Quả lựu có tốt cho mẹ bầu?
Nhiều chị em có bầu rất cẩn trọng với việc lựa chọn hoa quả cũng như chế độ ăn uống vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Liệu quả lựu có phải là một trong những loại quả mà mẹ bầu nên tránh?
Theo các chuyên gia thì quả lựu, đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh.
Quả lựu chứa nhiều dưỡng chất
Quả lựu chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe người bình thường và phụ nữ mang thai. Nước quả lựu giàu chất chống ôxy hoá polyphenol. Chất này rất quan trọng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Azheimer và ngăn ngừa ung thư.
Ăn lựu tốt cho trí não của thai nhi
Nước ép quả lựu rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não và các bệnh lý tim mạch …
Trong nước quả lựu chứa nhiều thành phần Natri, vitamin B2, sinh tố B, niaxin, vitamin C, canxi và photpho cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Tốt cho sức đề kháng của mẹ bầu
Video đang HOT
Nước quả lựu cũng có tác dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Uống nước ép quả lựu thường xuyên sẽ giúp giảm quá trình hình thành các mảng bám trong các động mạch hạn chế được các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, dầu hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa ung thư và nhanh liền vết mổ đối với các bà mẹ sinh mổ hay nhanh liền vết may tầng sinh môn đối với các bà mẹ sinh thường.
Lưu ý mẹ bầu khi ăn lựu
Đối với những bà mẹ đang mang thai bị chứng huyết áp cao, ngoài việc khám thai để theo dõi huyết áp cũng có thể sử dụng nước ép lựu. Uống nước quả lựu mỗi ngày trong 2 tuần liên tục có thể giảm huyết áp.và giảm cholesterol. Nước quả lựu còn hỗ trợ giúp phụ nữ giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, khô âm đạo…
Khi mang thai, bà bầu cần chú ý nguồn gốc xuất xứ của loại trái cây mình cần mua, vì hiện nay trên thị trường có một số loại hoa quả chứ hàm lượng chất bảo quản thực phẩm cao, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Theo Phununews
6 thực phẩm dễ gây tiêu chảy mẹ bầu nên tránh
Các mẹ nên tránh ăn và ăn kết hợp các loại thực phẩm sau để không bị "Tào Tháo đuổi" và giúp có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh.
Khi có bầu, người phụ nữ nào cũng muốn bồi bổ sức khỏe bằng những món ăn ngon, bổ để mong em bé trong bụng phát triển tốt nhất. Thế nhưng muốn bé khỏe, thông minh thì các mẹ phải có hiểu biết về dinh dưỡng và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất. Bởi chỉ cần thiếu hiểu biết một chút hoặc không có chế độ ăn hợp lý các mẹ không những tự hại mình mà còn hại đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu.
Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút, nhu động ruột bị giảm hoặc yếu đi. Vì vậy các mẹ nên tránh ăn và ăn kết hợp các loại thực phẩm sau để không bị "tào tháo đuổi" và giúp có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh.
1. Món pa-tê
Theo số liệu thống kê thì pa-tê là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, gây các loại bệnh rối loạn tiêu hoá. Vì vậy mẹ bầu nên tránh món ăn này nếu không dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của mình và bé yêu.
2. Món lẩu
Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán.
Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày, đường ruột và hệ tiêu hóa, gây nhiễm trùng ký sinh. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều.
Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày, đường ruột và hệ tiêu hóa, gây nhiễm trùng ký sinh. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều. (Ảnh minh họa)
3. Các món gỏi, thịt sống
Bao gồm thịt, cá, tôm, cua các loại, kể cả nuôi trồng bằng kỹ thuật hữu cơ, cá nước ngọt, nước mặn, ví dụ như gỏi, tiết canh, nộm, sushi hay lẩu tái...
Gỏi là món ăn lạ miệng, khoái khẩu của nhiều người nhưng lại là những thực phẩm rất dễ gây bệnh. Những món gỏi, thịt sống có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli - thủ phạm gây bệnh tiêu chảy mà lâu nay vẫn được dư luận nhắc đến. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối nên tránh loại thực phẩm này.
4. Trà kết hợp với trứng
Trà chứa các chất có tính axit. Nếu trà kết hợp với sắt ở trong trứng, nó sẽ gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ dinh dưỡng.
5. Hoa quả và hải sản
Đây là điều đặc biệt cấm kỵ khi ăn uống không chỉ đối với bà bầu mà còn đối với những người khỏe mạnh, bình thường. Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn ăn hoa quả chung với hải sản, nó sẽ gây ói mửa, đau bụng và tiêu chảy. Bởi những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
6. Sữa và chocolate
Sữa chứa nhiều protein và canxi, còn chocolate chứa axit oxalic. Nếu ăn hoặc uống sữa và chocolate với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước - chất có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý để bé yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh.
Theo Khampha
20 nguyên nhân chảy máu âm đạo mẹ bầu cấm lơ là Có thể là do trứng được thụ tinh hoặc rủi ro hơn, bạn phải đối mặt với dấu hiệu sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Chảy máu âm đạo là rất dễ xảy ra ở phụ nữ trong quá trình mang thai. Hiện tượng thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, đôi khi chỉ là vài giọt máu....