo mới ở Syria về việc loại bỏ ảnh hưởng của Liên bang Nga tại nước này.
Nguyên nhân, theo bà Kallas, là do Syria được Liên bang Nga đặt căn cứ để “thực hiện các hoạt động hướng tới châu Phi và các nước láng giềng phía Nam của họ, nên điều này chắc chắn là mối lo ngại đối với an ninh châu Âu”.
Theo hãng tin AFP, Liên bang Nga, cùng với Iran, là những nước ủng hộ chính cho nhà lãnh đạo Syria vừa bị lật đổ Bashar al-Assad. Hai nước này đã hỗ trợ quân sự cho chính quyền al-Assad trong cuộc nội chiến tàn khốc ở Syria.
Trong khi đó, hãng tin Reuters ngày 14/12 dẫn tiết lộ từ bốn quan chức Syria làm việc trong lĩnh vực quân sự và an ninh, có liên hệ với phía Liên bang Nga cho biết Moskva quả thực đang rút một số thiết bị hạng nặng và binh sĩ khỏi hỏi các mặt trận ở miền Bắc Syria và một số trạm tại dãy núi Alawite, nhưng không rời bỏ hai căn cứ chính của mình tại quốc gia này sau sự sụp đổ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Theo hãng tin Reuters, các căn cứ tại Syria là một phần quan trọng trong sự hiện diện quân sự của của Liên bang Nga trên toàn cầu. Trong đó, căn cứ hải quân Tartous là trung tâm sửa chữa và tiếp tế duy nhất của Moskva ở Địa Trung Hải còn căn cứ không quân Hmeimim là trạm trung chuyển chính cho các hoạt động quân sự tại châu Phi.
Video đang HOT
Một tuần sau khi chính quyền Bashar al-Assad bị phe đối lập lật đổ, hoạt động của Liên bang Nga đã được ghi nhận vào ngày 15/12 tại căn cứ không quân Hmeimim, thuộc thành phố cảng Latakia của Syria.
Các binh sĩ được nhìn thấy đi lại trong căn cứ, trong khi các phương tiện quân sự, bao gồm cả xe tải, di chuyển qua khu vực. Máy bay mang cờ Liên bang Nga cũng được phát hiện đang hạ cánh và cất cánh ở đây.
Đối với căn cứ hải quân của Liên bang Nga tại Tartous, qua so sánh hình ảnh vệ tinh chụp ngày 13 với ngày 10/12, hãng Maxar cho biết vẫn không có nhiều thay đổi và ở ngoài khơi Tartous vấn có hai tàu khu trục của Liên bang Nga.
Hai nước hưởng lợi chính từ sự sụp đổ của chính quyền al-Assad ở Syria
Chính quyền thân Liên bang Nga của Tổng thống Bashar al-Assad đã nhanh chóng sụp đổ sau 11 ngày tấn công của phe đối lập, đặt Ukraine và Israel vào thế hưởng lợi.
Ngày 27/11, phe đối lập ở Syria mà đứng đầu là nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) mở màn tấn công, sau đó nhanh chóng chiếm giữ được các thành trì chiến lược quan trọng của chính quyền al-Assad, từ Aleppo tới Hama, Homs và cuối cùng là vào ngày 8/12 đã giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, lật đổ chính phủ, buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải rời bỏ đất nước, chạy sang Liên bang Nga.
Ngày 9/12, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov xác nhận ông al-Assad đã được Tổng thống Putin cấp quy chế tị nạn ở Liên bang Nga. Trong khi đó, tại Syria, phe đối lập đã bổ nhiệm ông Mohamed al-Bashir là người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp ở Syria đến ngày 1/3/2025.
Ngày 10/12, các bộ trưởng trong chính phủ chuyển tiếp mới thành lập đã gặp các thành viên chính quyền cũ để bàn thảo công việc và đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ công.
Sự sụp đổ Chính phủ Syria đã đặt dấu chấm hết hoàn toàn cho gần 1/4 thế kỷ cầm quyền của ông al-Assad và hơn nửa thế kỷ của gia tộc Assad ở Syria từ năm 1971 đến nay.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là chính phủ al-Assad đã sụp đổ quá chóng vánh, chỉ sau 11 ngày tiến công của lực lượng đối lập, trở thành cơn địa chấn tại một khu vực vốn luôn bất ổn, kéo theo những hệ quả rất lớn với Syria và Trung Đông.
Mặc dù HTS cam kết không trả thù, nhưng bên cạnh HTS vẫn còn nhiều nhóm kháng chiến cực đoan khác. Vì thế, sau nhiều năm xung đột, việc hòa giải sẽ là thách thức lớn và nguy cơ xung đột giữa các phe phái tôn giáo ở Syria vẫn còn hiện hữu.
Theo tờ The Kyiv Post ngày 15/12, tổ chức khủng bố quốc tế quốc tế ISIS nhìn thấy cơ hội từ sự sụp đổ của chính quyền al-Assad, nhưng họ lập tức vấp phải sự đề phòng của Mỹ và Israel.
