“Q.Tế” không phải là Quốc tế, vậy nó có nghĩa là gì thưa bà tư vấn viên Trường Mầm non IQ?
Liên quan đến việc một số trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua tự “gắn mác” quốc tế cho mình, phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc đi tìm hiểu và được nghe nhiều lời giải thích khá hài hước từ phía đại diện của các nhà trường.
Không nhất quán tên gọi của trường
Quá trình tìm hiểu việc đặt tên tại một số trường học trên địa bàn Quận Hà Đông (Hà Nội), chúng tôi tình cờ tìm được một tài khoản Facebook có tên: “ Mầm non quốc tế IQ”. Tài khoản Facebook có 38.275 lượt thích và 37.841 lượt theo dõi trang.
Một tài khoản Facebook có tên: Mầm non Quốc tế IQ ghi rõ địa chỉ của Trường Mầm non Quốc tế IQ tại 55 Lê Lai, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Tuy nhiên, sau khi rà soát danh sách 11 trường quốc tế được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp phép, chúng tôi không hề thấy có tên Trường mầm non IQ nên đã quyết định tìm hiểu thực hư thế nào. Ngày 15/8/2019, phóng viên Báo điện tử Tổ quốc đã tìm đến Trường mầm non IQ có địa chỉ tại số 55 Lê Lai – Quận Hà Đông – Hà Nội đi vào khoảng 100m.
Thật ngạc nhiên là, không giống như tên tài khoản facebook, nhìn từ ngoài vào chúng tôi chỉ thấy trường được gắn mỗi tên IQ trên vị trí cao nhất và IQ school ở cánh cổng trường. Và càng đi vào trong thì càng thấy ngạc nhiên hơn. Đập vào mắt chúng tôi là một tấm biển màu xanh khá lớn có ghi dòng chữ “Trường mầm non Q.Tế IQ” và ở dưới là “Trường Tiểu học Q.Tế IQ”.
Với tấm biển màu xanh và chữ trắng khá nổi bật như thế này, bất kì ai khi bước qua cánh cổng nhà trường đều đọc được dòng chữ này. Có một điều chắc chắn rằng, khi đọc dòng chữ này thì hẳn ai cũng ngầm hiểu đây chính là một ngôi trường quốc tế.
Video đang HOT
Q.Tế chứ không phải Quốc tế?
Trong buổi làm việc với phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc vào chiều 23/8, bà Nguyễn Thị Kiều – nhân viên tư vấn Trường mầm non IQ cho biết: “Trong quyết định thành lập và giấy phép hoạt động, trường có tên là Trường Mầm non tư thục học viện IQ”.
Tấm bảng nằm trong khuôn viên Trường Mầm non Quốc tế IQ có ghi chữ Q.Tế nhưng theo bà Kiều thì từ đó không phải là Quốc tế.
Xin không đề cập đến tên trường học viện IQ mà ở đây tôi muốn nói đến chữ viết tắt “Q.tế”. Khi tôi thắc mắc rằng tại sao không có tên quốc tế trong giấy phép nhưng ở tấm biển nằm trong khuôn viên của trường vẫn giới thiệu là trường quốc tế thì bà Kiều giải thích loanh quanh.
“Tấm biển đó tồn tại từ lâu rồi, trường không sửa nữa và bỏ bẵng từ nhiều năm qua. Khi đặt những biển ban đầu do không để ý và cũng không có văn bản ban hành hay là hướng dẫn phải đặt như thế này và không được đặt như thế kia (?). Trước nay thì kể cả ở đâu người ta cũng không ban hành cái đó. Còn từ khi có chỉ đạo từ Phòng Giáo dục xuống thì bọn tôi đã thay đổi ngay” – bà Kiều nói.
Tiếp tục phân bua về việc tại sao vẫn để tấm biển không đúng với thực tế tồn tại từ nhiều năm qua, bà Kiều cho hay: “Việc banner biển hiệu từ lâu chỉ mang tác dụng là chỉ đường chứ không có tác dụng là quảng bá thương hiệu hay truyền thông gì cả (?). Vì mải mê đi làm chất lượng giáo dục thực sự nên trường không để ý đến những cái tên lẻ tẻ ở bên ngoài như thế nữa”.
Tin được không khi mà lý do nhân viên tư vấn của Trường Mầm non IQ đưa ra để ngụy biện là những người làm công tác giáo dục chỉ chú trọng đến chất lượng giảng dạy và hơn cả là lo cho tương lai của những mầm xanh của đất nước chứ không phải là quảng bá thương hiệu.
