Quả lặc lày
Ngay từ tên gọi đã khiến nhiều người phải tò mò, suy ngẫm. Cái tên “Lặc lày” có lẽ còn xa lạ với nhiều vùng miền nhưng đây là món ăn đặc sản trước đây chỉ có ở vùng cao mới có.
Quả lặc lày ( hay còn gọi là mướp rừng, mướp Mường) là thứ quả được đồng bào người Thái, Mường trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc. Nhưng khoảng từ 2- 3 năm trở lại đây, ở miền xuôi cũng có rất nhiều nơi trồng được loại quả đặc biệt này. Khác với lặc lày lai, lặc lày ta có thân tròn trịa, vỏ ngoài có sọc xanh trắng gần giống với dưa gang.
Từ loại quả này, người nội trợ có thể khéo léo chế biến được những món ăn độc đáo phục vụ cho bữa cơm gia đình thêm sum vầy, ấm cúng. Nếu người dân ở đồng bằng dùng mướp thường để nấu canh thì lặc lày luộc là món ngon nhất. Khi chế biến món này, người ta để nguyên cả vỏ vì chính lớp vỏ tạo nên hương vị rất riêng. Đặc biệt khi luộc lên độ giòn của lớp vỏ kết hợp với vị ngọt mềm mát của phần ruột khiến cho người thưởng thức phải suy ngẫm, nhâm nhi. Lặc lày luộc vừa chín tới, gắp ra đĩa chấm với muối vừng. Hương thơm của lặc lày đầu mùa, vị mằn mặn, béo ngậy của vừng lạc chỉ nghĩ đến thôi đã chảy nước chân răng vì them thuồng rồi. Nhất là trong những ngày hè oi bức, nóng nực thời tiết lên tới 40 độ C, được ngồi quây quần bên mâm cơm, húp bát nước canh với dăm ba quả cà nén thì cái hạnh phúc dung dị, nhỏ nhoi của mái ấm gia đình sẽ được nhân lên gấp bội.
Video đang HOT
Nếu muốn thay đổi thực đơn cho bữa cơm gia đình thêm mặn mà những chị em phụ nữ có thể mua thêm bộ lòng gà, lòng vịt về xào với lặc lày, sự hấp dẫn cũng không kém. Loại quả này được bày bán rất nhiều ngoài chợ vì thế phải cẩn thận chọn những quả vừa phải, không to quá và còn tươi ngon không bầm dập. Mang về rửa sạch, thái thành từng lát mỏng rồi đem xào với lòng gà, hay lòng ngan đã tẩm ướp gia vị. Một đĩa lặc lày sền sền hòa quyện giữa những lát được thái mỏng, vị béo ngậy của lòng gà nơi đầu lưỡi, vị thơm dịu của thức quà quê vùng Tây Bắc quen thuộc, có lẽ ai đã từng được ăn một lần thì dư âm về nó còn lắng đọng mãi. Dù là luộc hay xào đi chăng nữa, lặc lày vẫn là món ăn dân giã, đặc biệt mà không kén người ăn. Đây là thức quà giúp thanh nhiệt rất tốt đối với sức khỏe mọi người.
Dưới ánh nắng chói chang của mùa hè, những giàn lặc lày cứ chi chit quả. Người nông dân vẫn ngày ngày chăm sóc, nâng niu từng chùm quả để thêm vào bữa cơm gia đình thêm đủ đầy, sung túc.
Theo Monngonhanoi
Ngon bồi hồi món cồi "bikini"
Có một loại cồi "hai mảnh" to lớn khác thường, rất... bí hiểm đang "tung hoành" ở thị trường TP.HCM.
Thường mùi vị phần cồi của các loại sò, hàu... rất ngọt, chắc và thơm tựa thịt gà.
Nếu nói hình tượng một chút, cồi sò điệp - trước nay vốn được nhiều người ưa chuộng - chỉ cỡ đầu đũa, còn loại cồi này dài cỡ 5cm, chiều ngang khoảng 4cm, trắng phau phau.
Để dệt thành giai thoại, nhà cung cấp bảo đây là cồi con chôm chôm ở tận hải đảo Trường Sa - Hoàng Sa, nhờ sống lâu nên lên "lão làng".
Song theo một số chủ nhà hàng và dân sành hải sản thì có thể đây là cồi của một loại hàu huyết hoặc sò đá, trước nay người ta chưa khai thác đến vì có nhiều loại nhuyễn thể ngon hơn.
Nay cạn kiệt dần, đến lượt những giống sò này cũng phải góp chút... công sức! Và người khai thác sẽ chèo chống ra đảo, dùng dụng cụ chuyên dụng, lặn xuống đục lấy duy nhất phần cồi vì ruột chúng ăn rất dở. Chúng thường bám chặt vào đá để "mưu sinh".
Mượn bí nụ, mướp "đỉa" ấp ủ cồi "hoa hậu"
Như cánh tay của một lực sĩ, cồi là bộ phận thường xuyên "tập thể dục" nhằm đóng mở "ngôi nhà" hai mảnh của các loại sò, ốc... Nhờ vậy chất lượng bộ phận này ngon miễn bàn. Tuy vậy, loại cồi "hoa hậu" vừa kể, do quá lớn nên hơi dai. Và độ tươi ngọt cũng không còn "mười phân vẹn mười" khi về tới Sài Gòn, bởi là hàng đông lạnh.
Chính lúc này mới cần bàn tay điệu nghệ của những đầu bếp lành nghề. Ngoài việc xả tanh bằng nước ấm pha gừng, ớt hiểm..., họ còn nhúng sơ qua nước hèm hoặc cho vào ít nước cốt khế, sô-đa hay ít rượu mạnh, lúc chế biến để gân cồi mềm dẻo trở lại.
Dùng nấm đông cô, rau củ tươi "tân trang" hương sắc cho cồi khủng
Thế vẫn chưa đủ! Làm sao để trả lại vị ngọt "mềm môi" đặc trưng của hải sản tươi? Đầu bếp nhanh trí mượn chất ngọt tinh túy của rau củ quả non, cùng các loại nấm nhằm "bù đắp" phần nào hương vị "mê hồn"của một loại cồi đáng... ngưỡng mộ.
Trời thương! Mọi cố gắng đã nhận được nụ cười tươi của những thực khách sành ăn.
Theo ihay
[Chế biến] - Thịt xào giá mướp Nguyên liệu: - Thịt nạc vai: 100 gr - Đậu phụ: 1 bìa - Mướp: 1 quả - Giá: 100 gr - Hành hoa, mùi ta, hạt nêm, hạt tiêu, bột canh, dầu ăn, hành khô, tỏi. Thực hiện: Bước 1: Giá đỗ nhặt, rửa sạch. Mướp nạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ. Bước 2: Thịt lợn rửa sạch, luộc chín...