Quá trình vươn lên top đầu thế giới của nền giáo dục Hàn Quốc
Thành công của giáo dục Hàn Quốc không đến dễ dàng và vẫn tồn tại nhiều thách thức cần giải quyết.
Hàn Quốc tự hào sở hữu một trong những lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao nhất trên thế giới. Nhiều người cho rằng nền kinh tế Hàn Quốc vững mạnh nhờ đề cao tầm quan trọng của giáo dục, sẵn sàng trả lương hậu hĩnh cho những người đầu tư công sức vào giáo dục bậc cao.
Điểm số PISA tổng thể của Hàn Quốc đã giảm trong những năm gần đây, nhưng nó luôn nằm trong top 10 kể từ năm 2006. PISA, chương trình đánh giá học sinh quốc tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ra đời nhằm so sánh các hệ thống giáo dục trên toàn cầu. Vậy bí quyết thành công của Hàn Quốc là gì? Cách tiếp cận giáo dục của nó có thể được nhân rộng hay không?
Đầu tư và cải cách giáo dục
Asia Society thông tin, người dân Hàn Quốc gần như phổ cập tiểu học và trung học kể từ khoảng năm 1990, và hiện nay 86% thanh niên ghi danh vào các chương trình giáo dục đại học. Sự phát triển giáo dục có thể được giải thích bởi lý do văn hóa và lịch sử, kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và chính sách quyết đoán của chính phủ.
Trước hết, truyền thống Nho giáo lâu đời đã thiết lập một xã hội mà trong đó các học giả xếp trên cùng của hệ thống phân cấp. Những ai ăn học tử tế đều được mọi người kính nể. Tuy nhiên, ngay cả những người Hàn Quốc bình thường cũng có thể tận hưởng sự tôn trọng của xã hội và những đặc quyền khác của tầng lớp cao nhất này bằng cách vượt qua Kwageo, kỳ thi nghiêm ngặt để trở thành công chức. Sự dân chủ hóa tài năng này dồn lực vào sức mạnh của giáo dục để thay đổi cuộc sống.
Các nữ sinh trung học Hàn Quốc trong lớp học vào khoảng năm 1964. Ảnh: Flickr
Cuộc kháng chiến khốc liệt chống lại ách đô hộ của Nhật Bản từ năm 1910 đến năm 1945 cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của tự lực kinh tế và phát triển quốc gia thông qua giáo dục, dẫn đến việc thành lập khoảng 3.000 trường tư trên toàn quốc. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Triều Tiên sau đó đã tàn phá đất nước, khiến người dân không còn cách nào khác ngoài làm việc cật lực để khôi phục tình hình. Chăm chỉ được xem như nét tính cách đặc trưng của người Hàn Quốc, được hình thành qua quá trình lịch sử phức tạp.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Hàn Quốc đóng góp đáng kể vào giá trị của giáo dục đại học. Trong 25 năm qua, đất nước đã nhận một tỷ lệ hoàn vốn rất cao từ đầu tư giáo dục, khoảng 10%. Tiến sĩ SooBong Uh, Đại học Công nghệ và Giáo dục Hàn Quốc tuyên bố “sẽ khôn ngoan hơn nếu những người trẻ tuổi đầu tư tiền bạc vào giáo dục thay vì giữ khư khư trong ngân hàng”.
Bên cạnh đó, tấm bằng đại học mang lại cho bạn một khoản lương hậu hĩnh. Năm 2007, sinh viên tốt nghiệp đại học kiếm được gấp 2,5 lần so với các đồng nghiệp chỉ có tấm bằng trung học cơ sở. Với sự công nghiệp hóa nhanh chóng của đất nước, thị trường lao động của Hàn Quốc được phân chia rõ rệt theo trình độ giáo dục. Như vậy, vào đại học được coi là bước cần thiết để đặt chân vào thị trường lao động chính. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp từ 10 trường đại học lớn chiếm gần ba phần tư vị trí cao cấp của chính phủ.
Chính phủ cũng thể hiện cam kết nhất quán trong việc đầu tư vào giáo dục. Bộ Giáo dục hiện có ngân sách 29 tỷ USD, gấp sáu lần năm 1990, chiếm khoảng 20% chi tiêu của chính phủ trung ương.
