PTT Vũ Đức Đam: Thống kê toàn bộ biên chế và dự báo nhu cầu giáo viên
Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, sáng 29/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu một số việc cần làm ngay trong nhiều lĩnh vực. Đối với giáo dục, Phó Thủ tướng yêu cầu thống kê toàn bộ biên chế và dự báo nhu cầu giáo viên ở tất cả các môn học, cấp học, lớp học…
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam
Cụ thể, Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố chỉ đạo sở Nội vụ, sở GD&ĐT thống kê toàn bộ biên chế và dự báo nhu cầu giáo viên ở tất cả các môn học, cấp học, lớp học để cùng với Bộ GD&ĐT đổi mới căn bản đào tạo giáo viên sư phạm, bảo đảm “đủ giáo viên, không để thừa, thiếu cục bộ”.
“Các trường học cần tập trung vào công tác dạy người, cụ thể là những việc như chào cờ, tập thể dục, vệ sinh trường lớp, lễ phép chào hỏi” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 27/12, tại hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đã đến lúc, ngành sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng, đây vừa là trách nhiệm chính trị vừa là trách nhiệm xã hội. Để làm được điều đó, không có cách gì khác là phải đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và yêu cầu chất lượng.
Theo Bộ trưởng, nhu cầu đó cần xuất phát từ việc rà soát đội ngũ của từng địa phương, đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo. Về việc này, Bộ sẽ có trách nhiệm cùng làm việc với các địa phương để có giải pháp cụ thể. Từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ giao chỉ tiêu cho các trường dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra.
“Chúng ta thống nhất rằng từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đối với việc khắc phục tình trạng dư thừa giáo viên những năm trước để lại, Bộ trưởng cho rằng, đây là việc chưa thể khắc phục ngay nhưng phải làm từng bước. Trong đó, các trường sư phạm cần chủ động nắm bắt nhu cầu thực tiễn các địa phương để xây dựng các chương trình đào tạo chuyển đổi sao cho phù hợp.
Theo Dân Trí
Năm 2018, điểm đầu vào sư phạm sẽ nằm trong top đầu?
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, các địa phương phải đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu phải bố trí việc làm cho sinh viên sự phạm
Bộ GD-ĐT vừa tổ chức hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm với sự tham dự của đại diện 30 trường đại học sư phạm, trường đại học có đào tạo sư phạm và trường cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.
Đáng chú ý, về phương hướng công tác mở ngành đào tạo sư phạm năm 2018, Bộ GD-ĐT khẳng định từ năm 2018 đào tạo sư phạm phải gắn với nhu cầu sử dụng. Cụ thể, UBND các tỉnh thành xác định nhu cầu nhân lực sư phạm trong các giai đoạn trung và dài hạn, xây dựng kế hoạch đặt hàng, tuyển dụng và phân công công việc sau khi đào tạo. Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm theo cơ chế đặt hàng dựa trên cơ sở nhu cầu của địa phương và năng lực của cơ sở đào tạo.
"Đã đến lúc, ngành sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng, đây vừa là trách nhiệm chính trị vừa là trách nhiệm xã hội", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Nhu cầu đó cần xuất phát từ việc rà soát đội ngũ của từng địa phương, đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo. Bộ GD-ĐT sẽ có trách nhiệm cùng làm việc với các địa phương để có giải pháp cụ thể.
Từ năm 2018, Bộ sẽ chỉ giao chỉ tiêu cho các trường dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra. "Từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Bộ GD-ĐT sẽ trình Chính phủ đề án tái cấu trúc các trường sư phạm.
Để có căn cứ cho quá trình triển khai bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, Bộ GD-ĐT sẽ sớm ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giảng viên sư phạm... Sau khi có chuẩn sẽ có phương án để bồi dưỡng hoặc thay thế giáo viên. Việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên sẽ được làm theo hình thức cuốn chiếu, không làm ồ ạt và chú trọng phương pháp đào tạo trực tuyến.
Theo SGGP
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm là một sự lãng phí lớn Từ xưa đến nay thực tế chứng minh, khi nhu cầu giáo viên lớn thì "giá" của sinh viên sư phạm tăng lên. Còn vừa rồi sinh viên không vào sư phạm là vì... Miễn học phí cho sinh viên sư phạm là một sự lãng phí lớn (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn) Tại hội thảo khoa học Tác động chính sách miễn...