Hai quốc gia là đồng minh của nhau này đang triển khai hàng loạt các cuộc không kích nhằm phá hủy kho và các địa điểm sản xuất vũ khí, không để chúng rơi vào tay ISIS.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng tận dụng khoảng trống quyền lực và sự rối ren hiện nay ở Syria để nối lại việc ném bom các vị trí của người Kurd trên đất Syria.
Nhưng với Iran và Liên bang Nga, việc ông al-Assad bị lật đổ là một đòn mạnh giáng mạnh vào vị thế ngoại giao và địa chính trị trong khu vực sau thời gian dài đầu tư để có được.
Theo tờ The Kyiv Post, cả thế giới giờ đây đều thấy rõ hơn rằng quân đội hai nước Liên bang Nga và Iran đang bị kéo căng quá mức.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nhận ra điều này. Trong một bài viết đăng trên mạng xã hội Truth Social ngày 8/12, ông Trump cho biết Tổng thống Syria al-Assad "đã ra đi", "đã chạy trốn khỏi đất nước mình" và Moskva đã mất hết hứng thú với Syria vì Ukraine.
Theo Tổng thống đắc cử Mỹ, Liên bang Nga và Iran "hiện đang trong thế yếu, nước này (Liên bang Nga) là vì Ukraine và nền kinh tế yếu kém, còn nước kia (Iran) là do Israel và thành tựu chiến đấu của họ".
Quả thực, sau khi chính quyền al-Assad sụp đổ, Iran mất các tuyến cung cấp hậu cần cho lực lượng thân họ là Hezbollah, giúp Israel chỉ phải đối mặt với một Hezbollah yếu hơn ở phía Bắc. Theo hãng tin AFP, thực tế này đã được thủ lĩnh phong trào Hezbollah ở Liban thừa nhận.
Ngày 14/12, trong bài phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi chính quyền al-Assad sụp đổ, ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, nêu rõ: "Hezbollah đã mất một đường tiếp tế quân sự qua Syria. Cuộc kháng chiến phải thích ứng với hoàn cảnh mới".
Đối với Liên bang Nga, theo tờ The Kyiv Post, các sự kiện ở Syria giờ đây đã phá hủy hình ảnh về sự "bất khả chiến bại" của nước này.
Sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền ở Syria, một nước mà Moskva có ảnh hưởng lớn, có thể dẫn tới các tác động khác ở những nơi còn xa hơn.
Rõ ràng, các lực lượng Liên bang Nga ở nước ngoài đã ở thế bất lợi trước khi chính quyền al-Assad ở Syria sụp đổ.
Giờ đây, áp lực chính trị trong nước tại châu Phi và áp lực từ các lực lượng đối lập sẽ gia tăng lên các lực lượng của Liên bang Nga còn lại.
Đối với Ukraine, có thể sẽ không có thay đổi ngay lập tức trên tiền tuyến, nhưng việc quân đội Liên bang Nga phải rút lui khỏi châu Phi, nơi duy nhất mà Moskva có thể triển khai nhiều binh lính được đào tạo bài bản và trang bị tốt, có thể sẽ mang lại tác động tích cực về lâu dài.
Các nhà phân tích cho biết, ảnh hưởng ngày càng giảm của Nga ở Trung Đông và khả năng Moskva mất 2 cơ sở quân sự quan trọng ở Syria là căn cứ không quân Khmeimim và căn cứ hải quân Tartus có thể gián tiếp giúp Ukraine.
Chia sẻ với tờ Kyiv Independent, ông Neil Quilliam, chuyên gia về Trung Đông tại Viện Chatham House, cho rằng việc chính quyền al-Assad bị lật đổ có thể nâng vị thế của Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình với Liên bang Nga trong tương lai.
"Việc Nga rời khỏi Syria cho thấy, họ không phải là bất khả chiến bại và năng lực của Moskva đang bị tổn hại, cũng như tinh thần của các lực lượng chiến đấu còn giảm thấp hơn nữa. Việc này mang lại cho các nhà đàm phán Ukraine đòn bẩy đáng kể", ông Quilliam nhận định.
Trong khi đó, theo ông Sascha Bruchmann, một nhà phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London, "nếu Liên bang Nga mất quyền tiếp cận cảng Tartus ở Syria, điều này sẽ làm suy yếu đáng kể vị thế của Moskva ở Địa Trung Hải và có thể làm giảm mối đe dọa tiềm ẩn đối với châu Âu".
Hơn 1,1 triệu người phải di dời trên khắp Syria chỉ trong 2 tuần Ngày 12/12, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết hơn 1,1 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa trên khắp Syria trong vòng 2 tuần qua khi các cuộc giao tranh nổ ra. Người dân tại Damascus, Syria. Ảnh: THX/TTXVN Theo OCHA, Liên hợp quốc (LHQ) và các đối tác tiếp tục thực...