Quái gở chuyện chi tiêu của sinh viên
Đi chợ mua thức ăn thì SV nhà ta cân nhắc từ 3.000 tới 5.000 đồng, nhưng mua sắm, tụ tập bạn bè thì có nhiều bạn trẻ lại thoải mái chi tiền mà không cần nghĩ.
“ Người đẹp vì lụa” – ăn mỳ tôm để mua sắm
Thanh Mai (SV năm 3, HV Ngân hàng) thường mua sắm quần áo, nhưng mỗi ngày bạn chỉ ăn 1 bữa cơm, còn một bữa ăn mỳ tôm. “Mình sắp sang năm cuối, cần phải đi làm và giao tiếp nhiều nên không thể ăn mặc úi xùi được. Vì thế mình cũng hay mua sắm, quần này thì phải đi với áo kia chứ kết hợp lung tung thì trông quê chết” – Mai vừa cười vừa khoe với tớ chiếc áo mới mua.
Khi được hỏi, mua sắm như vậy thì một tháng bạn chi tiêu thế nào, Mai vô tư trả lời: “Mình mua sắm quần áo thì lại phải bớt tiền chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày đi. Một ngày mình ăn 1 bữa cơm, còn 1 bữa ăn mỳ tôm. Vậy là tiết kiệm hẳn”.
Hoàng Anh (ĐH Thương mại) không tiếc 500.000 đồng làm tóc xoăn, nhưng để mua một quyển giáo trình hay một cái chảo chống dính lại là vấn đề “so đi tính lại”. Nguyễn Thị P (ở chung xóm trọ với Hoàng Anh) bức xúc nói: “Lần nào chiên rán cái gì bạn ấy cũng chạy sang nhà mình mượn chảo. Hôm nào có nấu cơm, bạn ấy cũng đi mượn khắp xóm từ bát đũa tới nồi niêu. Không cho mượn thì bảo khó khăn, nhưng bạn ấy mai này, mốt khác. Tại sao không mua cho mình những đồ dùng cần thiết hàng ngày chứ?”
Trong khi nhiều người không bằng lòng với Hoàng Anh thì cô bạn lại vô tư: “Mình ăn uống đơn giản, mấy khi nấu đâu mà mua sắm nồi niêu?” (Ảnh minh họa)
Với Nguyễn Hải P (ĐH KHXH&NV) việc đi mua mỹ phẩm: kem dưỡng da, kem nền, son, dầu xả, dầu dưỡng tóc… còn thường hơn đi chợ. Vào nhà P nhìn chỉ thấy mỹ phẩm, còn tủ chén thì đơn độc một cái nồi và 3 bát con. Mua giá sách 80.000 đồng là điều xa xỉ nhưng mua một thỏi son 150.000 đồng lại là chuyện “rất đáng đồng tiền”.
Thanh toán hóa đơn ăn nhậu bằng tiền học
Với con trai, chi phí cho đầu tóc, quần áo không nhiều nhưng phần lớn tiền bạc lại dành cho những cuộc liên hoan, những chuyến đi chơi, thậm chí ở cả những vụ “chiếu bạc”…
Video đang HOT
Vui cũng nhậu, buồn cũng uống, uống vì bất cứ ngày gì là lý do nhiều bạn nam đưa ra khi có cuộc nhậu nhẹt.
Trung bình 1 lần/tuần, nhóm bạn của Trung (k54 Toán-Tin, ĐH KHTN) lại tổ chức nhậu nhẹt ăn uống. “Thường mỗi lần đi ăn như thế chúng mình hết nhẵn sinh hoạt phí cho 1 tuần. Nhưng kệ, bạn bè vui là chính” – Trung cười nói.
Để thanh toán cho những bữa tiệc nhỏ đó, các bạn viện hàng trăm, ngàn lý do để có tiền. Nguyễn Văn Nhất (ĐH Xây Dựng) đã xin tiền 3 lần cho khóa học tiếng Anh nhưng chưa một lần có tên của Nhất.
Còn Long (ĐH Công Nghiệp) lại hay ngồi lỳ trên “chiếu bạc”. Dù chỉ là đánh tá lả 5.000-10.000 đồng nhưng cứ ngồi chơi cả ngày cũng khiến cho Long nhanh chóng nhẵn túi. Vào phòng trọ của Long thật khó có thể tìm được cuốn sách nào nhưng lại chất đầy những bộ bài lơ khơ, những vỏ lon bia, rượu và thậm chí cả thùng mỳ tôm.
Những bữa tiệc nhỏ thế này cũng đi đứt tiền học của vài bạn.
Để có tiền mời bạn gái đi xem phim, Nguyễn Văn S (ĐH Thủy Lợi) đã lược bớt đi tiền photo tài liệu. “Mình ở chung với thằng bạn cùng lớp, có gì xem chung với nó. Một đứa photo thôi, photo lắm làm gì chật nhà. Với lại hôm 20/10 mình mời bạn đi xem phim nên cũng hết tiền” – Sơn cười trừ nói.
