Quá thiếu nhân lực về vi mạch
Mục tiêu chương trình đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch của TP HCM đến năm 2020 là sẽ đào tạo khoảng 2.000 kỹ sư và kỹ thuật viên thiết kế vi mạch. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực vi mạch của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cao hơn rất nhiều con số đó.
Cụ thể: Renesas cần 200 người, Esilicon 100 người, Applied Micro 100 người/năm… Tính ra mỗi năm, các công ty này cần tìm khoảng 1.000 kỹ sư thiết kế vi mạch.
Hiện nay, việc đào tạo nhân lực ngành vi mạch chỉ tập trung tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc ĐHQG TP HCM. Mới đây, 21 học viên phần lớn đã tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ, là giảng viên ĐH ngành điện – điện tử, điện tử – viễn thông vừa trúng tuyển khóa đào tạo thiết kế vi mạch tương tự (Analog 1) sau khi trải qua kỳ thi kiểm tra kiến thức rất nghiêm ngặt.
Khóa đào tạo đầu tiên này đã được khai giảng vào ngày 17-12 vừa qua, nằm trong chương trình phát triển công nghiệp vi mạch của TP HCM giai đoạn 2013-2020. Chương trình đào tạo được Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM hỗ trợ 50%, học viên chỉ đóng học phí 50%.
Video đang HOT
Theo ông Ngô Đức Hoàng – Giám đốc ICDREC, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển vi mạch TP HCM – kinh phí đào tạo nhân lực cho ngành vi mạch rất cao vì lệ thuộc cơ sở hạ tầng đào tạo: phần mềm thiết kế trị giá hàng triệu USD. TP HCM đã đầu tư ngôi nhà thiết kế để dùng chung phục vụ đào tạo và thương mại. Tuy nhiên, TP vẫn tính vào chi phí đào tạo để thu hồi vốn và tính hiệu quả của nó. Do đó, việc TP đầu tư kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực vi mạch là một nỗ lực lớn với quyết tâm đào tạo những hạt giống đầu tiên cho lĩnh vực quan trọng này, từ đó nhân rộng ra các địa phương, đóng góp vào nền công nghiệp vi mạch còn non trẻ.
Theo tính toán của ICDREC, mỗi năm, trung tâm đào tạo khoảng 105 người cho lĩnh vực vi mạch, trong đó chọn ra 5 người để tiếp tục đào tạo các kỹ năng mềm phục vụ công tác quản lý. Từ năm 2013-2020, ICDREC dự kiến đào tạo khoảng 700 kỹ sư thiết kế vi mạch và 35 cán bộ quản lý.
TP Đà Nẵng cũng vừa liên kết với TP HCM để đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch với mục tiêu đến năm 2020 sẽ đào tạo 300 kỹ sư thiết kế vi mạch. Tính chung, TP HCM và Đà Nẵng từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo khoảng 1.000 kỹ sư thiết kế vi mạch.
Theo ông Ngô Đức Hoàng, để giải bài toán nguồn nhân lực vi mạch đang thiếu hụt trầm trọng, cần phải có hàng trăm trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch. Từ đó mới có thể nhân rộng mô hình này để đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch.
Theo TTVN
Lãng phí cử tuyển
Dù được chọn lựa và cử tuyển đi học đàng hoàng nhưng hàng loạt sinh viên (SV) ra trường lại không được bố trí việc làm, gây lãng phí lớn nguồn nhân lực và ngân sách...
Ảnh minh họa
Sự việc nói trên đang xảy ra tại Lâm Đồng khiến nhiều cử tri ở địa phương này quan tâm, bức xúc. Số liệu Sở Nội vụ Lâm Đồng đưa ra làm nhiều người chú ý: tổng số SV được tỉnh cử tuyển đi đào tạo đại học, cao đẳng đã tốt nghiệp ra trường từ năm 2002 đến tháng 4.2013 là 202 người và đã bố trí được 102 người, 100 người chưa bố trí, trong đó người dân tộc thiểu số là 92 người. Từ tháng 4.2013 đến nay bố trí thêm được hơn chục người (chủ yếu là số tốt nghiệp từ năm 2010 đến nay) và hiện còn 79 người chưa bố trí, trong đó có 73 người tốt nghiệp đại học...
Theo quy định, việc cử tuyển được thực hiện chặt chẽ: các sở, ban ngành và UBND huyện, thành phố căn cứ nhu cầu cán bộ của ngành, địa phương lập kế hoạch nhu cầu cử tuyển và kế hoạch bố trí sử dụng học sinh cử tuyển sau khi tốt nghiệp gửi về Sở GD-ĐT để Sở GD-ĐT tổng hợp và trình UBND tỉnh quyết định đăng ký chỉ tiêu với Bộ GD-ĐT. Sau khi có thông báo của Bộ GD-ĐT về chỉ tiêu cử tuyển, UBND tỉnh ra quyết định phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương và giao cho Sở GD-ĐT hướng dẫn quy trình xét duyệt, tổng hợp kết quả và đề xuất UBND tỉnh thành lập Hội đồng cử tuyển cấp tỉnh. Sau khi Hội đồng này xét duyệt hồ sơ, UBND tỉnh ra quyết định cử học sinh đi học và Sở GD-ĐT được giao ký kết hợp đồng với cơ sở đào tạo cho từng năm học. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các địa phương phải có trách nhiệm bố trí công tác cho số SV cử tuyển theo kế hoạch khi cử tuyển đi học.
Dư luận không hiểu, tại sao quy trình chặt chẽ và có kế hoạch hẳn hoi như vậy, nhưng SV ra trường lại không được bố trí công tác? Việc này rõ ràng gây lãng phí nguồn nhân lực, đặc biệt số SV chưa được bố trí công tác nói trên học những ngành y dược, sư phạm, nông nghiệp, lâm nghiệp... mà chắc chắn rằng nhiều địa phương khác còn thiếu. Không chỉ vậy, ngân sách hằng năm giành cho việc cử tuyển này cũng lên đến tiền tỉ nhưng kết quả như vậy thì quả đúng là lãng phí.
Trả lời cử tri tại cuộc họp HĐND tỉnh mới đây, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở Nội vụ Lâm Đồng cho rằng một trong những nguyên nhân trên là do sự phối hợp giữa Sở GD-ĐT với Sở Nội vụ và các địa phương chưa chặt chẽ. "Một số địa phương cử đi đào tạo với số lượng nhiều, các ngành học không phù hợp hoặc ngành mà địa phương đã dư nguồn lực, do đó không thể bố trí vào đơn vị hành chính, sự nghiệp hoặc công chức xã, thị trấn; chưa gắn việc xây dựng kế hoạch bố trí SV cử tuyển tốt nghiệp ra trường với nhu cầu cử đi đào tạo", ông Hùng giải trình.
Để giải quyết việc này, các ngành, địa phương cần có những động thái tích cực và hữu hiệu hơn để bố trí việc làm cho những SV cử tuyển này phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo. Đồng thời UBND tỉnh cần có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc cử tuyển để tránh những kiểu làm "cho có" trong việc cử tuyển như đã xảy ra này.
Theo TNO
Thực nghiệm - 'Lối riêng' sẵn sàng nhân lực cho doanh nghiệp 17 tín chỉ thực hành, 1 học kỳ đi làm, 450 điểm tiếng Anh chuẩn Toiec, 6 kỹ năng làm việc hiệu quả... là những "định lượng" cụ thể để ĐH Đông Á tạo "lối riêng" trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) tại miền Trung - Tây Nguyên hiện nay. "Điểm nhấn" thực...