Qua rồi cái thời học xa nhà là vất vả vì trường học ngày nay xịn lắm
Nhắc đến đi học xa nhà, chắc hẳn không ít người thở dài ngao ngán, vì thiếu đủ thứ, vì nỗi nhớ bữa cơm nhà, vì chủ trọ khó tính… Nhưng bây giờ học xa nhà đã khác nhiều rồi bởi cơ sở vật chất tại các trường học được trang bị tốt hơn xưa rất nhiều, đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt của sinh viên.
Cuộc sống của sinh viên thời xưa
Sống xa gia đình là bước đánh dấu quan trọng cho cột mốc tự lập của mỗi sinh viên. Quá trình này sẽ giúp mỗi người trẻ biết quý trọng đồng tiền, nhận ra tình cảm gia đình quý giá đến nhường nào.
Ngày xưa, thời những năm 90, một bữa cơm sinh viên có giá khoảng 1.500 đến 2.000 đồng chỉ bao gồm: một bát cơm vơi, một bát canh rau, vài miếng thịt cùng đậu phụ luộc. Bữa ăn thiếu cả chất và lượng như thế luôn luôn là không đủ với những thanh niên “bẻ gãy sừng trâu” đang vất vả với nghiệp đèn sách. Có những ngày cuối tháng hết tiền, hết gạo thì sinh viên thường trùm chăn đi ngủ cho qua cơn đói.
Anh Bùi Công Tiến – sinh viên Bách Khoa kể lại rằng, thời đó, sinh viên thường ở trong những ký túc xá chật hẹp và ẩm thấp, khoảng 12 người sống trong căn phòng 24m2, mỗi người chỉ có không gian sinh hoạt vỏn vẹn trên chính khu vực mình ngủ. Sinh viên phải tận dụng tối đa không gian đó bằng cách kê những bàn học nhỏ trên giường, không sử dụng tủ quần áo mà xếp quần áo trong hộp sắt kê cuối giường. Đèn điện thiếu thốn nên phòng ở thường tối tăm và nhiều côn trùng. Thỉnh thoảng mùa mưa, ký túc ngập, sinh viên hò nhau đi tát nước oải cả người. Kinh khủng nhất phải kể đến nhà vệ sinh, tắc liên tục và cũng chẳng được sạch sẽ, khô ráo.
Chiếc máy tính hiếm hoi tại một Trường Đại học
Còn về điều kiện học cũng rất thiếu thốn với các trang thiết bị, máy móc chủ yếu là đồ cũ được mua lại. Nhiều thiết bị rất lạc hậu, không theo kịp thời đại, thiếu sự đa dạng gây khó khăn cho công việc học tập.
Video đang HOT
Cuộc sống sinh viên thời nay
Hiện tại, cuộc sống của mỗi sinh viên xa nhà đã dễ thở hơn rất nhiều, bởi các trường đã có sự quan tâm, chú trọng cần thiết tới những nhu cầu của sinh viên. Đặc biệt, nếu chọn những ngôi trường như ĐH FPT, nơi có môi trường sống và học tập tạo sự thoải mái và thuận tiện cho sinh viên, thì cuộc sống xa nhà của mỗi sinh viên sẽ không còn là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh.
ĐH FPT – một trong những trường học có cơ sở vật chất tốt nhất dành cho SV
Đại học FPT mang đến cho mỗi sinh viên cảm giác gần gũi và thân thuộc với những thảm thực vật phong phú, thân thiện với môi trường. Cây xanh được trồng khắp khuôn viên trường và đặc biệt ngay tại các lối đi giữa các tầng lớp học cũng có những bãi cỏ xanh mát. Đây chính là nơi các sinh viên tìm đến, làm mới bản thân, tìm kiếm những ý tưởng mới lạ giữa các tiết học.