Và càng không thể tin nổi khi tôi mang những hình ảnh đã chụp trong lần đến trước về dòng chữ trên tấm biển xanh ở trong trường, bà Kiều đã “tuyên bố” một câu xanh rờn: “Anh nhìn lại xem, tấm biển đấy đâu có ghi chữ quốc tế” – bà Kiều nói.
Không thể chấp nhận câu trả lời vô trách nhiệm này, tôi hỏi vậy chữ “Q.Tế” ở trước chữ IQ nếu không có nghĩa là “Quốc tế” thì vậy nó có nghĩa gì thì lúc này bà Kiều đùng đùng đòi dừng cuộc phỏng vấn. Thật nực cười bởi cách làm việc của một người trong lĩnh vực giáo dục!
Cứ cho lời bà nói là có lý, “Q.Tế” là một tôn chỉ ngầm nào đó mà nhà trường muốn nhắn gửi đến phụ huynh học sinh về chất lượng giáo dục nhưng thử hỏi, có mấy người đủ “thông minh” để hiểu được rằng nghĩa của từ “Q.tế” không phải là quốc tế thưa bà tư vấn viên Trường Mầm non IQ?
Được biết, Trường Mầm non IQ được thành lập từ tháng 7/2012. Ở thời điểm này, trường có khoảng 900 học sinh chia đều cho khoảng 50 lớp học. Học phí tại ngôi trường này từ khoảng 5 – 8 trệu đồng/em học sinh/tháng.
Thế Công
Theo toquoc
Hà Nội: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý; cải cách thủ tục hành chính và công tác thanh tra
Theo đó, toàn ngành đã tích cực triển khai Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đến năm 2020".
Năm học 2018 - 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thí điểm áp dụng sách điện tử các môn Âm nhạc, Thủ công, Tin học, Tiếng Anh với các trường tiểu học, THCS đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình học tập, giảng dạy của học sinh và giáo viên. Đồng thời phối hợp với Viettel Hà Nội áp dụng hệ thống ViettelStudy vào việc ôn luyện thi trắc nghiệm môn Lịch sử thi vào lớp 10 THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả, có 904.589 lượt học sinh tham gia ôn tập trên tổng số 85.000 học sinh dự thi.
Cuộc thi tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 năm 2018 cụm trường THPT Thanh Xuân - Cầu Giấy.
Bên cạnh đó, thí điểm triển khai trường học điện tử cho 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học, THCS tại 3 Phòng Giáo dục và Đào tạo, trong đó: Qquận Long Biên 16 trường, quận Thanh Xuân 4 trường và quận Bắc Từ Liêm 14 trường; thí điểm triển khai việc thu phí không dùng tiền mặt đối với các trường học trên địa bàn thành phố; tiếp tục thực hiện việc triển khai các phần mềm chuyên ngành giáo dục theo hướng tổng thể, đồng bộ và sử dụng chung thống nhất trên một hệ thống .
Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội còn phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan, cùng với 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 của Sở, tiếp tục triển khai 100% các thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Năm 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang xây dựng 40% tổng số dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực giáo dục toàn ngành đạt mức độ 4; tiếp tục triển khai cuộc thi về tìm hiểu tiện ích của dịch vụ công trực tuyến cho học sinh trong các nhà trường phổ thông,
Đồng thời công khai 100% quy trình giải quyết 65 thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa và trên Cổng thông tin điện tử của ngành. Thực hiện đơn giản các thủ tục hành chính theo hướng 3 giảm: Giảm thời gian giải quyết, giảm thành phần hồ sơ và giảm chi phí cho tổ chức, công dân. Dự kiến trong năm 2019 sẽ thực hiện đơn giản hóa trên 70% số thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng xây dựng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm gắn với việc thực hiện 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp và các vấn đề nóng của ngành; phân biệt rõ thanh tra hảnh chính, thanh tra chuyên ngành. Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với cơ quan thanh tra tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thanh tra hành chỉnh các đơn vị trường học thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý; chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Thanh tra Sở triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ các đơn vị. Đặc biệt xử lý dứt điểm, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng Luật khiếu nại, Luật tố cáo...
T.P
Theo laodongthudo
Cho con học trước lớp 1, nên chăng? Em gái tôi có con trai đầu lòng năm nay 5 tuổi, tháng 9 tới cháu sẽ vào lớp lá của một trường mầm non. Thấy con của bạn bè trước khi vào lớp 1 đã đọc thông viết thạo, nên em tôi có ý định không cho con học tiếp lên lớp lá mà sẽ cho học luôn lớp 1 dự thính....