PTT Vũ Đức Đam: Bộ trưởng GD&ĐT không quyết định được lương giáo viên
‘Cần thông cảm cho ngành giáo dục, ngay cả Bộ trưởng GD&ĐT cũng không có thẩm quyền quyết định lương, biên chế giáo viên, trường lớp’, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng nay (12/8), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ với kiến nghị của các địa phương và khẳng định mục tiêu tuyển đủ giáo viên là chính đáng. “Tuy nhiên, cần thông cảm cho ngành giáo dục, ngay cả Bộ trưởng GD&ĐT cũng không có thẩm quyền quyết định một số điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục như lương, biên chế, trường lớp”, ông nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.
Theo Phó Thủ tướng, xã hội luôn quan tâm tới giáo dục, đó là điều may mắn nhưng cũng đi kèm nhiều áp lực. Mỗi người đều có trải nghiệm giáo dục cá nhân, nên đều muốn tiếng nói của mình được lắng nghe. Tuy nhiên, giáo dục hay bất kỳ ngành nào, muốn thay đổi hay cải cách phải gắn với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước.
Để góp phần ngăn chặn việc thiếu, thừa giáo viên cục bộ, Phó Thủ tướng cho rằng Bộ GD&ĐT cần chuyển biến nhanh hơn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nắm chắc thống kê nguồn lực của ngành. “Nắm được rồi thì phải cập nhật, có bộ phận xử lý thông tin. Bộ làm sao phải biết từng địa bàn có bao nhiêu trường, lớp, giáo viên, rồi kết hợp với dữ liệu về dân cư sẽ biết chỗ nào thiếu, thừa giáo viên, từ đó mới quy hoạch được”, ông Đam nói.
Tính đến hết năm học 2020 – 2021, cả nước thiếu hơn 94.700 giáo viên, chủ yếu là giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới và giáo viên mầm non các tỉnh vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cả nước cũng thừa cục bộ hơn 10.300 giáo viên ở từng cấp học.
Địa phương thiếu giáo viên
Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương cho biết, tỉnh hiện có 742 trường học (393 trường công lập, 349 trường ngoài công lập) với tổng số 527.102 học sinh các cấp học từ mầm non đến THPT, tăng thêm gần 30.000 em so với năm học 2021 – 2022.
Số học sinh tăng lên, số giáo viên nghỉ việc cũng tăng khiến ngành GD&ĐT tỉnh này đối mặt với khó khăn, thiếu trầm trọng người dạy. Dự kiến năm học tới, toàn tỉnh thiếu 3.102 giáo viên, nhiều nhất là giáo viên khối THCS với 1.305 người, cấp tiểu học cần 1.207 người, THPT cần 118 giáo viên, còn khối mầm non thiếu 465 giáo viên.
Video đang HOT
Về vấn đề thiếu giáo viên, Sở GD&ĐT đã và đang tham mưu cho UBND tỉnh tuyển dụng thêm biên chế hoặc ký hợp đồng giáo viên để giải quyết tạm thời bài toán thiếu giáo viên. Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT có chính sách đặc thù cho tỉnh để thu hút được thêm giáo viên, phục vụ đủ số học sinh tăng thêm mỗi năm.
Đại diện Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng cho biết, năm học 2021 – 2022, tỉnh thiếu 8.968 giáo viên. Đến năm học 2022 – 2023, sẽ thiếu 10.276 giáo viên các cấp học (tỷ lệ thiếu 19%) theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Do đó, đại diện Sở GD&ĐT Thanh Hóa đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT phối hợp với các ngành liên quan, giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng học sinh tăng, số lớp tăng.
Tỉnh cũng kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành xem xét lại chính sách thực hiện giảm biên chế (mỗi năm 2%) là không phù hợp với thực trạng biên chế sự nghiệp của tỉnh, đặc biệt là với ngành giáo dục.
Ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết năm vừa qua tỉnh tuyển bổ sung được khoảng 2.800 giáo viên. Tuy nhiên, với nhu cầu khoảng 8.000, năm học 2022-2023 sắp tới, Nghệ An vẫn thiếu trên dưới 6.000 giáo viên. Ông đề nghị Bộ GD&ĐT, Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ khó khăn trên.
Ngày 2/8, Bộ đã gửi công văn tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo quyết định về biên chế các cơ quan đảng, mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị giai đoạn 2022-2026.
