Quá trình mọc tóc diễn ra thế nào?
Quá trình mọc tóc cũng giống như quá trình phát triển các tổ chức tế bào khác trên cơ thể, có giai đoạn hình thành, phát triển và thoái hóa.
Quá trình mọc tóc diễn ra thế nào?
Mỗi người khi sinh ra đều sẽ có sẵn một số nang tóc nhất định. Mỗi nang tóc đều có tuổi thọ khác biệt. Các nang tóc trải qua các giai đoạn tăng trưởng, chuyển tiếp, nghỉ ngơi hay rụng tóc. Trung bình một ngày, thông thường da đầu của mỗi người giải phóng từ 50 đến 100 sợi tóc từ các nang.
Nhiều người khi thấy tóc rụng thì cho rằng sợi tóc đã chết. Tuy nhiên trên thực tế, tóc cũng có chu trình sống riêng biệt, ở chân tóc vẫn có các tế bào sống nà nếu biết cách chăm sóc, tóc vẫn có thể phát triển khỏe mạnh trở lại.
Quá trình mọc tóc diễn ra thế nào?
Trên thực tế, sợi tóc mà chúng ta thấy được chia thành 2 phần, thân tóc và chân tóc. Phần thân đã chết, nằm bên ngoài da đầu và phần chân tóc (sống) nằm ở bên trong da đầu, được bao bọc bởi các nang lông.
Mỗi nang tóc đều chứa rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Chúng hoạt động như một bộ phận lọc và lấy dưỡng chất trong cơ thể nuôi dưỡng sợi tóc. Nang tóc cũng là phần “sống” duy nhất của sợi tóc, giúp tóc mọc dài ra. Sợi tóc càng dài, càng chắc khỏe, bóng mượt có nghĩa là phần nang tóc càng khỏe mạnh.
Vậy quá trình mọc tóc diễn ra thế nào? Khi máu lưu thông khắp cơ thể, đến cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào ở gốc tóc, giúp các tế bào này nhân lên, tạo thành tóc và đẩy lên qua da. Phần sợi tóc mà bạn nhìn thấy được cấu thành từ một loại protein cứng gọi là keratin, đây là protein chết.
Tóc mọc ra khỏi da sẽ đi qua tuyến bã nhờn để được bôi trơn bằng lượng dầu cần thiết, nhờ đó luôn mềm mại và bóng mượt. Khi một sợi tóc mới mọc lên từ phía dưới, nó sẽ đẩy sợi tóc “già” ra khỏi da, và sợi tóc này sẽ rụng.
Rất nhiều người không biết quá trình mọc tóc diễn thế nào. (Ảnh: Shutterstock)
Không phải tất cả các nang tóc đều luôn luôn hoạt động. Chúng sẽ phát triển trong một vài năm trước khi trở nên bất hoạt trong một giai đoạn. Giai đoạn không hoạt động này được gọi là telogen.
Mẹo giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe
Video đang HOT
Việc duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng như kết hợp chăm sóc tóc đúng cách sẽ giúp kích thích quá trình mọc tóc và hạn chế các tổn thương. Với những mẹo dưới đây, mái tóc của bạn sẽ mọc nhanh, dài, dày và chắc khỏe hơn rõ rệt.
Sử dụng thực phẩm tốt cho tóc và da đầu
Bạn nên bổ sung rau và trái cây vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường độ ẩm và vitamin cho tóc. Bên cạnh đó, nên ăn nhiều hơn các thực phẩm như cá, thực phẩm làm từ đậu, ngũ cốc, thịt bò… bởi chúng chứa nhiều biotin, kẽm, protein, vitamin. Đây là những chất tốt cho mái tóc, giúp tóc chắc khỏe, mượt mà.
Uống đủ nước
Để tóc không bị gãy rụng, cách đơn giản nhất chính là cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bằng cách uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bạn có thể vừa có mái tóc đẹp, vừa có một làn da khỏe vào tiết trời hanh khô.
Lựa chọn sản phầm tốt cho tóc và da đầu
Để tóc được khỏe mạnh, mềm mượt và chắc khỏe, bạn nên chăm sóc tóc đúng cách bằng cách sử dụng dầu gội và dầu xả phù hợp với loại tóc của mình. Nên ưu tiên lựa chọn các loại dầu gội có chiết xuất từ thiên nhiên, ít hóa chất để nuôi dưỡng mái tóc tốt hơn; hạn chế dùng các sản phẩm chứa hóa chất độc hại như thuốc nhuộm, uốn.
Ngoài ra, sau mỗi lần gội đầu, hãy sử dụng dầu xả với lượng vừa đủ để cung cấp độ ẩm và bảo vệ tóc tốt hơn.
Sử dụng mặt nạ tóc
Vỏ bưởi, lô hội, trà xanh, bồ kết… là những nguyên liệu đơn giản mà bạn có thể tìm mua để làm mặt nạ dưỡng tóc tại nhà, giúp bạn chống lại hiện tượng tóc rụng, khô xơ và chẻ ngọn.
Sử dụng tinh dầu
Hãy bôi tinh dầu hạt bí ngô, dầu jojoba, dầu bạc hà, dầu hương thảo… lên tóc hoặc pha loãng chúng với dầu gội để chăm sóc tóc. Chúng kích thích tóc phát triển và giảm rụng tóc hiệu quả.
Massage da đầu
Thói quen này giúp da đầu thư giãn, làm giãn nở các mạch máu dưới da, từ đó giúp tóc dày hơn, chắc khỏe hơn, ít bị gãy rụng hoặc hư tổn.
