Putin sẽ sát cánh cùng Syria
Tổng thống Vladimir Putin nói Nga sẽ sát cánh cùng Syria nếu Mỹ mở cuộc tấn công quân sự vào Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo cuối hội nghị thượng đỉnh G20 hôm qua. Ảnh: AFP
“Chúng tôi sẽ giúp Syria hay không ư? Chúng tôi có. Chúng tôi đang giúp họ. Chúng tôi cung cấp vũ khí, chúng tôi hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, và tôi hy vọng chúng tôi sẽ hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực nhân đạo, để giúp những người dân thường đang trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại”, Putin hôm qua nói tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Theo Telegraph, lời hứa của Putin cho thấy Nga và Mỹ đã không thể thu hẹp sự khác biệt quan điểm về cuộc nội chiến tại Syria trong cuộc họp G-20 đầy căng thẳng ở St Petersburg, Nga.
Lãnh đạo hai cường quốc thậm chí còn không nhất trí được về việc số đông các thành viên G20 ủng hộ hay phản đối một hành động quân sự. Obama nói hầu hết 19 nước đại diện tại hội nghị ủng hộ lập trường của Mỹ, trong đó 11 nước còn ký một tuyên bố hối thúc “một sự phản ứng quốc tế mạnh mẽ” đối với vụ tấn công được cho là bằng khí độc ở ngoại ô Damascus, Syria.
Video đang HOT
Trong khi đó, Putin nói chỉ có Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Saudi Arabia và Pháp ủng hộ can thiệp. Đức “thận trọng”, quan điểm của thủ tướng Anh không đại diện cho “nguyện vọng nhân dân”, còn Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Argentina, Brazil, Nam Phi và Italy đều phản đối hành động quân sự, ông Putin cho biết.
Cũng hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố phản đối kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ nhằm vào Syria. “Chúng tôi đặc biệt cảnh báo rằng cần triển khai các cơ sở hạ tầng quân sự, nhằm đảm bảo cho sự an toàn của các kho vũ khí hóa học của Syria được cho là có thể bị tấn công, đồng thời phản đối mọi hành động quân sự của Washington và các nước đồng minh nhằm vào các địa điểm lưu trữ chất hóa học và các khu vực lân cận”, Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Trọng Giáp
Theo VNE
Syria: Can thiệp quân sự tốn 500 triệu đến 1 tỷ USD
Phát biểu trước các nghị sỹ quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ vào ngày 5/9, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho biết, một cuộc can thiệp quân sự có giới hạn vào Syria sẽ chỉ tốn kém "hàng chục triệu đô la". Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chi phí thực sự có thể cao hơn rất nhiều.
Để trừng phạt chính quyền Syria đã dùng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công ngày 21/8 ở vùng ngoại ô Damascus, quân đội Hoa Kỳ sẽ huy động nhiều vũ khí hiện đại và đắt tiền. Một quả tên lửa hành trình Tomahawk giá từ 1,2 đến 1,5 triệu đô la.
Để có thể oanh tạc Syria rồi sau đó trở lại sân bay, máy bay ném bom tàng hình B-2 phải hoạt động trong 18 giờ và chi phí cho một giờ bay của loại phi cơ này là 60.000 đô la.
Ông Todd Harrison, chuyên gia phân tích ngân sách quốc phòng cho Trung tâm phân tích chiến lược và ngân sách (Center for Strategic an Budgetary Assessments), tỏ ra ngạc nhiên về mức phí tổn mà Bộ trưởng Quốc phòng đưa ra. Theo ông, con số này quá thấp và cho rằng có lẽ đó là phần ngân sách quốc phòng còn lại sẽ được chi cho năm tài khóa 2013, kết thúc vào ngày 30/9.
Phần tốn kém chủ yếu là khoản tiền mua lại số vũ khí đạn dược bù đắp cho phần sử dụng trong cuộc can thiệp quân sự vào Syria. Giới chuyên gia cho biết, để có số tiền này, Bộ Quốc phòng sẽ xin Quốc hội chấp thuận một ngân sách đặc biệt, không bị giới hạn.
Theo ông Harrison thì nếu tính cả những chi phí đạn dược này và dựa vào các mục tiêu Mỹ dự kiến sẽ nhắm tới thì một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria có thể lên tới nửa tỷ hoặc một tỷ USD.
Tên lửa hành trình Tomahawk, có tầm xa 1.600km, có thể thay đổi mục tiêu tấn công trong khi được phóng, dự kiến sẽ là vũ khí chủ đạo nếu Tổng thống Obama phát lệnh tấn công.
Trong năm 2011, Hải quân Mỹ đã phóng 221 tên lửa Tomahawk vào Libya dưới chế độ Gadhafi, trong số này, khoảng 110 tên lửa được phóng ngay khi mới mở màn tấn công, nhắm vào 22 mục tiêu quân sự của Libya.
Nếu không quân Mỹ sử dụng một số lượng tương tự để tấn công các mục tiêu quân sự có liên quan đến vũ khí hóa học của Syria, chi phí sẽ vượt qua 100 triệu đô la.
Theo đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy tác chiến hải quân Mỹ, công việc chuẩn bị không đòi hỏi các khoản chi ngoài dự kiến. Tất cả các tàu chiến của Mỹ trong khu vực luôn luôn sẵn sàng trong khuôn khổ các hoạt động tác chiến thông thường.
Hải quân Mỹ có 4 hộ tống hạm ở phía đông Địa Trung Hải và từ đây, các tàu này có thể tiến hành tấn công Syria, trong khi đó, hàng không mẫu hạm USS Nimitz và các tàu hộ tống đang hiện diện ở Biển Hồng Hải.
Đô đốc Greenert cho biết, thông thường, hoạt động của một hàng không mẫu hạm tốn kém khoảng 25 triệu đô la mỗi tuần. Nếu tàu tham chiến, chi phí sẽ lên tới 40 triệu đô la mỗi tuần.
Mặc dù ông Hagel ước tính chi phí cho hoạt động quân sự nhằm vào Syria chỉ có "hàng chục triệu đô la", nhưng Lầu Năm Góc từ chối giải thích chi tiết ước tính này. "Tôi sẽ không đi vào con số chi tiết", George Little, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho hay. Và ông cũng từ chối trả lời làm thế nào Lầu Năm Góc có thể chi trả cho hoạt động tấn công trong thời điểm ngân sách bị thắt chặt. "Đây là lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Khi có vấn đề quan trọng, chúng ta sẽ tìm ra cách để chi trả", ông nói.
Vũ Quý
Theo AFP, BI
Dân Syria đã xuống hầm trú ẩn, trữ lương thực Người dân Syria ở thủ đô Damascus đã chuẩn bị sẵn sàng chỗ trú ẩn và tích trữ lương thực trong trường hợp Mỹ tấn công Syria. Theo miêu tả của truyền thông phương Tây, ngay từ sáng 31/8, khi những thanh sát viên quốc tế rời khỏi Damacus, người dân nơi đây cũng đã sẵn sàng đối phó trong trường hợp bị...