Qualcomm vẫn kiếm bộn tiền bất chấp tình trạng thiếu chip ảnh hưởng toàn thị trường
Hãng chip nước Mỹ Qualcomm đã ghi nhận một quý kinh doanh cuối năm hết sức ấn tượng. Phần lớn doanh thu tiếp tục đến từ hoạt động bán chip bất chấp tình trạng thiếu chip đang gây khó khăn chung cho toàn thị trường.
Sự thiếu hụt các thành phần linh kiện, trong đó có chip nhớ và chip xử lý đã thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của các nhà sản xuất chip. Rất nhiều hãng đã được hưởng lợi từ tình hình hiện tại với doanh số và lợi nhuận ấn tượng. Hãng sản xuất chip nước Mỹ Qualcomm không nằm ngoái xu hướng đó.
Trong Q4/2021, Qualcomm đã ghi nhận doanh thu 10,7 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng ấn tượng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ việc bán chip di động, Qualcomm đã thu về khoản doanh thu hơn 5,98 tỷ USD, cao hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận ròng của Qualcomm lên tới 3,4 tỷ USD, cao hơn 38% so với quý cuối cùng của năm 2020. Nhu cầu đối với chip xử lý di động cũng tăng 42%.
Qualcomm cho biết thêm, lợi nhuận của công ty một phần có được nhờ việc bán chip cho các hãng sản xuất xe hơi. Qualcomm đã kiếm được 256 triệu USD từ các đối tác sản xuất xe và tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ phận IoT, chuyên về chip tiêu thụ điện năng thấp cũng ghi nhận mức tăng doanh thu 41%, đạt 1,48 tỷ USD. Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của Qualcomm cũng được cải thiện và về tiền bản quyền, hãng đã ký được nhiều thỏa thuận và thu nhập từ các thỏa thuận này đã tăng 10% và doanh thu lên tới 1,81 tỷ USD.
Video đang HOT
Rõ ràng doanh thu từ các mảng kinh doanh khác của Qualcomm cũng lớn không kém tiền bán bản quyền bằng sáng chế hay ủy quyền cho các bên thứ ba.
Bộ phận QCT chịu trách nhiệm phát triển và cung cấp chip cũng có mức tăng trưởng doanh thu 35% so với cùng kỳ năm ngoái và cán mốc 8,85 tỷ USD. Tốc độ tăng doanh thu trong lĩnh vực này chậm lại so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên CEO Qualcomm, Cristiano Amon cho biết doanh thu hàng quý tích cực phản ánh sự tự tin của công ty về khả năng tăng sản lượng đơn hàng linh kiện sau khi tình trạng thiếu chip kết thúc. Mặt khác Amon cho biết thêm rằng, nguồn cầu vẫn đang vượt quá nguồn cung nhưng Qualcomm hoàn toàn có thể cung cấp thêm nhiều chip hơn ra thị trường nếu có thể.
Trong quý vừa qua, tăng trưởng doanh thu của Qualcomm có công lớn từ việc bán chip xử lý cho smartphone. Không ngạc nhiên khi mức tăng trưởng doanh thu lên tới 60% vì đây vẫn là mảng kinh doanh chủ chốt của Qualcomm từ trước đến nay. Tổng cộng Qualcomm đã thu về khoản doanh thu lên tới 6 tỷ USD trong quý vừa qua, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng tiếc mảng kinh doanh ôtô của Qualcomm vẫn chưa thể vượt lên được và chỉ thể hiện khá khiêm tốn với doanh thu 256 triệu USD trong Q4/2021. Công ty đang cố gắng thu hút các khách hàng lớn như GM, BMW và Renault quan tâm tới nền tảng của Qualcomm khi phát triển hệ thống lái xe chủ động.
Cuối cùng mảng kinh doanh Internet of Things cũng ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng, lên tới 41% và cán mốc 1,5 tỷ USD.
Dự đoán: Tình trạng thiếu chip sẽ kéo dài trong bao lâu?
Một trong những chủ đề nhức nhối nhất hiện nay đối với hầu hết các nhà sản xuất thiết bị điện tử là tình trạng thiếu linh kiện sản xuất chip.
Bắt đầu từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát năm 2020, tình trạng thiếu hụt chip đã trở nên đáng quan ngại hơn bao giờ hết. Chuỗi cung ứng không đủ khả năng sản xuất các bộ phận một cách nhanh chóng và đủ số lượng. Vậy, tình trạng này sẽ còn kéo dài bao lâu nữa?
Những người đứng đầu các hãng sản xuất chip lại có những phản ứng khác nhau trước tình hình này: trong khi CEO Qualcomm khá lạc quan thì CEO Intel và ARM hoàn toàn ngược lại.
Cristiano Amon
Người đứng đầu Qualcomm - Cristiano Amon tin rằng tình hình thiếu chip này sẽ sớm được cải thiện vào năm 2022.
Pat Gelsinger
Trái ngược hoàn toàn với sự lạc quan của Cristiano Amon, Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger lại tin rằng tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ tiếp tục cho đến năm 2023.
Simon Segars
Còn người đứng đầu ARM, Simon Segars lại hoàn toàn bi quan. Ông cho rằng tình hình không những không được cải thiện mà còn có thể trở nên tồi tệ hơn trong tương lai, sự thiếu hụt bộ vi xử lý sẽ còn kéo dài và ngày càng trở nên nhức nhối hơn.
Nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh không thể mua đủ bộ vi xử lý từ Qualcomm, điều này đã ảnh hưởng đến việc sản xuất điện thoại thông minh của họ. Samsung cũng không phải là ngoại lệ khi giám đốc mảng di động TM Roh và các giám đốc điều hành mua sắm đã đến Mỹ vào giữa năm để gặp gỡ các công ty chip nhằm đảm bảo thêm nguồn cung.
Do khan hàng, các nhà sản xuất bắt đầu tăng giá cho bộ vi xử lý của mình. MediaTek, một trong những nhà cung cấp chip lớn nhất cho smartphone, đã buộc phải tăng giá các thiết bị của mình. Có thông tin cho rằng, việc tăng giá này đã ảnh hưởng đến bộ vi xử lý dành cho smartphone hỗ trợ 4G và 5G.
Khi nào tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu chấm dứt? Một trong những chủ đề công nghệ nóng nhất năm nay là sự thiếu hụt chip toàn cầu. Đại dịch Covid-19 chính là nguyên nhân lớn nhất. CEO Qualcomm: Tình trạng đang dần cải thiện và sẽ tốt hơn trong năm sau Khi dịch bệnh mới xuất hiện, các nhà sản xuất ô tô dự đoán doanh số bán hàng sẽ bị tác...