Video đang HOT
Kể từ năm 1954, chương trình giáo dục đã trải qua bảy lần sửa đổi lớn, nhằm “phản ánh nhu cầu mới về giáo dục của một xã hội đang thay đổi, và khía cạnh mới của các môn học”.
Bản cập nhật mới nhất, được gọi là Chương trình giảng dạy thứ bảy, nhằm chuẩn bị tri thức toàn cầu hóa thế kỷ 21, áp dụng cho học sinh từ lớp 1 đến 10. Chương trình nhấn mạnh tính cá nhân, sáng tạo, kiến thức về văn hóa Hàn Quốc cũng như các nền văn hóa khác. Học sinh được phép tùy chọn khóa học trong hai năm cuối trung học.
Nghề giáo được coi trọng
Nền giáo dục Hàn Quốc có một số điểm trái ngược Phần Lan, quốc gia thành công khác về giáo dục. Học sinh Phần Lan tận hưởng 15 phút nghỉ giải lao sau mỗi 45 phút học, dành ít thời gian trong lớp hơn so với mức trung bình toàn cầu. Ngược lại, học sinh Hàn Quốc dành phần lớn thời gian trong lớp học và học thêm đến tối muộn. Chi tiêu tư nhân cho giáo dục (bao gồm học thêm) chiếm 3,6% GDP quốc gia của Hàn Quốc. Dù vậy, cả hai quốc gia đều đứng ở top đầu thế giới khi xét đến điểm đánh giá năng lực học sinh. Điều này góp phần chứng minh việc cải thiện chất lượng tổng thể của giờ học sẽ hiệu quả hơn tăng thời gian học tập.
Tuy nhiên, giữa hai nền văn hóa đông tây trái ngược này tồn tại điểm tương đồng nổi bật: cách đối đãi với giáo viên trong xã hội. Cũng như Phần Lan, giáo viên Hàn Quốc rất được xem trọng. Họ không chỉ là nguồn cung cấp và truyền đạt tri thức cho lớp trẻ mà còn được xem là nhân vật có quyền thế. Giảng dạy là một nghề nghiệp đáng mơ ước ở Hàn Quốc, nhưng chỉ có 5% ứng viên được chấp nhận vào các chương trình đào tạo giáo viên tiểu học hàng năm. Dường như cảm giác được xã hội đánh giá cao thúc đẩy những người tài giỏi nhất của đất nước theo đuổi nghề giáo.
Khoản đầu tư của chính phủ vào giáo dục được chi mạnh tay cho lương giáo viên. Theo dữ liệu công bố năm 2018 của OECD, lương giáo viên tiểu học Hàn Quốc xếp thứ 3 thế giới với mức khởi điểm là 28.352 USD mỗi năm. Lương giáo viên trung học xếp thứ 4, trong đó kinh nghiệm và thâm niên ảnh hưởng rất lớn đến mức thu nhập. Năm đầu tiên, giáo viên chỉ kiếm được 27.702 USD, nhưng con số tăng lên thành 41.875 USD sau 10 năm và có thể đạt mức cao nhất là 77.979 USD.
Văn hóa Hàn Quốc đặt trọng tâm vào thành tích học tập, đó là một niềm tin văn hóa sâu sắc và khó có thể áp dụng cho mọi quốc gia khác. Tuy nhiên, thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm, đào tạo giáo viên nghiêm ngặt hơn và cung cấp đãi ngộ hấp dẫn cho nghề giáo là cách “ sao chép” phù hợp.
Thách thức cần vượt qua
Thành công của giáo dục Hàn Quốc không đến dễ dàng mà là kết quả của nhiều thập niên tập trung mạnh mẽ vào việc xây dựng “đất nước đẳng cấp thế giới”.
Nhưng để thành công, họ phải trả giá. Học sinh chịu áp lực khủng khiếp và dồn dập. Tài năng không phải là điều để cân nhắc, bởi vì văn hóa đất nước này tin vào sự chăm chỉ và siêng năng hơn tất cả, không có lý do gì cho thất bại. Trẻ em học quanh năm, cả ở trường và với gia sư. Nếu bạn học đủ chăm chỉ, bạn có thể đủ thông minh.
“Người Hàn Quốc về cơ bản tin rằng tôi phải trải qua giai đoạn khó khăn này để có một tương lai tươi sáng”, Andreas Schleicher, giám đốc về giáo dục và kỹ năng tại PISA và cố vấn đặc biệt về chính sách giáo dục tại OECD nói. Không chỉ bố mẹ gây áp lực cho con cái, áp lực từ bạn học cũng thúc đẩy mỗi người cải thiện kết quả học tập.