Xin bố mẹ những khoản không nhỏ để chi phí cho chuyện ăn ở, học hành nhưng nhiều bạn trẻ vẫn chi tiền không đúng cách. Gạt sức khỏe, học hành để thanh toán chi tiêu vào những lý do “ất ơ” như vậy có đáng không nhỉ?
Theo PLXH
Mẹo hay cho SV ký túc xá dễ hòa nhập
Với ưu điểm: chi phí thấp, bảo đảm an ninh, gần trường... Ký túc xá các trường ĐH, CĐ luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều SV khi chọn chỗ ở.
Sống trong môi trường tập thể không phải là việc dễ dàng. Nhưng cũng có khá nhiều cách giúp bạn hòa nhập vào cuộc sống này đấy.
Hăng hái tham gia các hoạt động tập thể
Những buổi liên hoan, hát hò, dã ngoại... là khoảng thời gian ngắn ngủi giúp mọi người xích lại gần nhau, khám phá sở trường và hiểu nhau hơn. Vì thế đừng đứng ngoài cuộc vui. Bạn hãy sắp xếp công việc cá nhân và tích cực tham gia cùng mọi người nhé.
Đề ra nguyên tắc chung
Hãy chú trọng điểm này ngay từ đầu.
Mọi người trong phòng cùng thảo luận và đưa ra những nguyên tắc chung cho cuộc sống tập thể: đề ra lịch dọn dẹp vệ sinh trong phòng, những yêu cầu chung về giờ sinh hoạt, học tập hay bạn bè tới chơi... Yêu cầu tất cả mọi người cùng thực hiện và ai vi phạm sẽ có những "chế tài" xử lý riêng.
Ngoài ra các bạn còn có thể lập quỹ phòng để chi cho các hoạt động vui chơi, liên hoan... Nếu ai vi phạm nội quy phòng, các bạn có thể xung công quỹ một khoản nho nhỏ nữa đấy.
Có ý thức trách nhiệm chung
Đây là ý thức tự giác của mỗi người. Ở ký túc xá, bạn sẽ phải sống từ 8-10 người/phòng. Vì thế việc sinh hoạt chung có đụng chạm tới lợi ích của người khác là điều không thể tránh khỏi. Mỗi bạn cần đề cao ý thức tự giác cá nhân, có ý thức giữ gìn đồ đạc chung của cả phòng và đồ dùng cá nhân. Cố gắng tránh mượn đồ dùng cá nhân làm ảnh hưởng tới sinh hoạt cá nhân của các bạn cùng phòng.
Cuộc sống ký túc xá luôn đông đúc và bạn khó có thể có không gian riêng. Hãy biết điều chỉnh để hòa nhập với các bạn.
Tự điều chỉnh bản thân
Ở ký túc xá sẽ không thoải mái như bạn ở nhà hay trọ ở ngoài chỉ có 2-3 người. Bạn phải học cách quen với cuộc sống đông đúc, chật chội, ít khi có không gian riêng. Để tránh ảnh hưởng tới người khác, điều quan trọng là bạn phải tự thay đổi tính cách, thói quen cuộc sống cá nhân để thích hợp với môi trường tập thể và nhiều người khác.
Thẳng thắn, cởi mở và chân thành với bạn
Không nói dối bạn bè trong phòng. Chân thành, thẳng thắn, cởi mở sẽ giúp bạn có được lòng tin của mọi người và hòa đồng với các bạn trong phòng.
Bạn không thể làm hài lòng tất cả các bạn trong phòng nhưng hãy cố gắng tìm ra những điểm chung dù rất nhỏ với các bạn. Tìm cho mình hơn một người bạn cùng phòng. Điều ấy sẽ giúp bạn gắn kết và không bị lẻ loi trong phòng.
Không "bà tám"
Đây là điều tuyệt đối nên tránh. Sống trong tập thể, nguồn thông tin để các bạn buôn bán "luôn luôn dồi dào bất tận". Nhưng hãy tránh việc ngồi lê đôi mách trong ký túc xá vì những "camera cá nhân" siêu nhỏ luôn được đặt tại mọi ngóc ngách, mọi căn phòng. Vì thế nếu không muốn tự biến mình thành "chim lợn" làm người khác khó chịu thì hãy tránh xa "bà tám" ra nhé.
Đoàn kết
Đoàn kết luôn gắn chặt mọi người với nhau hơn. Căn phòng tập thể sẽ vui vẻ và ấm áp hơn. Đừng chỉ nghĩ tới mình mà hãy biết cảm nhận, chia sẻ với mọi người xung quanh nữa bạn nhé. Ký túc xá sẽ là nơi giúp bạn có những kĩ năng sống, hòa đồng với tập thể rất tuyệt vời.
Theo PLXH
Minh Châu nâng cấp hệ thống bảo mật, Tru Thần thẳng tay chi tiền Minh Châu Game nâng câp hê thông bảo mât và mức đô chi tiên mạnh tay cho game Tru Thần sẽ có trong bài viết dưới đây. Minh Châu nâng câp hê thông bảo mât Nhằm phục vụ tôt hơn nữa vê bảo đảm quyên lợi của người chơi, mới đây, Minh Châu Game đã ra thông báo chính thức nâng câp hê...