Theo quyết định này, Bộ Chính trị giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn 2022-2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương khẩn trương tổ chức tuyển dụng, trong đó ưu tiên tuyển giáo viên các môn học mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và ưu tiên tuyển giáo viên mầm non cho các trường ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Năm học vừa qua ngành GD đạt nhiều kết quả, điều trăn trở nhất vẫn là đội ngũ GV
Mạng lưới trường lớp, điều kiện CSVC, thiết bị dạy học đã được tăng cường đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.
Sáng nay 12/8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.
Nỗ lực bảo đảm hoạt động giáo dục không bị "đứt gãy"
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2021-2022, cả nước tiếp tục triển khai . Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành. Nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục không thể tiến hành theo đúng kế hoạch.
Trong bối cảnh đó, ngành Giáo dục đã linh hoạt ứng phó, chuyển trạng thái hoạt động, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp và hoàn thành mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.
Ảnh minh họa: Hoài Ân
Sau 2 năm phải tổ chức chia làm 2 đợt do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã được tổ chức trong 1 đợt duy nhất, đảm bảo nghiêm túc và an toàn. Đây cũng là năm đầu tiên thí sinh đang học lớp 12 thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức trực tuyến trên hệ thống quản lý thi.
Kết quả phân tích phổ điểm cho thấy đề thi có sự phân hóa phù hợp bảo đảm khách quan để xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, tuy nhiên các địa phương đã chủ động, tích cực triển khai Chương trình Giáo dục mầm non; tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường. Kết quả, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 713/713 đơn vị cấp huyện (100%) duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Năm học 2021-2022, cả nước thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, trong đó triển khai dạy học trực tiếp đối với lớp 2 và lớp 6; Danh mục sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 cũng đã được thông qua nhằm thực hiện đúng lộ trình Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những điều chỉnh liên quan tới môn Lịch sử để có sự phù hợp. Theo đó, môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thiết kế bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn; chuyển môn Lịch sử trong nhóm khoa học xã hội thành phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/lớp/năm học.
Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022, với 37/39 thí sinh đạt giải, trong đó có 01 thí sinh đạt điểm tuyệt đối.
Nhằm phát triển theo hướng hệ thống giáo dục đại học mở, công bằng, bình đẳng, chất lượng, hiệu quả,... năm học 2021-2022 tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả trong thực hiện tự chủ đại học. Chất lượng giáo dục đại học có những cải thiện rõ rệt, cụ thể năm 2021, 05 cơ sở giáo dục đại học lọt vào tốp đại học tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín. Văn hóa kiểm định gắn với chất lượng đào tạo đã bước đầu hình thành ở các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học.
Các địa phương tiếp tục chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tính đến nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (theo Luật Giáo dục 2019), cấp mầm non là 91,7%; tiểu học là 74,8%; trung học cơ sở là 86,1%; trung học phổ thông là 99,9%.
Ngoài ra, năm học vừa qua, toàn ngành tiếp tục tăng cường chuyển đổi số và đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng hạ tầng học tập quốc gia; xây dựng kho học liệu số; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học trực tuyến, trên truyền hình và kiểm tra, đánh giá trong bối cảnh dịch Covid-19.
Đội ngũ giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong năm học vừa qua.
Cụ thể, các quy định, hướng dẫn của Bộ triển khai việc dạy và học trong bối cảnh dịch Covid-19 còn mang tính ứng phó tạm thời, chưa thực sự chủ động. Nhiều địa phương thiếu trang thiết bị học trực tuyến, đường truyền internet không ổn định, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy, học. Thời gian dạy học trực tuyến kéo dài trong bối cảnh các điều kiện thực hiện còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của học sinh,...
Tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với trung học phổ thông khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2022 - 2023.
Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã được tăng cường đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc triển khai, thực hiện tự chủ đại ở một số cơ sở đào tạo còn chậm, lúng túng, đặc biệt là vấn đề thành lập hội đồng trường, quan hệ giữa hội đồng trường với đảng ủy và ban giám hiệu, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài chưa được giải quyết tại một số đơn vị.
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên còn chưa chủ động, kịp thời; công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng 30 phòng, chống bạo lực, bắt nạt, xâm hại trẻ em, học sinh, sinh viên khi học tập trực tuyến và sử dụng môi trường mạng còn chưa thực sự hiệu quả.
Kết luận của 2 Phó Thủ tướng về học phí và sách giáo khoa Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về học phí phổ thông và SGK. Sẽ sử dụng ngân sách nhà nước mua SGK phổ thông cho học sinh mượn sử dụng Sau khi nghe báo cáo của Bộ GD-ĐT, ý kiến của các...