Hạn chế xử lý nhiệt
Nhiệt từ máy uốn tóc, máy ép, máy sấy… có thể làm hỏng tóc và gãy rụng. Để tóc ít bị rụng, bạn nên giảm tần suất sử dụng các công cụ này.
Những biện pháp đơn giản giúp giảm rụng tóc
Rụng tóc là vấn đề khá phổ biến khiến nhiều người lo lắng. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này và khi nào cần đi khám bác sĩ?
1. Một số nguyên nhân gây rụng tóc
Theo ThS.BS. Trương Thị Huyền Trang, Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, rụng tóc là một vấn đề phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, ở cả nam và nữ. Một số nguyên nhân gây rụng tóc có thể kể đến như:
- Cách chăm sóc tóc chưa phù hợp, chẳng hạn như sử dụng dầu gội, sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp với da đầu...
- Thay đổi nội tiết tố hoặc bệnh lý
- Có thể do yếu tố di truyền
- Thắt bím tóc quá chặt có thể là nguyên nhân gây rụng tóc. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị trên tóc, như dùng dầu nóng, tiến hành lâu dài có thể gây viêm nang lông , dẫn đến rụng tóc, thậm chí là rụng tóc vĩnh viễn.
Rụng tóc là một vấn đề phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, ở cả nam và nữ.
2. Những biện pháp đơn giản giúp giảm rụng tóc
Dưới đây là một số biện pháp giải quyết hợp lý để cải thiện tình trạng rụng tóc mà bạn có thể tham khảo:
- Gội đầu đúng cách: Tóc không được làm sạch sẽ khó có thể hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc tóc hàng ngày. Gội đầu sai cách có thể là nguyên nhân khiến tóc bạn yếu đi và rụng nhiều hơn.
Hãy tạo bọt dầu gội trên tay thay vì thoa trực tiếp xà phòng lên da đầu. Việc này sẽ giúp lượng dầu gội được phân bố trên toàn da đầu, đồng thời giảm ma sát của tay và tránh cho da đầu bị tổn thương.
Bạn nên dùng nước mát hoặc nước ấm để gội đầu, tránh sử dụng nước nóng. Nước ấm vừa phải sẽ làm sạch lượng dầu và bụi bẩn ở chân tóc. Gội đầu bằng nước mát sẽ bớt gây kích ứng da đầu, phù hợp với những người bị gàu hoặc tóc yếu, dễ gãy rụng.
Lưu ý khi gội đầu, hãy chỉ dùng phần thịt ở đầu ngón tay tác động vào da đầu để giảm ngứa hoặc dùng lược gội đầu. Tránh chà sát da đầu bằng móng tay vì thao tác này có thể gây tổn thương da đầu và chân tóc.
- Chải tóc nhẹ nhàng:Thói quen chải hay kéo tóc quá mạnh có thể khiến tóc rụng và chân tóc bị kéo giãn. Vì vậy, hãy chải nhẹ nhàng và dùng tay gỡ những phần tóc bị rối. Hơn nữa, chải đầu đúng cách còn giúp chân tóc tiết ra dinh dưỡng, giúp tóc chắc khỏe và phát triển cả về độ dày và chiều dài.
Để giảm thiểu tình trạng rối tóc gây nên gãy rụng, bạn nên chải phần ngọn tóc một cách nhẹ nhàng trước rồi sau đó mới chải một lượt cả mái tóc. Bí quyết này sẽ giúp bạn tránh tình trạng kéo tóc quá mạnh khi chải, từ đó hạn chế tổn thương da đầu.
- Cắt tóc thường xuyên: Cắt tóc là cách đơn giản nhất để loại bỏ phần tế bào chết và kích thích mọc tóc tự nhiên. Bạn có thể duy trì thói quen cắt tóc 2 tháng/lần để giúp mái tóc luôn chắc khỏe và suôn mượt.
- Bổ sung protein và vitamin cho tóc: Keratin là một loại protein cấu tạo nên tóc, giúp duy trì cấu trúc chắc khỏe của tóc. Vì vậy một chế độ ăn đầy đủ protein cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu biotin như các loại hạt, súp lơ, cà rốt... sẽ giúp cung cấp vitamin cần thiết cho tóc.
Axit béo omega-3 trong các loại cá béo, dầu cá, các loại hạt... đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tóc, giúp cải thiện tình trạng da đầu khô, nuôi dưỡng các nang tóc, từ đó hỗ trợ mọc tóc và ngăn ngừa gãy rụng.
Vitamin E cũng rất cần thiết trong quá trình kích thích mọc tóc, hạn chế gãy rụng. Nghiên cứu đã cho thấy những người thường xuyên bị rụng tóc đã tăng 34,5% lượng tóc mọc mới khi cung cấp đầy đủ vitamin E trong vòng 8 tháng.
Ngoài ra, đối với những tình trạng rụng tóc quá nhiều 100-150 sợi mỗi ngày thì nên đi khám bác sĩ. Người bệnh không nên tin vào những quảng cáo chữa rụng tóc trên thị trường. Thay vào đó, cần thăm khám để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
7 bí quyết giúp tóc mọc dày và đẹp hơn Cường độ công việc cao, áp lực trong cuộc sống cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh đã làm cho tình trạng rụng tóc ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đặc biệt, rụng tóc cũng là một trong những triệu chứng hậu Covid, làm dấy lên nỗi khát khao tìm lại làn tóc dày, bồng bềnh của mọi...