Toàn cảnh khuôn viên trường ĐH FPT bao gồm khu giảng đường, khu ký túc xá và nhiều tiện ích khác
Ngôi trường ở cách xa khói bụi thành phố này có 3 khu giảng đường cho sinh viên và 6 toà kí túc xá cùng 1 khu nhà dịch vụ có đầy đủ canteen, siêu thị mini, hàng cắt tóc gội đầu và các khu thể thao. Nội thất của các phòng ở trong KTX cũng được trang bị tiện lợi, đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của sinh viên. Mỗi phòng đều có đầy đủ giường, tủ, bàn học, bình nóng lạnh.
Khu ký túc xá của sinh viên ĐH FPT
Ký túc xá ĐH FPT khang trang sạch sẽ, kiến trúc hiện đại phù hợp cho cuộc sống sinh viên
ĐH FPT còn chuẩn bị hàng loạt khu tập thể thao cho sinh viên luyện tập sức khỏe sau giờ học
Có thể nói, đi học xa nhà sẽ chẳng sung sướng như khi ở nhà với gia đình, có bố mẹ chăm sóc, yêu thương, nhưng nếu chọn học tại những ngôi trường đầu tư về cơ sở vật chất, lấy sinh viên làm trung tâm như ĐH FPT, thì bố mẹ để con đi học xa nhà cũng thấy yên lòng hơn.
Lin Lin
Theo Dân trí
Thủ khoa Học viện Hậu cần đến từ Hoà Bình đã nhập học tại Trường ĐH FPT
"Thủ khoa" khi thi vào Học viện Hậu cần dù bị hạ 9,65 điểm so với điểm công bố lần đầu nhưng vẫn đủ điều kiện học tại Trường ĐH FPT vì trường này xét tuyển học bạ.
Thí sinh Hoà Bình đã nhập học tại trường FPT
Trường ĐH FPT cho biết đã nhận được công văn của Sở GD-ĐT Hòa Bình cung cấp kết quả chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT đối với các thí sinh đã trúng tuyển vào trường ĐH,CĐ. Theo đó, trường ĐH FPT có 1 thí sinh nằm trong danh sách nâng điểm đang theo học.
Cụ thể, tổng điểm khối A của thí sinh này sau khi chấm thẩm định là 18,30, bị hạ 9,65 điểm so với điểm trước đó của thí sinh này là 27,95 điểm. Tuy nhiên, thí sinh này vẫn đủ điều kiện học tại trường vì trúng tuyển theo phương thức xét tuyển học bạ. Điểm xét tuyển học bạ của thí sinh là 24,65 điểm.
Theo danh sách trúng tuyển năm 2018 mà Học viện Hậu cần công bố tháng 8-2018, thủ khoa Đ.T.G. của trường đạt 9,2 điểm môn toán, 9,75 điểm môn lý và 9 điểm môn hoá, tổng điểm 27,95 điểm.
Tuy nhiên, thí sinh điểm thực của thí sinh Đ.T.G. sau khi chấm thẩm định chỉ đạt 5,8 điểm môn toán, 5,25 điểm môn lý và 7,25 điểm môn hoá. Như vậy, số điểm được nâng trong 3 môn toán, lý, hóa của thí sinh Đ.T.G là 9,65 điểm. Tuy nhiên, nếu tính tổng điểm được nâng thí sinh này ở tất cả các môn trong kỳ thi THPT quốc gia là 14,95 điểm.
Sau khi vụ tiêu cực thi cử ở Hoà Binh được phát hiện vào tháng 7-2018, thủ khoa Đ.T.G. đã không đến nhập học.
Theo nguoilaodong
Thí sinh Hòa Bình được nâng điểm đang học trường tư Một thí sinh ở Hòa Bình được xác định liên quan gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018, đang học ĐH FPT. Điểm chấm thẩm định của sinh viên này vẫn cao hơn mức trúng tuyển của trường. Đến nay, nhiều trường đại học lớn ở Hà Nội đã đuổi học sinh viên liên quan gian lận thi THPT quốc gia 2018....