Putin kể việc con gái tiêm vaccine Covid-19
Putin cho biết con gái ông tự quyết định tiêm vaccine Covid-19 do Nga phát triển như một tình nguyện viên mà không hỏi trước ý kiến ông.
“Con gái tôi là một người trưởng thành. Con bé chỉ nói rằng đã quyết định như vậy”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 24 hôm qua, đề cập đến việc một trong hai con gái của ông đã tiêm vaccine Covid-19 mang tên Sputnik V do Nga sản xuất.
Putin cho hay con gái ông quyết định tiêm hai mũi vaccine Sputnik V “với tư cách một tình nguyện viên”. “Nó đã tham gia vào thử nghiệm”, ông giải thích.
Tổng thống Nga khẳng định việc tiêm chủng không gây ra nhiều tác dụng phụ với con gái ông. Theo lời kể của ông chủ Điện Kremlin, thân nhiệt của con gái ông vào ngày đầu tiên sau khi tiêm là 38,4 độ C, ngày tiếp theo là hơn 37 độ C. Cô được tiêm mũi thứ hai, cũng là mũi cuối cùng, sau đó 21 ngày và tình hình sức khỏe bình thường.
“Con gái tôi tiếp xúc với rất nhiều người. Điều quan trọng là con bé cần cảm thấy an toàn để làm việc như bình thường”, Putin cho hay.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc phỏng vấn với Rossiya 24 hôm qua. Ảnh: Kremlin.
Sputnik V được Nga đăng ký hôm 11//8, trở thành loại vaccine Covid-19 đầu tiên giúp tạo “hệ miễn dịch bền vững” trên thế giới. Trong cuộc phỏng vấn hôm qua, Putin một lần nữa nhấn mạnh Sputnik V đã trải qua cả giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng trên động vật và các tình nguyện viên.
“Các chuyên gia của chúng tôi giờ đây chắc chắn vaccine này giúp mang lại hệ miễn dịch bền vững, sản sinh kháng thể, như trường hợp của con gái tôi. Nó vô hại. Tạ ơn Chúa, con gái tôi cảm thấy khỏe”, ông nói.
Putin còn cho biết vaccine Covid-19 thứ hai của Nga, do trung tâm khoa học Vector phát triển, sẽ được đăng ký vào tháng sau, cạnh tranh với Sputnik V. Ông bày tỏ hy vọng cả hai loại vaccine đều an toàn, hiệu quả như nhau.
Nga hiện ghi nhận hơn 980.000 ca nhiễm nCoV, trong đó gần 17.000 người chết, là vùng dịch lớn thứ tư thế giới. Bên cạnh việc ca ngợi cách giới chức Nga xử lý đại dịch, giúp tỷ lệ tử vong được giữ ở mức tối thiểu và hạn chế tác động tới nền kinh tế, Putin kêu gọi người dân tự giác giữ ý thức để ngăn virus lây lan.
“Chúng ta càng duy trì tốt các quy tắc thì càng sớm có thể trở lại cuộc sống bình thường”, ông cho hay.
Nga sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 trên 40.000 người
Nga đang tiến hành thử nghiệm Giai đoạn ba với vaccine Sputnik V trên ít nhất 2.000 người và chuẩn bị thử nghiệm diện rộng với 40.000 người.
"Đợt thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả, khả năng tạo miễn dịch và độ an toàn của vaccine Sputnik V sẽ bắt đầu tại Nga từ tuần sau, với sự tham gia của 40.000 người tình nguyện thuộc những nhóm nguy cơ khác nhau tại hơn 45 trung tâm y tế", Arseniy Palagin, thư ký báo chí Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), tổ chức hỗ trợ tài chính cho Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, cho biết trong cuộc họp báo trực tuyến tối 20/8.
Đại diện RDIF thêm rằng thử nghiệm Giai đoạn ba đã được tiến hành trên 2.000 người tại Nga từ ngày 12/8, một ngày sau khi vaccine Sputnik V được Bộ Y tế Nga cấp phép.
Hai liều của vaccine Sputnik V. Ảnh: RDIF.
Sputnik V do Viện Gameleya phát triển, là vaccine đầu tiên trên thế giới được chính phủ phê duyệt và đưa vào sản xuất, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia huy động kinh phí và công sức nghiên cứu chưa từng có để gấp rút ra mắt loại vaccine có thể bảo vệ hàng tỷ người trên thế giới.
Nga, Mỹ và Trung Quốc là những nước dẫn đầu "cuộc chạy đua" sản xuất vaccine Covid-19 đầu tiên. Theo dữ liệu dự thảo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tuần qua, hiện có 29 loại vaccine đang được đánh giá lâm sàng.
Tuy nhiên, nhiều nước phương Tây cho rằng Nga đã "đốt cháy giai đoạn" trong quá trình phát triển vaccine và cấp phép cho Sputnik V trước khi tiến hành thử nghiệm Giai đoạn ba trên hàng nghìn người.
Thử nghiệm lâm sàng, hay thử nghiệm Giai đoạn ba, là bước thử nghiệm quan trọng trên quy mô lớn. Quá trình này đòi hỏi một tỷ lệ người tham gia nhất định được tiêm vaccine để theo dõi hiệu quả cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra, thường được coi là tiền đề cần thiết giúp vaccine được cơ quan quản lý chấp thuận.
Trước những cáo buộc của các nước phương Tây, các quan chức Nga, trong đó có Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko, khẳng định những hoài nghi về vaccine này là vô căn cứ.
"Chúng tôi đã chứng kiến một số quốc gia tiến hành chiến tranh thông tin chống lại Nga, nhưng phần lớn các nước đều muốn tìm hiểu về cơ chế hoạt động của loại vaccine này. Chúng tôi không muốn chính trị hóa vaccine, càng có nhiều loại vaccine thì nhân loại càng được hưởng lợi", giám đốc điều hành RDIF Kirill Dmitriev nói trong cuộc họp báo hôm nay.
Giới chức Nga cho hay khoảng 20 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm về vaccine Covid-19 của họ, đồng thời Moskva đã nhận được đơn hàng chế tạo khoảng một tỷ liều vaccine.
Tuy nhiên, Aleksander Gintsburg, giám đốc Viện Gameleya, lưu ý vaccine Sputnik V sẽ không được lưu hành rộng rãi trước tháng 1/2021 vì phải mất 4-5 tháng để theo dõi thêm hiệu quả cũng như phản ứng phụ có thể xảy ra.
Các nước chạy đua ký "hợp đồng đặt cọc" khiến vaccine Covid-19 sốt giá Cuộc đua tìm kiếm cũng như sở hữu vaccine Covid-19 ngày càng kịch tính đang tạo nên cơn sốt giá và đặt câu hỏi về mức độ an toàn, hiệu quả của vaccine. Kể từ sau khi Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngừa Covid-19 mang tên Sputnik V, cuộc đua tìm kiếm cũng như sở...