Nhận xét của Okhwa Lee, giáo sư tại Đại học Quốc gia Chungbuk đáng để suy ngẫm: “Hàn Quốc có tỷ lệ tốt nghiệp cao, nhưng người Hàn Quốc có niềm đam mê giáo dục thấp”. Quá nhiều người xem các cơ sở giáo dục như “cửa hàng tiện lợi” để đạt được tiền tài và địa vị trong cuộc sống. Do vậy, bài toán mà chính phủ đang đặt ra là nâng cao ý thức học tập suốt đời của mỗi người dân, xem đó là khía cạnh không thể thiếu trong sự phát triển của đất nước.
Thùy Linh
Theo VNE
Công nhận văn bằng: Chặt quá thành phiền phức
Sau một số lùm xùm về bằng cấp do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp của cán bộ quản lý nhà nước, việc công nhận văn bằng trong nước càng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vì quá lo lắng 'lọt lưới' các trường hợp bằng dởm mà nhiều người học nghiêm túc ở trường xịn cũng bị vạ lây.
Quy trình xử lý công nhận văn bằng đơn giản, nhưng thực tế quá rườm rà - ĐỒ HỌA: HỒNG SƠN - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Chờ 2 năm không được hồi âm
Hoàng Lê Trường là một nhà toán học trẻ được đánh giá "có triển vọng" của Viện Toán học VN, hiện đang nghiên cứu ở Đức theo diện học bổng Humboldt (một học bổng uy tín dành cho các nhà toán học). Cách đây 2 năm, sau khi nhận bằng tiến sĩ do Trường ĐH Meiji (Nhật Bản) cấp, anh Trường đã làm thủ tục nộp hồ sơ công nhận văn bằng ở Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, đến nay văn bằng của anh Trường vẫn chưa được công nhận. Anh Trường cho biết: "Tôi đã đến (Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT - PV) 2 lần, mỗi lần được hẹn tầm 6 tháng. Và tôi chán quá không đến lần thứ ba. Mọi giấy tờ của tôi đều đủ. Nhưng theo họ, tổng thời gian tôi đi học là 9 tháng nên không thể trả lời, phải lãnh đạo Bộ GD-ĐT quyết định".
Hoàng Lê Trường cho biết anh đi theo chương trình học bổng RONPAKU của Hiệp hội Xúc tiến khoa học Nhật Bản (JSPS), dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN và JSPS. Chương trình JSPS là lấy bằng tiến sĩ của một trường đại học của Nhật mà không cần tham gia khóa học tiến sĩ. Ngoài ra chương trình này chỉ tài trợ một năm 3 tháng ở Nhật, 9 tháng ở VN và không quá 5 năm.
Nghiên cứu sinh của chương trình này có 2 người hướng dẫn, một ở VN và một ở Nhật. Chương trình học bổng RONPAKU thường được đảm bảo với chất lượng kết quả nghiên cứu và không phụ thuộc nhiều vào thời gian. Mỗi năm chương trình đều sẽ xét lại xem có đạt không thì gia hạn tiếp. "Trường hợp của tôi thì chỉ cần sang Nhật 3 lần với tổng thời gian 9 - 10 tháng cả thời gian bảo vệ là tôi đã đủ kết quả bảo vệ. Sở dĩ tôi chọn chương trình này vì phần thời gian còn lại tôi có thể làm việc ở Mỹ mỗi năm 4 - 5 tháng và có thời gian đi hội nghị", Hoàng Lê Trường giải thích.
Hoàng Lê Trường nhận xét về cách thực hiện quy định về công nhận văn bằng hiện nay là nhận hồ sơ và nếu đúng theo quy định thì cho công nhận. Cái gì nằm ngoài quy định thì họ không làm gì, kể cả công nhận rồi thì cũng có thêm một câu là "người cung cấp hồ sơ cam kết mọi thứ là đúng".
Chặt quá mức cần thiết
Liên quan tới câu chuyện công nhận văn bằng, nhiều nhà khoa học trẻ cho biết, nghĩ tới "đoạn trường" công nhận văn bằng mà họ ngại, nên chưa bị thúc ép thì cứ tạm "câu giờ" đến chừng nào có thể.
