Quá yêu món thịt nướng, người đàn ông mắc ung thư đại trực tràng
Chính vì thói quen ăn uống không lành mạnh của mình, người đàn ông bàng hoàng khi biết được đã mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 2.
Trong chương trình “Doctor Is Hot” của Đài Loan, bác sĩ Kha Thế Hữu khoa Cấp cứu chia sẻ một trường hợp mình tiếp nhận. Theo đó, một người đàn ông 30 tuổi nhập viện cấp cứu lúc nửa đêm vì tình trạng táo bón. Anh phàn nàn rằng, mình “luôn cảm giác có gì đó ở hậu môn”.
Bác sĩ cũng phát hiện ra vào đêm hôm trước người này cũng đến bệnh viện trong tình trạng tương tự. Lúc đó, bác sĩ đã kê thuốc làm mềm phân nhưng nó vẫn không được đào thải ra ngoài. Quá lo lắng nên anh đã đến bệnh viện lúc nửa đêm và đề nghị được kiểm tra cụ thể.
Bác sĩ Kha cho tiến hành chụp X-quang, kết quả cho thấy ruột non của bệnh nhân bị tắc nghẽn. Sau khi chụp cắt lớp vi tính, có một vật lạ ở trong ruột già.
“Tôi không biết đó là thứ gì đang bị mắc kẹt trong ruột bệnh nhân. Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng, tôi ngạc nhiên khi biết được rằng đó là nấm”, bác sĩ Kha kể lại.
Bác sĩ Kha giải thích rằng, thức ăn có thể đi qua ruột già bình thường, nhưng có một khối u phát triển ngay tại vị trí miếng nấm bị mắc kẹt. Sau đó, bác sĩ tiến hành xét nghiệm sinh thiết một lần nữa và được chẩn đoán ung thư đại trực tràng giai đoạn 2.
Trên thực tế, trường hợp bệnh nhân 30 tuổi mắc ung thư đại trực tràng rất hiếm. Vì thế, bác sĩ Kha đã hỏi thêm về lối sống sinh hoạt của bệnh nhân thì được biết rằng, anh rất thích ăn thịt nướng và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ ngay từ nhỏ. Đây có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư anh đang mắc phải.
Video đang HOT
Bác sĩ Kha Thế Hữu.
Bác sĩ Kha cho biết, ung thư đại trực tràng được xếp hàng đầu trong số 10 bệnh ung thư hiện nay. Đặc biệt, tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa, nếu có những biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa và nhu động ruột, đừng chủ quan vì cơ thể trẻ trung của mình mà dẫn tới việc chậm trễ điều trị.
Bác sĩ Khưu Chiêm Hiền, trưởng khoa Tiêu hóa tại phòng khám Shutian Đài Loan cho biết: “Nhìn chung, đại tràng sigma và trực tràng là những vị trí phổ biến nhất của ung thư đại trực tràng. Hơn 50% bệnh nhân mắc ung thư thuộc nhóm này, tiếp theo là manh tràng, chiếm khoảng 1 đến 20%”.
Ung thư đại trực tràng không có biểu hiện rõ ràng ở các tổn thương tiền ung thư hay các triệu chứng ban đầu. Hầu như bệnh chỉ được phát hiện thông qua tầm soát, do đó khi xuất hiện các triệu chứng thường đã ở giai đoạn 2 hoặc nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau bụng nhiều hơn 1 lần không rõ nguyên nhân, thói quen đại tiện thay đổi, tiêu chảy và táo bón xen kẽ, cảm giác không thể đại tiện được, phân có máu, thiếu máu, sụt cân…
Tống Mạnh Đạt, bác sĩ chuyên khoa Ung thư huyết học tại Bệnh viện Mennonite nói rằng: “Ung thư đại trực tràng thường xuất hiện nhiều ở người trên 50 tuổi, hay hút thuốc lá, uống rượu, lười vận động, thích ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn… Việc tầm soát thường xuyên là cách tốt nhất để phòng tránh được ung thư”.
WHO cảnh báo 4 loại thực phẩm nhiều người yêu thích nhưng thường xuyên sử dụng sẽ khiến ung thư luôn cận kề: Số 1 là thứ từ trẻ tới già đều mê!
Thói quen ăn uống tác động rất nhiều tới sức khỏe của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thay đổi lối sống vừa giúp bạn nâng cao thể trạng vừa góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đáng kể.
Thói quen ăn uống quyết định sức khỏe của bạn, còn tiêu thụ quá mức những thực phẩm sau sẽ ân hận vì nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư
Ung thư là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi trong lối sống như chế độ ăn lành mạnh có thể ngăn chặn 30-50% các loại ung thư.
