Quận chúa Triệu Mẫn: Dám yêu, dám hận
Nếu một người phụ nữ bản tính nham hiểm, độc ác thì sẽ bị xem thường và gọi là kẻ xấu xa vô dụng. Tuy nhiên, nếu một cô gái sinh ra vừa có nhan sắc, trí tuệ và thêm đôi phần tham vọng, tàn nhẫn thì mới thực sự là mẫu phụ nữ khiến người khác phải kiêng nể. Nhân vật Quận chúa Mông cổ Triệu Mẫn trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký của nhà văn Kim Dung thuộc vế thứ 2 đó.
Kim Dung không đặt nhiều tự tin cho nhân vật nam giới. Trong truyện của ông, phần lớn nhân vật nam đều thể hiện sự thiếu hoàn hảo, ví như Quách Tĩnh khù khờ ngốc nghếch hay Dương Quá nửa tà nửa chính… Tuy nhiên, nhân vật nữ dưới ngòi bút của Kim Dung lại luôn khiến người ta phải ấn tượng từ dung mạo, tính cách cho đến tài năng. Quận chúa Mông cổ Triệu Mẫn trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký là một trong những đại diện tiêu biểu nhất, được người hâm mộ tôn lên hàng “tuyệt phẩm” trong số các mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành.
Triệu Mẫn tài sắc vẹn toàn
Quận chúa Mông Cổ Triệu Mẫn trong tưởng tượng của người yêu truyện Kim Dung
Triệu Mẫn có tên là Triệu Minh, tên thật là Minh Minh Đặc Mục Nhĩ, là cành vàng lá ngọc trong phủ Nhữ Dương Vương. Nàng sở hữu sắc đẹp tuyệt trần, thông minh tài trí, võ công rất giỏi nhưng vì sinh ra trong nhung lụa nên tính cách rất ngang bướng, tự kiêu và ích kỷ trong chuyện tình cảm.
Trong truyện miêu tả, Triệu Mẫn là người thủ đoạn tàn nhẫn: dám hạ độc Trương Vô Kỵ, chặt ngón tay của các cao thủ võ lâm, định rạch mặt tình địch Chu Chỉ Nhược và thậm chí còn muốn bắt chước tổ tiên giết thật nhiều người để gây dựng sự nghiệp…Tuy nhiên, sau khi có tình cảm sâu nặng với Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn đã thay đổi hoàn toàn với quan niệm “xuất giá tòng phu”.
Tất cả những miêu tả này của Kim Dung đều đứng trên quan điểm cá nhân Trương Vô Kỵ quan sát để diễn giải. Từ góc độ này cho thấy, mọi đánh giá về nhân vật đều chỉ mang tính tham khảo, cảm nhận từ phía người đọc, người xem mới là căn cứ chính xác hơn cả.
Ở thời kỳ đầu, các diễn viên vào vai Triệu Mẫn đều có nhiều nét tương đồng từ trang phục cho tới mái tóc
Trên màn ảnh Hoa ngữ từng nhiều lần xuất hiện hình ảnh Triệu Mẫn cá tính. Trong đó, 8 phiên bản được nhắc đến nhiều nhất là Uông Minh Thuyên (1979), Lưu Ngọc Phác (1984), Lê Mỹ Nhàn (1986), Trương Mẫn (1993), Diệp Đồng (1994), Lê Tư (2000), Giả Tịnh Văn (2002) và An Dĩ Hiên 2009.
Tạo hình nàng Quận chúa Triệu Mẫn trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký qua từng thời kỳ cũng có rất nhiều thay đổi. Những năm thập nienen 70, 80, Uông Minh Thuyên, Lưu Ngọc Phác và Lê Mỹ Nhàn đều được bới kiểu tóc truyền thống phim cổ trang với phần mái hiển nhi sấy bồng trẻ trung. Khác biệt duy nhất giữa họ là kiểu bới cao thấp và độ dài ngắn của những lọn tóc xõa bên thái dương.
Video đang HOT
Hai mỹ nhân cổ trang Giả Tịnh Văn (trên) và Lê Tư xây dựng hình ảnh Triệu Mẫn duyên dáng, thông minh mưu trí
Về phần trang phục, những màu sắc được ưa chuộng là trắng, xanh nhạt và hồng phấn. Đặc điểm này thể hiện xuyên suốt lịch sử phát triển hình ảnh Triệu Mẫn. Đến thời điểm của Lê Tư, Giả Tịnh Văn vẫn được ưa chuộng. Tuy nhiên, sang đến phiên bản mới nhất năm 2009 do An Dĩ Hiên thủ vai thì nét văn hóa Mông Cổ đã được nhấn mạnh khắc họa. Triệu Mẫn lúc này thường xuyên xuất hiện trong các trang phục màu thổ cẩm đặc sắc, kết hợp thêm với mũ lông và trang sức đặc trưng.