H.H, một cán bộ nghiên cứu ở một trường tư, người có bằng tiến sĩ về quản trị giáo dục ở một trường ĐH lớn của Đài Loan, nói: "Tôi đã tìm hiểu các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT và mường tượng mình sẽ phải đối mặt với một số vấn đề, trong đó rắc rối lớn nhất đối với tôi là yêu cầu kiểm tra hộ chiếu để xem có xuất nhập cảnh trong mấy năm đi học. Bao nhiêu năm nay, Đài Loan có chính sách cởi mở với những người có thẻ cư trú dài hạn, nên khi xuất nhập cảnh tôi không phải gặp vị hải quan nào. Các thủ tục đều được điện tử hóa hết. Tôi còn không có cả visa giấy, mà chỉ có visa điện tử. Cái này thì giải trình thế nào? Vì thế tôi chưa làm vội, mà đợi bao giờ có quy định mới thông thoáng hơn".
Ngoài ra còn một số yêu cầu khác khiến nhà khoa học trẻ này không muốn tiêu tốn thời gian và tiền bạc (lệ phí gần 1 triệu đồng) cho thủ tục công nhận văn bằng. Chẳng hạn như việc anh đã chuyển ngành nghiên cứu, tuy cũng đã có một số giấy tờ minh chứng nhưng anh không dám chắc Bộ GD-ĐT sẽ đồng ý. Thứ hai là tên của anh trên văn bằng, vừa có cả tên tiếng Trung và tên tiếng Việt. Cái này trong văn bằng của các trường ở nước ngoài là bình thường, nhưng ở ta lại không quen, nên nhiều khả năng anh sẽ bị "vặn vẹo".
Theo bình luận của nhiều nhà khoa học, việc công nhận văn bằng mấy năm nay ngày càng minh bạch hóa, không bị mang tiếng sách nhiễu hay tiêu cực nhưng lại nguyên tắc quá, hóa thành cứng nhắc, đặc biệt là sau khi các vụ bằng cấp dởm của một số vị quan chức bị phanh phui. Dường như Bộ GD-ĐT quá quan tâm việc ngăn chặn lọt lưới các trường hợp bằng cấp dởm, hoặc bằng cấp được cấp bởi các chương trình đào tạo chưa được kiểm định, không đảm bảo chất lượng, nên vô hình chung đã gây phiền phức với một số trường hợp học thật ở trường "xịn".
Ý KIẾN
Cần có cách làm khoa học hơn
Trong bối cảnh văn bằng ĐH "thượng vàng hạ cám" như hiện nay, việc đưa ra những yêu cầu chặt chẽ trong quy trình và thủ tục công nhận văn bằng là điều nên làm, tuy nhiên Bộ GD-ĐT cần tìm giải pháp khoa học hơn, hoặc giải pháp có tính hỗ trợ các cơ quan sử dụng lao động. Chẳng hạn, Bộ GD-ĐT cần lập một danh sách các chương trình, các trường ĐH không cần công nhận văn bằng nữa (danh sách này không nhất thiết đầy đủ ngay từ đầu mà là bổ sung hằng quý, hằng năm). Căn cứ vào đó, người nào có bằng nằm ngoài danh sách này mới phải đi công nhận.
PGS Trần Văn Tớp (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội)
Còn rườm rà
Yêu cầu photo hộ chiếu để chứng minh người đi học có đi học thật là chính đáng nhưng lại rườm rà vì có những người làm tiến sĩ ở nước ngoài 7 - 8 năm mới xong thì họ phải đổi 2 - 3 cuốn hộ chiếu là thường. Chúng ta có thể đơn giản hóa thủ tục bằng cách chỉ cần có giấy chấp nhận việc nhập học ở bên kia, có visa, cộng với quyết định tiếp nhận, với bằng là đủ.
T iến sĩ Đồng Xuân Đảm (Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Kinh tế quốc dân )
Theo thanhnien
Thương hiệu quyết định học phí của đại học Mỹ Mức niêm yết học phí của các đại học Mỹ tỷ lệ thuận với thứ hạng trên bảng xếp hạng và top đầu đều là trường tư. Theo The Atlantic, người Mỹ có xu hướng nghĩ về đại học như một hệ thống phân cấp rộng lớn chủ yếu dựa trên vị thế và mức độ nhận biết thương hiệu. Ở top đầu...