Putin lên tiếng về cuộc tấn công tên lửa vào nhiều thành phố Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10/10 tuyên bố Moscow sẽ phản ứng “cứng rắn” trước “chủ nghĩa khủng bố” của Ukraine, 2 ngày sau vụ nổ trên cầu Crimea.
Nga đã tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào hàng loạt mục tiêu là cơ sở hạ tầng của Ukraine ngày 10/10 sau khi các nhà điều tra kết luận lực lượng an ninh Ukraine chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công trên cầu Crimea sáng 8/10.
Theo Tổng thống Putin, quân đội Nga đã tiến hành “cuộc tấn công lớn bằng các vũ khí chính xác tầm xa nhằm vào các mục tiêu năng lượng của Ukraine cũng như các trung tâm liên lạc và kiểm soát quân sự”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass
Nhà lãnh đạo Nga cho biết, những cuộc tấn công này được thực hiện nhằm phản ứng trước “các hành vi khủng bố” của Kiev, vốn không chỉ dừng lại ở cuộc tấn công trên cầu Crimea ngày 8/10.
“Rõ ràng, các lực lượng đặc biệt của Ukraine là những kẻ chủ mưu, tổ chức và đột nhập để thực hiện cuộc tấn công khủng bố trên cầu Crimea. Chính quyền Kiev đã sử dụng phương pháp khủng bố này trong một thời gian dài”, Tổng thống Putin cho hay trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga.
Theo nhà lãnh đạo Nga: “Một số cuộc tấn công khủng bố và những nỗ lực thực hiện các hành vi phạm tội tương tự đã được tiến hành nhằm vào các nhà máy điện và cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt của chúng tôi, trong đó có những âm mưu nhằm gây nổ một đoạn trong đường ống dẫn khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả những điều này đã được chứng minh qua dữ liệu khách quan”.
Tổng thống Putin nhắc lại việc các cơ quan đặc biệt của Ukraine 3 lần nhắm vào nhà máy điện hạt nhân Kursk. Nhà lãnh đạo Nga cũng cáo buộc Kiev tiến hành “những cuộc tấn công khủng bố vào các thành phố của Donbass” trong 8 năm qua và thực hiện các cuộc pháo kích vào nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.
Video đang HOT
“Nếu các cuộc tấn công khủng bố tiếp tục được thực hiện nhằm vào lãnh thổ của chúng tôi, Moscow sẽ phản ứng cứng rắn và phản ứng đó tùy thuộc vào mức độ đe dọa với Liên bang Nga”, ông Putin nhận định.
Ngay sau động thái của Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky đã lên tiếng cho rằng Nga muốn gây hỗn loạn và phá hủy hệ thống năng lượng của Ukraine ở Kiev, Khmelnytsky, Lviv, Dnipro, Vinnytsia, vùng Frankiv, Zaporizhzhia, Sumy, Kharkov, Zhytormyr và Kirovohrad. Theo ông Zelensky, những gì Nga làm cho thấy “họ đang tuyệt vọng”
Trong khi đó, lãnh đạo các quốc gia và tổ chức phương Tây cũng đã lên tiếng chỉ trích các cuộc tấn công làm rung chuyển Kiev cùng loạt thành phố Ukraine, gọi động thái này là điều “không thể chấp nhận”.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell nói: “Những hành vi như vậy không có chỗ tồn tại trong thế kỷ 21. Tôi kịch liệt lên án điều đó. Chúng tôi sẽ sát cánh với Ukraine”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các cuộc tập kích và cam kết tăng viện trợ quân sự cho Kiev.
Lãnh đạo các nước G7 thông báo sẽ cùng Tổng thống Zelensky họp khẩn trong ngày 11/10 để thảo luận về diễn biến mới. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo Ukraine, đảm bảo về sự ủng hộ của Đức cùng các nước G7 với Kiev. Ông Scholz khẳng định Berlin sẽ làm mọi thứ trong khả năng để huy động viện trợ bổ sung cho Kiev.
Ukraine dùng nghi binh khiến Nga tiêu hao vũ khí
Washington Post dẫn lời các quan chức cấp cao Mỹ và Ukraine cho biết, giữa bối cảnh thiếu đạn dược, Ukraine đã sử dụng mồi nhử được ngụy trang giống như các hệ thống vũ khí tiên tiến của Mỹ để khiến Nga tiêu tốn các tên lửa hành trình tầm xa đắt đỏ vào những mục tiêu vô giá trị.
Mồi nhử khiến tên lửa Nga tấn công vào các mục tiêu vô giá trị
Các mồi nhử của Ukraine thường được tạo từ gỗ nhưng trông giống hệt như một hệ thống pháo qua ống ngắm UAV của Nga - các thiết bị sẽ truyền thông tin về địa điểm của mục tiêu cho các tàu triển khai tên lửa hành trình trên Biển Đen.
