‘Quái thú’ đầu cò, mình khủng long, cánh dơi xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ
Sinh vật trông như một con chim quái dị nhưng bản chất vẫn là loài bò sát, sống trong kỷ nguyên quái thú Phấn Trắng.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi giáo sư David Martill của Đại học Portsmouth (Anh) đã khai quật được một mảnh hóa thạch hàng chục triệu tuổi kỳ dị, ban đầu được cho là vây gai của một con cá lớn. Tuy nhiên kết quả phân tích cho thấy kết cấu bất thường của xương: đó phải là mảnh mỏ của một con vật.
Ảnh đồ họa mô tả “quái thú” như lai giữa nhiều động vật khác nhau – Ảnh: MEGAN JACOBS/ĐẠI HỌC PORTSMOUTH
Video đang HOT
Hóa thạch kỳ lạ đã giúp nhóm cổ sinh vật học tái hiện lại một “quái thú” với chiếc đầu mang mỏ dài không răng giống một con cò hay một con chim kiwi ngày nay. Nhưng nó hoàn toàn không phải chim mà là… bò sát: một thành viên chưa từng được biết đến của pterosaur – dực long, có thể hiểu nôm na là một nhóm khủng long biết bay sống vào cuối kỷ Phấn Trắng, còn gọi là “thằn lằn có cánh”.
“Quái thú” được đặt tên là Leptostomia begaaensis, có màu nâu nhạt trong ảnh đồ họa. Nó sở hữu một chiếc đầu như đầu cò với mỏ dài, thân hình giống như những con khủng long mảnh dẻ, kèm theo đôi cánh có màng như cánh của loài dơi ngày nay. Các dực long khác cũng mang loại cánh này.
Leptostomia begaaensis chỉ lớn cỡ một con gà tây ngày nay và thức ăn yêu thích là các loài cá, côn trùng giáp xác và các loài ốc có vỏ cứng cổ đại, thứ mà cò hay kiwi ngày nay hay dùng chiếc mỏ cứng và dài để bắt và ăn.
Theo giáo sư Martill, lý do họ tái hiện lại “quái thú” dễ dàng là vì các mảnh hóa thạch của loài này đã được phát hiện trong nhiều năm, nhưng người ta không biết nó là gì. Hóa thạch mới đã giúp ráp nối tất cả thành sinh vật hoàn chỉnh.
Họ hàng dực long của “quái thú” này rất đa dạng, loài nhỏ nhất chỉ như chim sẻ, loài lớn nhất cao nhiều mét và săn được cả khủng long.
Quái vật đáng sợ nhất "Công viên kỷ Jura" có thật, hài cốt rải đầy sông
Hệ thống sông Kem Kem chảy qua sa mạc Sahara 100 triệu năm trước là một nghĩa địa quái vật khổng lồ, trong đó có rất nhiều Spinosaurus - đối thủ của T-rex trong Công viên kỷ Jura III.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research đã phân tích 1.200 chiếc rằng Spinosaurus nhặt ra từ thế giới hài cốt kinh dị ở hệ thống sông Kem Kem, một "thánh địa cổ sinh vật học" ở sa mạc Sahara của châu Phi.
Ảnh đồ họa mô tả quái vật Spinosaurus - Ảnh: ĐẠI HỌC PORTSMOUTH
Phân tích cho thấy quái vật này không phải khủng long trên cạn như suy nghĩ trước đây hay mô tả trong bộ phim "Công viên Kỷ Jura III", trong đó nó được mô tả như kỳ phùng địch thủ của khủng long bạo chúa T-rex. Con khủng long này thật ra mà một quái vật sông chính hiệu, nơi chúng sinh sống là dưới sông chứ không phải bờ sông.
Tiến sĩ Thomas Beevor, nhà cổ sinh vật học từ Đại học Portsmouth (Anh), cho biết các bằng chứng cho thấy lịch sử Spinosaurus gắn liền với hệ thống sông Kem Kem: vừa là nơi chúng được sinh ra, vừa là nơi những cá thể cuối cùng đi đến ngày tuyệt chủng.
Cũng giống như T-rex, Spinosaurus không hùng cứ kỷ Jura (201-146 triệu năm trước) như trong phim mà sống vào kỷ Phấn Trắng (146-66 triệu năm trước). Hệ thống sông Kem Kem ước tính phát triển mạnh khoảng 100 triệu năm trước, và đó có thể cũng là thời điểm bùng nổ của quái vật sông này.
Hài cốt của nhiều loài khủng long đáng sợ khác cũng lộ diện trong quá trình nghiên cứu, bao gồm Carcharodontosaurus răng kiếm hay thằn lằn bay Deltaromerus. Ngoài ra còn có nhiều hài cốt cá sấu, cá cưa và các loài bò sát cổ kỳ lạ khác. Một số nghiên cứu trước đây đã mệnh danh hệ thống sông Kem Kem là "nơi nguy hiểm nhất thế giới", bởi hội tụ vô số quái vật ăn thịt hung dữ.
Choáng: 'heo lai khủng long' khổng lồ thống trị Nam Cực 250 triệu năm trước Một sinh vật hết sức kỳ dị vừa được khai quật ở Nam Cực, được xác định là quái thú của siêu lục địa đã mất Pangaea. Sinh vật được đặt tên Lystrosaurus, trông như sự pha trộn quái dị của nhiều sinh vật thời kỳ sau. Nó có nhiều đặc điểm của thằn lằn hay khủng long, nhưng ục ịch như những...