“PR đen” giúp chính khách hạ gục đối thủ
“ PR đen” xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại, khi nhà cầm quyền tiến hành các trò chơi chính trị. Đối với việc tung ra loại “vũ khí” không có giới hạn này, nhà báo đóng một vai trò đáng kể.
Ngay từ khi cuộc đua giành ghế Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ mới chuẩn bị bắt đầu, các chiêu trò PR đen cũng rục rịch khởi động. Mới đây nhất, các chi tiết bí mật trong đời tư của đương kim Tổng thống Mỹ bị phơi bày trên báo chí Mỹ. Tạp chí Vanity Fair vừa xuất bản câu chuyện của tình nhân Barack Obama, nữ công dân Australia Genevieve Cook.
Hình ảnh của Obama và người tình xưa cũ Genevieve Cook trên tờ Vanity Fair.
“Lạnh lùng và cứng rắn ngoài đời”, nhưng “tế nhị và run rẩy trên giường”, Genevieve Cook đã nhận xét như vậy về Barack Obama. Bà và Tổng thống đương nhiệm Mỹ gặp nhau tại New York vào năm 1983. Tạp chí Vanity Fair khẳng định rằng tiết lộ của bà là trích đoạn từ cuốn sách sắp tới của David Maraniss “Barack Obama: Chuyện đời”.
Video đang HOT
Nói chung, Obama không bao giờ che giấu rằng ông là người đa tình. Tuy nhiên, ông nói, tất cả mọi thứ thay đổi kể từ năm 1989, khi ông gặp Michelle – người vợ tương lai của mình, người mà ông đã cưới năm 1991. Giám đốc Viện Giám định chính trị Quốc tế Evgeny Minchenko cho rằng bài viết không gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến danh tiếng của Obama. Các đối thủ của Obama trong cuộc chạy đua tranh chức tổng thống, đảng viên Đảng Cộng hòa, còn bị ném đá nghiêm trọng hơn nhiều.
Trong những năm gần đây, chiến dịch bôi nhọ nhau đã trở nên ngày càng phổ biến giữa các thành viên tranh cử tại rất nhiều quốc gia, không chỉ riêng gì Mỹ. Ở phía bên kia đại dương, cuộc chiến tương tự cũng diễn ra không kém phần khốc liệt. Trước vòng bầu cử tổng thống thứ hai, các phương tiện truyền thông Pháp đưa ra cho độc giả thưởng thức các hành động nghi vấn của Nicolas Sarkozy. Tất cả mọi thứ được phơi bày trên mặt báo: Từ chuyện dường như con trai Muammar Gadhafi, tài trợ cho chiến dịch bầu cử đầu tiên của tổng thống Pháp, cho đến những giao dịch vũ khí.
Và điều này đúng hay sai là không quan trọng, Phó Chủ tịch Trung tâm Công nghệ Chính trị của Nga Sergei Mikheyev cho biết: “Bất kỳ một thông tin tương tự nào đó được đưa ra, người ta sẽ mổ xẻ đến mức tối đa. Và sau đó, ngay cả khi anh phản bác lại được, không có ai quan tâm đến chuyện đó nữa. Hiệu quả đầu tiên được kích hoạt ngay cả khi đó là chuyện dối trá tuyệt đối. Thậm chí nếu anh thắng kiện tại tòa án, và sau đó báo chí viết lời cải chính, điều đó không còn có thể hoàn toàn từ bỏ tác động tiêu cực”.
“PR đen” chỉ có một giới hạn duy nhất, giống như trong chiến tranh hạt nhân: Không ném đá kẻ thù, nhưng luôn luôn phải sẵn sàng đáp trả. Vì vậy, công cụ chiến lược “PR đen” phải được sử dụng đúng liều lượng. Và pháp luật không hề có trở ngại nghiêm trọng nào trong việc phỉ báng đối thủ cạnh tranh.
Các chuyên gia cho rằng vu khống đối thủ là một phần bắt buộc của PR. Các mánh khóe được sử dụng là vụ ám sát, tội ngoại tình, giao dịch có vấn đề. Theo các nhà phân tích, trong chiến dịch quảng cáo tranh cử, “PR đen” chiếm đến 70% của tổng số hoạt động tuyên truyền. Và thật đáng tiếc, cho đến nay, chưa có ai phát minh ra thuốc giải độc cho “công việc sáng tạo” như vậy.
Theo Dân Việt
Nhật Bản phái tàu công vụ bảo vệ nghị sĩ ra đảo Senkaku
Ngoài 6 nghị sĩ còn có hơn 30 chính khách, nhà hoạt động chính trị Nhật Bản, quan chức quận Okinawa, thủ đô Tokyo và các thành viên hiệp hội nghề cá, các tổ chức xã hội Nhật Bản, tổng cộng trên 120 người với 14 chiếc tàu cá tham gia.
Tờ Bắc Kinh buổi sáng hôm nay 11/6 đưa tin, hôm qua 10/6 một phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản đã ra khu vực đảo Senkaku đang có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông với tên gọi đảo Điếu Ngư để thị sát, khẳng định chủ quyền.
6 nghị sĩ Nhật Bản đã có mặt, chụp ảnh, tham gia hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá tại vùng biển xung quanh đảo Senkaku, đồng thời gham gia thi câu cá - một hoạt động được tổ chức bởi các nhân sĩ Nhật Bản kêu gọi bảo vệ chủ quyền của Tokyo đối với nhóm đảo này.
6 nghị sĩ Nhật Bản ra đảo Senkaku (ảnh: Kyodo News)
Ngoài 6 nghị sĩ còn có hơn 30 chính khách, nhà hoạt động chính trị Nhật Bản, quan chức quận Okinawa, thủ đô Tokyo và các thành viên hiệp hội nghề cá, các tổ chức xã hội Nhật Bản, tổng cộng trên 120 người với 14 chiếc tàu cá tham gia.Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay, lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phái tàu công vụ đi cùng để đảm bảo an toàn cho phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản ra Senkaku.
Chuyến thị sát và triển khai cuộc thi câu cá trên biển Hoa Đông gần đảo Senkaku được khởi động bởi một cựu quan chức Nhật Bản, cựu Tư lệnh không quân thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản và tổ chức "Cố lên Nhật Bản" do ông làm hội trưởng khởi động.
Máy bay Cục phòng vệ Nhật Bản xua đuổi tàu Ngư chính 201 khi tàu này tiến gần khu vực nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư (ảnh: Hoàn Cầu thời báo)
Phản ứng về động thái này của phía Nhật Bản, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Lưu Vị Dân nhắc lại lập trường, đảo Điếu Ngư là một bộ phận lãnh thổ "không thể tranh cãi" của Trung Quốc và Bắc Kinh kiên quyết phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của phía Nhật bản.Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo trên biển Hoa Đông vốn tồn tại tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh lâu nay vẫn là tiêu điểm gây sóng gió trong quan hệ song phương giữa hai cường quốc Đông Á. Trong khi chính quyền Tokyo đang tổ chức quyên góp tiền mua lại đảo Senkaku thì phía Trung Quốc phái tàu Ngư chính tuần tra thường xuyên hơn tại khu vực này.
Theo GDVN
Đam mê sắc dục, chính khách thân bại danh liệt "Anh hùng khó qua ải mỹ nhân" nên việc các chính khách tài năng say mê mỹ nữ là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, việc đam mê sắc dục đến mức không kiểm soát được bản thân đã khiến cho nhiều chính khách phải chịu những kết cục cay đắng nhất: đánh mất tất cả từ sự nghiệp, danh vọng, tiền...