Hệ thống pháo phản lực HIMARS. Ảnh: AP
"Khi UAV phát hiện ra tổ hợp pháo giả này, nó trông như một mục tiêu quan trọng", một quan chức Ukraine bình luận khi nói về việc UAV Nga phát hiện ra các mô hình hệ thống pháo tầm xa làm mồi nhử này.
Theo quan chức cấp cao Ukraine, sau một vài tuần xuất hiện trên thực địa, các mồi nhử đã đánh lừa ít nhất 10 tên lửa hành trình Kalibr. Đây là một thành công ban đầu khiến Ukraine mở rộng sản xuất các mô hình này để sử dụng rộng rãi hơn.
Việc sử dụng mô hình các hệ thống phóng tên lửa là một trong nhiều chiến thuật bất đối xứng được Ukraine sử dụng để đối phó với quân đội Nga, vốn hơn hẳn về lực lượng và trang thiết bị quân sự. Trong những tuần gần đây, quân đội Ukraine tăng cường tấn công vào hệ thống đường sắt và mạng lưới điện tại các khu vực Nga kiểm soát, gây ra một số vụ nổ tại các kho đạn dược của Moscow.
Việc phá hủy các mô hình vũ khí của Ukraine được cho là chiếm một phần trong số những mục tiêu mà Nga tuyên bố đã tiêu diệt, trong đó có hệ thống pháo phản lực HIMARS.
Một nhà ngoại giao Mỹ cho biết, số lượng hệ thống HIMARS mà Nga tuyên bố đã phá hủy thậm chí còn nhiều hơn số lượng vũ khí mà Washington cung cấp.
Những nỗ lực của Ukraine nhằm bảo vệ hệ thống pháo phản lực HIMARS đã cho thấy tầm quan trọng của chúng trên chiến trường. Phương Tây và Ukraine cho rằng hệ thống HIMARS đã làm chậm đà tiến công của Nga ở phía Đông và phía Nam Ukraine bởi nhờ có hệ thống này, Ukraine có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 80km, phá hủy nhiều mục tiêu giá trị cao của Nga, trong đó có các tuyến hậu cần, kho đạn dược và các trung tâm hỗ trợ, các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay.
Chiến thuật của Ukraine trong cuộc xung đột kéo dài
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã yêu cầu quân đội Nga ưu tiên tiêu diệt các hệ thống pháo tầm xa của Ukraine sau khi chúng phá hủy những tuyến hậu cần quan trọng của Nga.
Gần như mỗi tuần, ông Shoigu và các quan chức quốc phòng Nga đều thông báo đã tấn công thành công các hệ thống pháo do phương Tây cung cấp. Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã cung cấp 16 hệ thống HIMARS cho Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra. Bên cạnh đó, Washington cũng cung cấp cho Kiev các hệ thống tên lửa phóng loạt M270 có chức năng tương tự. Hiện khó có thể xác minh có bao nhiêu hệ thống đang vận hành ở Ukraine và có bao nhiêu hệ thống bị phá hủy.
Hệ thống pháo phản lực HIMARS ở phía Đông Ukraine ngày 1/7. Ảnh: Washington Post
Trong cuộc chiến pháo binh kéo dài, việc tìm ra cách làm tiêu hao kho tên lửa của Nga có ý nghĩa vô cùng quan trọng với lực lượng Ukraine, vốn lép vế hơn về nhiều mặt.
Các quan chức quốc phòng Mỹ nhận định, kho tên lửa dẫn đường chính xác của Nga đang ở mức thấp và việc Mỹ hạn chế xuất khẩu vi mạch đang gây khó khăn cho Nga trong việc bổ sung kho đạn dược của mình, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách chính sách Colin Kahl nhận định hồi đầu tháng này.
Một lợi thế khác khi Ukraine sử dụng các mô hình vũ khí là chúng khiến Nga phải hành động thận trọng hơn, cũng như di chuyển các kho đạn dược và bốt chỉ huy của mình ra xa tiền tuyến hơn để nằm ngoài tầm bắn của HIMARS.
"Việc tái tổ chức các nguồn lực sẽ làm suy giảm khả năng của Nga trong việc tập trung pháo binh - một chiến thuật mà họ từng áp dụng để đạt được thành quả ở phía Đông Ukraine", George Barros - nhà nghiên cứu quân sự thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh - một think tank có trụ sở ở Washington đánh giá.
Mỹ đẩy mạnh sản xuất tên lửa HIMARS cho Ukraine Mỹ đang tăng tốc sản xuất Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS) để chuyển cho Ukraine. Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao M142 (HIMARS) khai hỏa trong cuộc tập trận quân sự "Sư tử châu Phi" của Mỹ ở tây nam Maroc ngày 30/6/2022. Ảnh: AFP Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ William LaPlante cho biết...