Rất khó để chứng minh rằng một số loại thực phẩm cụ thể là nguyên nhân gây ung thư. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều một số loại thực phẩm nhất định có thể làm tăng khả năng mắc ung thư.
Đường và tinh bột tinh chế
Thực phẩm đã qua chế biến có nhiều đường, ít chất xơ và chất dinh dưỡng thường dẫn đến nguy cơ ung thư cao hơn. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một chế độ ăn uống khiến lượng đường trong máu tăng đột biến sẽ dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu trên 47.000 người trưởng thành cho thấy những người ăn chế độ ăn nhiều tinh bột tinh chế có nguy cơ tử vong do ung thư ruột kết cao gần gấp đôi so với những người ăn chế độ ăn ít tinh bột tinh chế.
Lượng insulin và glucose trong máu cao hơn có thể góp phần gây viêm trong cơ thể bạn. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến sự phát triển của các tế bào bất thường và có thể góp phần gây ra bệnh ung thư. Để bảo vệ cơ thể và chống lại ung thư, hãy hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm làm tăng mức insulin, chẳng hạn như thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế.
Thịt đã qua chế biến
Thịt đã qua chế biến bao gồm các sản phẩm thịt động vật đã được xử lý để giữ hương vị bằng cách ướp muối, xử lý hoặc hun khói như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói... Ngoài ra, các sản phẩm thịt chế biến này thường được thêm muối và nitrite trong quá trình sản xuất.
Nitrite cùng kết hợp với các amin bị phân giải bởi protein có thể hợp thành chất gây ung thư "nitrosamine". Nghiên cứu được công bố trên Dịch tễ học quốc tế vào tháng 4/ 2019 cho thấy cứ 25 gram thịt chế biến mỗi ngày, tương đương với một miếng thịt xông khói hoặc giăm bông, làm tăng 19% nguy cơ ung thư đại trực tràng.
WHO phân loại thịt chế biến vào Nhóm 1 nghĩa là đã có đầy đủ bằng chứng về việc loại thực phẩm này có khả năng gây ung thư cho con người. Một nghiên cứu đã cho thấy những người ăn nhiều thịt chế biến sẵn có nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng 20-50% so với những người ăn rất ít hoặc không ăn loại thực phẩm này.
Việc đánh giá từ những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy việc ăn nhiều thịt chế biến sẵn có liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng .
Thức ăn nấu ở nhiệt độ cao tiềm ẩn nguy cơ ung thư
Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các hợp chất có hại như amin dị vòng và sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs). Nấu ăn ở nhiệt độ cao, để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc bề mặt nóng như phương pháp nướng hun khói hoặc rán bằng chảo sẽ sản sinh ra nhiều loại hóa chất gây ung thư hơn (chẳng hạn như polycyclic aromatic hydrocarbon (hydrocarbon thơm đa vòng - PAH) và heterocyclic aromatic amin (amin thơm dị vòng - HAA)). Sự tích tụ quá mức của các hợp chất có hại này góp phần tăng nguy cơ viêm, kích thích sự phát triển các các tế bào ung thư và các bệnh khác.
Hơn thế, một số thực phẩm giàu chất béo và protein, cũng như thực phẩm đã qua chế biến, rất có thể tạo ra các hợp chất có hại này khi được xử lý nhiệt độ cao. Chúng bao gồm thịt, đặc biệt là thịt đỏ hay một số loại phô mai, trứng chiên, bơ, bơ thực vật, phô mai kem, mayonnaise, dầu và các loại hạt.
Để giảm thiểu nguy cơ ung thư, hãy tránh ăn thực phẩm bị cháy và chọn các phương pháp nấu ăn thay thế, chẳng hạn như hấp, hầm hoặc luộc, đặc biệt là khi nấu thịt.
Tiêu thụ quá nhiều sữa có liên quan đến ung thư tiền liệt tuyến
Một nghiên cứu đã theo dõi gần 4.000 nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả cho thấy rằng uống nhiều sữa nguyên chất làm tăng nguy cơ tiến triển của bệnh và có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài hút thuốc và nhiễm trùng, béo phì cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư trên toàn thế giới. Nó làm tăng nguy cơ mắc 13 loại ung thư khác nhau, bao gồm thực quản, ruột kết, tuyến tụy và thận, cũng như ung thư vú sau khi mãn kinh.
Đau bụng âm ỉ quanh rốn đi khám bất ngờ phát hiện mắc bệnh ung thư Khi có các dấu hiệu như đau bụng âm ỉ quanh rốn, hạ vị, đi ngoài phân nát, bệnh nhân H. đã đi khám và bất ngờ được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng. Đó là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn H. (70 tuổi, ở Hà Nội), đi khám và bất ngờ phát hiện mình mắc căn bệnh...