Ở phiên bản mới nhất năm 2009, An Dĩ Hiên được bố trí nhiều trang phục mang đậm nét văn hóa thảo nguyên của người Mông Cổ
Về diễn xuất, hai mỹ nhân được khán giả dành cho nhiều khen ngợi là Lê Tư và An Dĩ Hiên. Với kinh nghiệm biểu diễn dạn dầy, hai mỹ nhân này đã mang đến cho Triệu Mẫn những cung bậc cảm xúc thật tinh tế, giúp người xem hiểu rõ hơn về nhiều mặt đối lập trong tính cách của nàng Quận chúa xinh đẹp này.
Triệu Mẫn dám yêu dám hận
Có thể nhiều người không thích nhân vật Triệu Mẫn. Cho rằng cô quá ranh mãnh và sắc sảo. Tuy nhiên, cũng chính nhờ những đặc điểm này đã giúp nàng thực hiện được nhiều thành công trong đời: khuất phục Lục đại môn phái đang chống phá người Mông Cổ, thống nhất Trung Nguyên và giới giang hồ… Tình yêu mù quáng cũng từng khiến Triệu Mẫn hạ độc các cao thủ Minh Giáo, lừa Trương Vô Kỵ ngã xuống hầm tối và phá đám cưới của Chu Chỉ Nhược.
Hình ảnh Triệu Mẫn dám yêu dám hận làm xúc động hàng triệu trái tim khán giả (An Dĩ Hiên, Đặng Siêu trong phiên bản năm 2009)
Tuy nhiên, mặc dù giàu tham vọng như vậy nhưng Triệu Mẫn lại có thể vứt bỏ tất cả gia đình, quyền lực để dấn thân vào nguy hiểm, bỏ nhà theo Trương Vô Kỵ. Trước người yêu, nàng dám thú nhận mọi lỗi lầm của mình, sám hối về những sai trái đã gây ra. Cách nàng bày tỏ tình yêu cũng rất mạnh mẽ, theo đúng phong thái của người Mông Cổ nhưng cũng không kém phần chân thành và đáng yêu. Vì Vô Kỵ, Triệu Mẫn đã chấp nhận từ bỏ thân phận, cũng chẳng còn thấy một Quận chúa độc ác, tai quái mà chỉ còn là một nàng Triệu Mẫn hiền lành, thông minh, yêu thương sâu sắc và hết mình.
Cuối truyện, Triệu Mẫn trải qua bao sóng gió đã được hạnh phúc đích thực bên Trương Vô Kỵ. Sau khi nhường lại chức giáo chủ Minh giáo cho Quang Minh tả sứ Dương Tiêu, họ lui về ẩn cư tại băng hỏa đảo, sống một cuộc sống mới giản dị và hạnh phúc.
Theo TTVN
Đi tìm "Đệ nhất mỹ nhân" trong phim kiếm hiệp Kim Dung (P.2)
Cùng tiếp tục "xem mặt" những mỹ nhân tài sắc vẹn toàn, nhân cách cao đẹp nào.
Qua phần một của bài tổng hợp này, ắt hẳn bạn đã chọn ra cho riêng mình "Mỹ nhân của các mỹ nhân"rồi nhỉ? Nhưng quyết định ấy sẽ là quá vội vàng, vì vẫn còn rất nhiều người đẹp trong phim kiếm hiệp Kim Dung mà chúng mình chưa "xem mặt" đấy!
Triệu Mẫn (Ỷ Thiên Đồ Long Ký)
Thể hiện ấn tượng: Lê Tư
Các nàng Triệu Mẫn trên màn ảnh:
Uông Minh Thuyên (TVB - 1979), Lưu Ngọc Phác (TTV - 1984), Lê Mỹ Nhàn (TVB -1986),
Trương Mẫn (điện ảnh - 1993), Diệp Đồng (TTV - 1994), Lê Tư (TVB - 2000),
Giả Tịnh Văn (phiên bản hợp tác - 2002), An Dĩ Hiên (tập đoàn Hoa Nghị - 2009)
Triệu Mẫn quyết đoán và cơ trí như nam nhi...
...nhưng cũng duyên dáng, đáng yêu đầy nữ tính
Lê Mỹ Nhàn cũng là một Triệu Mẫn kinh điển
Triệu Mẫn - Giả Tịnh Văn được nhận xét là "Thần tượng cổ trang" điển hình
Triệu Mẫn - An Dĩ Hiên cũng không tạo được nhiều dấu ấn
Thể hiện ấn tượng: Châu Tấn
Những nữ diễn viên từng vào vai Hoàng Dung:
Mễ Tuyết (GLTVS - 1976), Ông Mỹ Linh (TVB -1983), Trần Ngọc Liên (CTV - 1988),
Chu Ân (TVB - 1994), Châu Tấn (CCTV - 2003), Lâm Y Thần (Đường Nhân - 2008)
Khác với nhiều mỹ nhân, nét đẹp nổi bật ở Hoàng Dung chính là trí tuệ siêu phàm, thông minh nhanh trí, lắm mưu nhiều kế không thua bất cứ bậc nam tử nào. Cô luôn ở bên cạnh hỗ trợ cho Quách Tĩnh, từ khi 2 người còn phiêu bạt giang hồ cho đến khi cùng trấn thủ thành Tương Dương. Sự anh dũng, quả cảm đã đưa Hoàng Dung vượt qua giới hạn nữ hiệp để trở thành một nữ anh hùng thực thụ. Một "điểm cộng" đáng yêu cho nhân vật Hoàng Dung chính là... tài nghệ nấu ăn rất "đỉnh" của nữ anh hùng này.
Khuôn mặt buồn và giọng nói trầm khán của Châu Tấn từng là trở ngại
Châu Tấn đã dùng diễn xuất để đánh tan mọi nghi kỵ
Hoàng Dung - Chu Ân cũng được rất nhiều khán giả yêu mến
Trần Ngọc Liên có duyên làm nữ hiệp
Khán giả trẻ lại rất yêu thích Hoàng Dung - Lâm Y Thần
Tiểu Chiêu (Ỷ Thiên Đồ Long Ký)
Thể hiện ấn tượng: Hà Trác Ngôn
Những nàng Tiểu Chiêu đáng thương trên màn ảnh:
Trần Ngọc Liên (TVB - 1979), Điền Lệ (TTV - 1984), Thiệu Mỹ Kỳ (TVB - 1986),
Khâu Thục Trinh (điện ảnh - 1993), Trần Hiếu Huyên (TTV - 1994), Giang Hy Văn (TVB - 2000),
Trần Tú Lệ (bản hợp tác - 2002), Hà Trác Ngôn (tập đoàn Hoa Nghị - 2009)
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Tiểu Chiêu là cô gái xinh đẹp nhất và cũng là người có số phận đau khổ nhất. Là con gái của Hàn Thiên Diệp và Thánh nữ Minh giáo Ba Tư, Tiểu Chiêu mang trong mình nét đẹp và tinh túy của cả 2 dân tộc. Cô gái nhỏ này đến Trung Nguyên qua Con đường tơ lụa để hoàn thành sứ mệnh mà mẹ cô còn dang dở - đánh cắp bộ Đại nã tâm di pháp. Mang ơn Trương Vô Kỵ, Tiểu Chiêu chăm sóc, phục vụ anh tận tình với tư cách "con hầu". Nhưng "con hầu" ấy chính là người đã có công bảo vệ Minh giáo trước cuộc tấn công của quân Nguyên.
Tiểu Chiêu là người con gái hiếu thảo, giàu đức hy sinh
Tiểu Chiêu - Hà Trác Ngôn rất "được lòng" khán giả
Ngoài ra, nhân vật Tiểu Chiêu của cô còn được coi là một điểm sáng trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009. Nếu như bộ 3 diễn viên chính Đặng Siêu - An Dĩ Hiên - Lưu Cạnh bị "bàn ra tán vào" thì Hà Trác Ngôn lại hoàn toàn thuyết phục và rất được yêu mến với vai diễn Tiểu Chiêu.
Trần Tú Lệ cũng không kém phần đáng yêu
Trần Ngọc Liên là người đẹp góp mặt trong nhiều phim kiếm hiệp Kim Dung nhất
"Thế nào mới là đẹp?" - Câu hỏi này từ xưa đến nay chưa có ai dám trả lời chính xác hay dám nhận là mình nói chính xác. Tiêu chuẩn của cái đẹp cũng chỉ mang tính tương đối và ước lệ phần nào. Vì vậy, danh hiệu Đệ nhất mỹ nhân trong tiểu thuyết Kim Dung ắt hẳn sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau.
Nhưng dù cô gái ấy là ai, dung mạo có "hoa nhường nguyệt thẹn" đến mức nào mà không mang một tâm hồn đáng quý, một nhân cách đáng trân trọng thì chắc hẳn cũng khó được coi là mỹ nhân. Bởi lẽ, cái đẹp chỉ có thể hoàn hảo khi nó là sự tổng hòa của Chân - Thiện - Mỹ.
Theo PLXH
Mỹ nhân trong phim kiếm hiệp Kim Dung Với tính phổ cập và được nhiều tầng lớp độc giả ái mộ, tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung đã được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất phải nhắc tới những tác phẩm truyền hình phản ánh sinh động cốt truyện, khắc họa tinh tế đặc thù riêng của nhân vật. Và một...